Các khu vui chơi đông nghịt, bãi giữ xe “chặt chém” khách
Trong mấy ngày nghỉ Quốc giỗ, các điểm vui chơi giải trí ở Hà Nội đông nghịt người, cùng với đó là các bãi giữ xe tự phát mọc lên tha hồ “ chặt chém” khách.
Chỗ nào cũng đông
Ngay từ sáng sớm ngày 31.3, dòng người ùn ùn đổ về các địa điểm vui chơi, giải trí như Văn Miếu – Quốc Tử giám, công viên Thống Nhất, vườn thú Thủ Lệ…
Vườn thú Thủ Lệ đông kín khách ngay từ sáng sớm.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám lượng người vào tham quan cũng khá đông.
Các nhân viên bán vé tại vườn thú Thủ Lệ không chút nghỉ tay do lượng khách mua vé tham quan quá đông. Một nhân viên bán vé cho biết: “sáng nay lượng khách đến công viên tăng vọt, lượng vé bán ra không kịp”.
Công viên Thống Nhất, lượng người đổ về đây cũng rất đông. Các khu vui chơi giải trí trong công viên luôn bị vây kín bởi lượng người quá đông.
Tại Văn Miếu – Quốc Tủ Giám lượng người cũng ngùn ngụt đổ về ngay từ sáng sớm. Do đây cũng là điểm đến ưa thích của nhiều người và trong những ngày này tại Quốc Tử Giám còn có chương trình triển lãm nghệ thuật tranh thêu len của nữ họa sỹ trẻ Nguyễn Thị Hồng Vân đã khiến cho giới trẻ và những người yêu nghệ thuật tranh thêu rất hứng thú đến chiêm ngưỡng khá đông. Tại quầy bán vé luôn nườm nượp người xếp hàng dài. Do có lực lượng bảo vệ tình trạng chen lấn, xô đẩy để được vào mua vé không tái diễn.
Bãi xe tự phát thoải mái “chặt chém”
Do lượng người đổ vào các địa điểm vui chơi giải trí đông đúc nên các bãi gửi xe tại đây rơi vào tình trạng quá tải. Lợi dụng tình hình đó, nhiều bãi gửi xe tự phát “mọc” lên và thoải mái ” chặt chém” khách tham quan.
Video đang HOT
Các bãi gửi xe tự phát mọc lên ở ngay cổng lối vào công viên Thủ Lệ
Khu vực vườn thú Thủ Lệ, các bãi gửi xe chật kín ngay từ đầu giờ sáng. Khách đến tham quan được chỉ dẫn vào các bãi xe tự phát trong ngõ hoặc để trên vỉa hè. Giá vé ngày thường chỉ có 2.000 đồng/ xe đạp, 3.000 đồng/ xe máy nhưng những ngày được tăng lên mức 5.000 đồng/ xe đạp, 10.000 đồng/ xe máy. Không những thế, các bãi gửi xe tự phát năm nay còn được dựng lên ngay trong khu di tích lịch sử đền Voi Phục, rất mất mỹ quan.
Trên nhiều tuyến đường quanh các địa điểm vui chơi, các bãi gửi xe còn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây ách tắc giao thông, mất an ninh trật tự.
Anh Đông (Thường Tín, Hà Nội) đưa gia đình đến công viên Thủ Lệ chơi rất bức xúc: “Tôi đã đến đây nhiều lần vào các ngày lễ rồi, mà lần nào cũng chứng kiến cảnh các bãi gửi xe tự phát mọc ra để chặt chém, mà sao các cơ quan chức năng vẫn làm ngơ để tình trạng này tiếp diễn, thật khó hiểu ?”.
Theo Lao Động
Hà Nội: Xe "dù", bến "cóc"... lộng hành dịp nghỉ lễ
Như đến hẹn lại tới, trong những ngày này nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ tăng cao vì thế trên nhiều tuyến đường của Thủ đô "xe dù", "bến cóc" lại ngang nhiên lộng hành.
Bát nháo xe "dù"...
Theo khảo sát của PV Laodong.com.vn cho thấy, trên các tuyến đường như: Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Xiển, Giải Phóng, Ngọc Hồi,... tình trạng "xe dù" lại được dịp "bùng phát".
Xe dù tung hoành trên đường Nguyễn Xiển. (ảnh: Đạt Lê).
Trên tuyến Nguyễn Xiển, trong chiều 30, sáng 31.3 ngay khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến, rất nhiều người dân đứng tụ tập bên đường bắt khách. Khoảng 5 - 10 phút, lại có một xe khách chạy qua, từng tốp người lại nháo nhác tràn xuống đường bắt xe.
Những "xe dù" cũng tranh thủ dịp nghỉ lễ để hoạt động với tần xuất lớn. Nhiều xe tuyến Mỹ Đình - Thái Bình, Nam Định, Nghệ An,... chạy dọc tuyến đường vành đai 3 với tốc độ "rùa bò" để bắt khách. Cụ thể, các xe ô tô mang BKS 17K - 8698; 30V- 0110; 29B - 004.27;... mặc sức bắt khách dọc đường mà không hề thấy lực lượng chức năng xử lý (?!)
