Các khu phức hợp sản xuất tôm giống công nghệ cao Việt Úc tiếp tục đạt chức nhận ATDB
Theo các chuyên gia đầu ngành, chất lượng đầu vào của tôm giống quyết định trên 50% tỉ lệ thành công của một vụ nuôi.
Để tăng trưởng nhanh hơn thì đầu tiên, tôm giống phải hoàn toàn sạch bệnh, đề kháng mạnh hơn, thích nghi tốt hơn. Từ đó đầu con đạt hơn và sản lượng cuối vụ được ổn định.
Cam kết đồng hành cùng thành công với người nuôi tôm Việt Nam và theo đuổi xuyên suốt định hướng “ Công nghệ cao bền vững”, các Khu phức hợp sản xuất tôm giống của Việt Úc đã có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất, công nghệ, môi trường được kiểm soát nghiêm ngặt về dịch bệnh. Mục tiêu cuối cùng là cung cấp cho thị trường con giống chất lượng, hoàn toàn sạch bệnh để bà con an tâm hơn khi thả nuôi.
Nhờ vậy, Việt Úc đã liên tục nhận được các chứng nhận An Toàn Dịch Bệnh (ATDB) từ Cục Thú Y. Gần nhất là các Khu phức Hợp Sản Xuất Tôm giống công nghệ cao tại Ninh Thuận và tại Cà Mau nhận được vinh dự này trong đầu năm 2022.
Việt Úc Cà Mau được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh và động vật
2 mục tiêu chính mà chứng nhận ATDB hướng đến, đó là:
Thứ nhất, Tổ chức phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi
Thứ hai, Xây dựng thành công các vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh (ATDB) để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
Video đang HOT
Các khu phức hợp sản xuất tôm giống công nghệ cao Việt Úc tiếp tục đạt chức nhận ATDB
Để đạt được Chứng nhận an toàn dịch bệnh cho một địa điểm sản xuất hoàn toàn không dễ dàng, nếu không muốn nói là thách thức lớn vì những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe về:
Nguồn nhân lực có chuyên môn, kiến thức và được đào tạo/ tập huấn về an toàn sinh học do Cục thú y hoặc cơ quan được ủy quyền cấp
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và công nghệ sản xuất đảm bảo không có nguy cơ ô nhiễm, không có rủi ro lây nhiễm chéo hay nguy cơ xâm nhiễm mầm bệnh.
Việc quản lý thông tin, dữ liệu và tài liệu phục vụ truy xuất được đầy đủ nguồn gốc
Xây dựng và triển khai kế hoạch giám sát dịch bệnh đã được Cục thú y phê duyệt bao gồm các bệnh: 1) Đốm trắng, 2) Đầu vàng, 3) Hội chứng Taura, 4) Vi bào tử trùng và 5) Hoại tử gan tụy cấp.
Ví dụ, các khu phức hợp của Tập đoàn Việt Úc đã thực hiện lấy mẫu và xét nghiệm tất cả các tác nhận gây bệnh ở các khâu sản xuất định kỳ liên tục trong hơn 2 năm nhằm chứng mình không phát hiện bệnh nào trong số 5 loại bệnh nêu trong thời gian thực hiện giám sát.
Tính đến hiện tại, Việt Úc vinh dự trở thành Tập đoàn có đến 5 (năm) Khu Phức hợp đạt chứng nhận An toàn dịch bệnh (ATDB)
Các phòng xét nghiệm của Việt Úc có năng lực xét nghiệm các bệnh giám sát, đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 và đã được Bộ Nông nghiệp đánh giá, chỉ định xét nghiệm bệnh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Hiện tại ở Việt Nam có 9 phòng xét nghiệm PCR về bệnh tôm được tổ chức BoA cấp chứng nhận ISO/IEC17025:2005.
Đó là lí do tại sao rất hiếm công ty tôm giống tại Việt Nam thỏa mãn những tiêu chuẩn này.
Thế nhưng, tính đến hiện tại, Việt Úc vinh dự trở thành Tập đoàn có đến 5 (năm) Khu Phức hợp đạt chứng nhận An toàn dịch bệnh (ATDB) do Cục Thú Y chứng nhận.
