Các khoản phát sinh hàng ngàn tỉ tạo sức ép với EVN
Các khoản chênh lệch tỉ giá, chi phí đầu vào giá điện đã tạo ra sức ép đối với hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN).
Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đưa ra tại phiên họp Ban chỉ đạo điều hành giá sáng 28-9.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết từ nay đến cuối năm, giá điện sẽ không tăng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, ông Hải cũng chia sẻ, năm 2017, EVN đã phát sinh khoản chênh lệch chi phí đầu vào, tỉ giá theo hợp đồng mua bán điện là 3.071 tỉ đồng; chi phí tài nguyên nước 102 tỉ đồng/năm (từ năm 2017), chênh lệch giá khí 1.000 tỉ đồng. Tính ra chi phí tăng thêm của EVN tới hết năm 2018 là 5.300 tỉ đồng.
Từ nay đến cuối năm 2018, giá điện vẫn được giữ nguyên. Ảnh: HVC
Trong khi đó, năm 2019, ước tính phát sinh khoản chênh lệch tăng thêm của EVN là 10.500 tỉ đồng. Tổng cộng các khoản phát sinh sẽ là trên 15.552 tỉ đồng, tạo ra sức ép tới hoạt động của EVN.
Video đang HOT
Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các đơn vị kiểm tra giá thành sản xuất điện năm 2017 của EVN có qua kiểm toán và sẽ báo cáo Ban chỉ đạo điều hành giá.
TRÀ PHƯƠNG
Theo PLO
"Gồng mình" cung ứng điện những tháng cuối năm
Với mức tăng trưởng sử dụng điện cao, trên 10%/năm như hiện nay thì từ năm 2019-2020 trở đi, việc cung ứng điện sẽ gặp nhiều khó khăn. Đây là báo cáo của ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2018 của Bộ Công Thương mới đây.
Đầu tư chưa theo kịp nhu cầu
Ông Dương Quang Thành khẳng định, năm 2018, với các dự án nguồn và lưới điện hiện có, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đảm bảo cung ứng điện ổn định cho sản xuất và tiêu dùng.
Với mức tăng trưởng sử dụng điện cao, EVN dự báo từ năm 2019-2020 trở đi, việc cung ứng điện sẽ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: V.H
Tính chung 6 tháng, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 91,48 tỷ kWh, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Ngành điện đã hoàn thành và đưa vào phát điện Thủy điện Sông Bung 2 với tổng công suất 100 MW; hoàn thành công tác thử nghiệm, chạy tin cậy và phát điện thương mại các dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình, Vĩnh Tân 4, qua đó đóng góp vào tăng trưởng của ngành điện...
Theo ông Thành, trong giai đoạn vừa qua, nguồn điện đầu tư tăng thêm chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng 10%/năm. Với mức tăng này, nguồn điện tăng thêm cần 4.000-5.000 MW nhưng vừa rồi toàn ngành chỉ thêm công suất được gần 3.000 MW.
"Với nhu cầu điện tăng trưởng trên 10% thì việc cung ứng từ năm 2019 trở đi sẽ hết sức khó khăn. Tập đoàn đã cân đối nguồn và báo cáo Bộ Công Thương; Tập đoàn cũng đã đưa giải pháp đảm bảo điện trong thời gian tới"- ông Thành nói.
Năm 2019-2020, trước mắt, khả năng thay thế các nguồn điện chạy dầu, để đảm bảo tài chính của Tập đoàn là khó khăn, nhu cầu điện dầu 3-4 tỷ kWh/năm. Đây là áp lực đối với tài chính của Tập đoàn nhưng cũng không còn nguồn nào khả thi hơn để đảm bảo nhu cầu điện của đất nước.
Còn từ năm 2020 trở đi, giải pháp của Tập đoàn là tập trung vào đàm phán, mua điện từ các nước trong khu vực, đặc biệt là từ Lào, thu xếp các chủ đầu tư đầu tư các nhà máy điện mặt trời. Hiện khả năng đáp ứng từ các nguồn này khoảng 2.000 MW và dự báo sẽ tăng thêm khoảng 2-3 tỷ kWh, giảm gánh nặng trong giai đoạn 2019-2020.