Bị "xe dù" mang BKS 30V - 7290 (chạy tuyến Mỹ Đình - Nội Bài - Bắc Ninh - Bắc Giang) chèn ép xe máy vào lề đường, chị Nguyễn Thị Mai (ở Thanh Xuân, Hà Nội) bức xúc: "Nếu cứ để các xe dù bắt khách dọc đường không gây tai nạn mới là lạ. Nạn xe dù từ bao nhiêu năm nay đâu vẫn hoàn đấy. Tôi cho rằng lực lượng CSGT, Thanh tra giao thông cũng chỉ kiểm tra lấy lệ".
Loay hoay đợi xe ở bến xe Giáp Bát, em Bùi Thị Hà (sinh viên Đại học Hà Nội) cho biết: "Bình thường vào bến mua vé chỉ 80.000đ, tuy nhiên hôm nay quá đông nên bọ em lên xe đi luôn với giá100.000đ để về quê. Nếu có đợi thì không biết đến bao giờ mới về được nhà".
Trên đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, tình trạng "xe dù" bắt khách dọc tuyến khá dày đặc. Mặc dù trên xe đã ken cứng người nhưng các "lơ" xe vẫn cố "kiếm thêm" bằng cách bắt khách rồi nhồi nhét trên xe.
Thoả sức "chặt chém"
Bác Trần Văn Hưng (ở Tam Nông, Phú Thọ) chia sẻ: "Được nghỉ 3 ngày, tôi cùng đứa cháu về quê chơi nhân dịp Lễ hội Đền Hùng. Ra đến bến thấy đông quá đợi mãi nên ra đường bắt xe. Ai ngờ, họ cứ chạy long vòng bắt khách, nhồi nhét không còn đứng được. Vì vậy, cả 2 chú cháu tôi đành xin xuống xe".
Phía bên trong bến Mỹ Đình, lượng khách đổ về ngày một đông. Lợi dụng sự quá tải, các cò xe luôn mồm "chèo kéo" khách lên xe. Nhiều hành khách không thể chen chân mua vé, vì vội về quê nên đành chấp nhận lên xe về quê với giá đắt hơn 20 - 30 ngàn đồng.
Các xe dù lợi dụng dịp nghỉ lễ để "chặt chém" hành khách. (ảnh: Đạt Lê).
Theo một số hành khách cho biết: Giá vé từ Hà Nội đến đền Hùng thường ngày chỉ 60.000 đồng, nhưng những ngày này xe nào cũng bảo nhau tăng lên 80.000 - 100.000đ. Tuy nhiên, trong ngày này có chịu "chém" nhưng không phải ai cũng bắt được xe...
"Tình trạng tăng giá vé, nhồi nhét có thể gặp ở bất cứ xe nào trên tuyến này. Các nhà xe vẫn qua mắt CSGT nhờ tài xế điện thoại thông báo cho nhau. Khi tới điểm xử lý của công an, nhà xe thường bắt khách cúi đầu xuống, thả khách giữa chặng đường đi bộ một đoạn". - Bác Trần Văn Hưng cho biết.
Đứng đợi xe về Hải Phòng tại khu vực chân cầu cạn Thanh Trì, cô Lê Thị Thơm phản ánh: "Cứ vài phút lại có xe nhưng nhà xe thét giá cao quá. Mọi khi tôi đi chỉ mất có 65.000 - 70.000đ thì nay họ đòi 80.000 - 90.000đ. Bản thân tôi bị bệnh khó thở, người thì như nêm trên xe, giá lại cao nên tôi đành đợi con trai đi xe máy cùng về".
Tại đường Giải Phóng, Kim Đồng, tình trạng "xe dù" cũng trong cảnh tương tự. Đặc biệt là các đoạn đường từ Kim Đồng xuống tới cầu Thanh Trì rẽ ra đường cao tốc. Theo một số ít hành khách cho rằng, vào những ngày này, mua vé trong bến xe là giá vé cho toàn tuyến. Trong khi đó, hành khách xuống giữa chừng và để tiết kiệm tiền, họ chọn phương án bắt xe dọc đường vì có thể mặc cả giá với nhà xe.
Trước nạn "xe dù" lộng hành, chị Nguyễn Thị Hoa, một người tham gia giao thông trên đường Giải Phóng bức xúc: "Người dân vẫn chưa có thói quen mua vé trong bến mà đứng ngay dọc đường bắt xe. Như vậy là tạo cơ hội cho các nhà xe thoả sức "chặt chém". Nguy hiểm hơn là gây mất an toàn giao thông mỗi khi nhà xe "tấp" vào đường tranh giành khách".
Một số hình ảnh xe "dù", bến "cóc" tung hoành trên đường phố Hà Nội do PV Laodong.com.vn ghi lại:
Bến "cóc" tại ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển.
Các xe "dù" ngang nhiên hoạt động.
Trên đường Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng các xe khách thoả sức bắt khách dọc đường.
Nhiều hành khách "tạo cơ hội" cho xe "dù" hoạt động.
Đường Giải Phóng, Kim Đồng, Ngọc Hồi,... xe "dù" cũng bát nháo.
Người tham gia giao thông kinh hãi trước cảnh bắt khách giữa đường có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào.
Trong khi đó, chỉ số ít xe "dù" bị kiểm tra.
Theo Lao Động
Sống trên quả "bom" xăng 12 giờ khuya, khi bảo vệ đóng cửa chung cư (CC) thì bãi giữ xe ở CC Ngô Tất Tố (P.19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) dường như không còn chỗ để... thở ( ảnh). Những hàng xe được xếp dày đặc, xe nọ nối xe kia, bãi giữ xe giờ chỉ còn lối đi nhỏ vừa đủ để dắt một chiếc xe ra. Rất...