Những Lô tôm giống Công nghệ cao VUS Leader 21 từ Khu Phức Hợp sản xuất tôm giống Việt Úc Cà Mau sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường
Nghề nuôi tôm không phải là đánh bài hay trò chơi may rủi. Khi chọn đúng tôm giống công nghệ cao VUS Leader 21 của Tập đoàn Việt Úc là người nuôi đã nhẹ đầu hơn, an tâm hơn vì tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, đề kháng mạnh hơn, thích nghi tốt hơn, đầu con đạt hơn. Tỉ lệ thành công và lợi nhuận cũng cao hơn rất nhiều.
Quý khách – Bà con Cần tư vấn về Tôm giống VUS Leader 21, tư vấn kỹ thuật, mô hình, công nghệ…hãy liên hệ: 0903 89 2468, đại diện thương mại của Việt Úc khắp các tỉnh thành hoặc truy cập: www.ChuyenGiaTom.com để được tư vấn
Khánh Hòa sẽ lên thành phố trực thuộc trung ương, có 3 vùng kinh tế trọng điểm
Chính phủ vừa có Nghị quyết về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Khánh Hòa sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030.
Theo Nghị quyết này, Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành thành phố trực thuộc Trung ương, phát huy tiềm năng và lợi thế biển, là đô thị thông minh, phát triển bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển và các lĩnh vực công nghiệp, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao,...
Tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Khánh Hòa là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc, ngang tầm khu vực châu Á; là hình mẫu của sự gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; là thành phố đáng sống, nơi nhân dân có mức sống cao ...
Ngoài ra, Chính phủ mong muốn đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người của Khánh Hoà sẽ đạt 104 triệu đồng/người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 65%; Con số này đến 2030 lần lượt là 189 triệu đồng và 70%.
Để đạt được các mục tiêu trên, Chính phủ giao các Bộ ngành liên quan và UBND tỉnh Khánh Hoà chú trọng lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm hiệu quả, thống nhất với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch không gian biển quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung.
Chính phủ giao lập mới và điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị phù hợp với Nghị quyết số 09-NQ/TW nhằm điều chỉnh không gian đô thị hợp lý, gắn với phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, miền, địa phương.
Theo đó, TP. Nha Trang sẽ đóng vai trò là đô thị hạt nhân; TP Cam Ranh là đô thị du lịch - logistics; huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, đẳng cấp quốc tế; huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp, huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống; huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là các tiểu đô thị sinh thái núi rừng và huyện Trường Sa là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước.
Địa phương này sẽ phát triển các vùng kinh tế theo hướng tập trung phát triển đột phá ba vùng trọng điểm là khu vực vịnh Vân Phong, TP. Nha Trang, khu vực vịnh Cam Ranh.
Phát triển ngành dịch vụ theo hướng đa dạng, có hàm lượng trí thức và công nghệ cao, trong đó chú trọng phát triển du lịch, dịch vụ logistics, kinh tế số theo hướng đổi mới sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh.
Hình thành các trung tâm thương mại tầm cỡ quốc gia, quốc tế; các tuyến phố thương mại, tài chính, du lịch. Đầu tư, xây dựng hệ thống kho vận, hệ thống logistics; đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; phát triển cảng hành khách, cảng hàng hóa quy mô lớn tại Vân Phong,...
Cùng theo Nghị quyết này, Khánh Hòa sẽ tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển Nha Trang thành đô thị du lịch; Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh là khu du lịch quốc gia; khu vực Bắc Vân Phong là đô thị du lịch biển đẳng cấp quốc tế, liên kết khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước. Đưa thương hiệu du lịch Nha Trang - Khánh Hòa trở thành điểm đến hàng đầu trên bản đồ du lịch Đông Nam Á.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Xuất khẩu tăng mạnh, doanh nghiệp thủy sản khởi sắc Hai tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 54,85 triệu USD, tăng 61,25% so với cùng kỳ. Theo Sở Công thương Bà Rịa - Vũng Tàu, một trong những nguyên nhân dẫn đến mức tăng trưởng này do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên đia bàn tỉnh đã nỗ lực...