Để đảm bảo nguồn cung ứng điện trong những năm tới, đại diện EVN cũng kiến nghị, hiện Tập đoàn vướng mắc trong thủ tục đàm phán mua bán điện với các nhà đầu tư của Lào, khung giá chưa được ban hành. Do vậy, Bộ Công Thương sớm có khung giá để tạo cơ sở cho Tập đoàn đàm phán với các chủ đầu tư phía Lào. Đối với việc mua điện Trung Quốc, EVN cho rằng, cần tăng mức mua lên 3-4 tỷ kWh, thay vì ở mức 1,2-1,5 tỷ kWh như hiện nay, với giải pháp lắp đặt thiết bị truyền tải, xoay chiều, liên kết lưới điện ổn định hơn... Các dự án đầu tư điện mặt trời với công suất lớn cũng gây áp lực cho việc truyền tải. EVN đã kiến nghị Bộ có giải pháp khuyến khích chủ đầu tư phân bổ nguồn điện mặt trời cho phù hợp.
Đảm bảo cân đối cung - cầu điện
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, liên quan đến biểu giá mua bán điện từ chủ đầu tư bên Lào cũng như điều kiện cần thiết, Bộ đã họp, sẽ sớm có kết luận và triển khai biện pháp cụ thể; Bộ đã chỉ đạo các đơn vị tập trung đảm bảo tiến độ và đẩy nhanh hơn nữa để giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, các chủ trương mới như phát triển năng lượng sạch, điện mặt trời còn phụ thuộc nhiều vào vấn đề công nghệ, đồng bộ chính sách, đặc biệt là đảm bảo phát triển hạ tầng. Nếu không có rà soát, điều chỉnh liên quan đến phát triển hạ tầng, kể cả vai trò của tư nhân, hạ tầng cần thiết cho kết nối, nâng công suất hấp thụ... thì chắc chắn phụ tải tại khu vực sẽ không khai thác được và phát triển lệch, chưa kể đến hiệu quả của chính sách không đạt được.
"Vì vậy, chúng ta sẽ xem cụ thể và Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng, triển khai sớm công việc để có báo cáo Chính phủ"- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói. Về khung khổ pháp lý, thể chế liên quan phát triển hạ tầng năng lượng như tổng sơ đồ điện, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu EVN và Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) phải xem xét và báo cáo cụ thể, không chỉ Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, mà ngay cả các nghị định, văn bản hướng dẫn các bộ ngành, rà soát và có tiếp cận mang tính toàn diện hơn.
Bộ trưởng cho rằng, ngành Điện còn nhiều vấn đề cần phải triển khai như thị trường điện cạnh tranh, hoàn thiện thị trường phát điện; tái cơ cấu ngành Điện, sắp xếp doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả trong sử dụng năng lượng, tiết kiệm; đa dạng hóa các nguồn cung, đảm bảo an toàn hệ thống điện. Mục tiêu quan trọng xuyên suốt là phải đảm bảo cân đối cung cầu điện, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước... Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thông tin thêm, từ nay đến cuối năm, riêng chi phí đầu vào của ngành Điện tăng hơn 4.097 tỷ đồng (do giá dầu, giá khí cung cấp cho điện sắp tới sẽ tính theo giá thị trường). Tuy nhiên, Chính phủ đã có chỉ đạo từ nay đến cuối năm không tăng giá điện nên ngành Điện cần phải chủ động điều tiết các hoạt động để đảm bảo việc cung ứng điện, giữ được chỉ tiêu mà Chính phủ, Quốc hội đề ra.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho hay, trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành Điện tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt ở mức 10,4%, cao hơn so với mức tăng cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9%). Ngành Điện đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh, phục vụ tốt các hoạt động chính trị-xã hội và sinh hoạt của nhân dân, đồng thời đáp ứng cấp nước cho khu vực hạ du phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Theo Danviet
Sẽ công khai vi phạm nếu có của thành viên Đoàn kiểm tra CTCP Con Cưng Bộ Công thương sẽ có đánh giá chính thức việc vi phạm nếu có của các thành viên Đoàn kiểm tra và thông báo chi tiết, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như Công ty cổ phần Con Cưng Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Nguyễn Dân - TTXVN Tại cuộc họp báo Chính phủ...