Các hồ chứa nước ở Ninh Thuận đã cạn đáy
Ngày 25.5, Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết nắng hạn kéo dài từ hơn 1 năm qua làm nguồn nước ở 20 hồ thủy lợi đã cạn kiệt, chỉ còn hơn 15 triệu/192 triệu m3, chiếm khoảng 7% dung tích. Khả năng có trên 10.000 ha vụ hè thu ngưng sản xuất do thiếu nước.
Hồ thủy lợi Thành Sơn (Ninh Thuận) đã trơ đáy – Ảnh: Thiện Nhân
Theo Sở NN-PTNT Ninh Thuận, lo ngại nhất là tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân, nước uống cho đàn gia súc (236.800 con, chủ yếu dê, cừu, bò) diễn ra trên diện rộng. Tỉnh Ninh Thuận đang tổ chức vận chuyển nước sạch cung cấp hằng ngày cho người dân vùng hạn (chủ yếu uống và nấu ăn).
Thiện Nhân
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Dân Khe Sanh ngửa cổ cầu mưa
Những ngày này, người dân tại TT. Khe Sanh và các xã lân cận như Tân Liên, Tập Hợp, Tân Long, Tân Lập, cùng thuộc H. Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đang quay quắt tìm nguồn nước sinh hoạt vì nước máy liên tục bị cắt.
Hồ Khe Sanh cạn nước, nứt nẻ - Ảnh: Nguyễn Phúc
Tình trạng hạn hán đáng báo động tại các địa phương khi gần 6 tháng qua không có một trận mưa lớn nào đáng kể. Hầu kết các ao hồ, suối khe đều trơ đáy. Nhu cầu về nước để sản xuất nông nghiệp tạm thời gác lại để dành cho nhu cầu nước sinh hoạt của dân nhưng vẫn không đảm bảo.
Hiện, việc nước máy bị cắt diễn ra rất thường xuyên suốt 1 tháng qua. Theo người dân, họ thường bị cắt nước từ 2 đến 3 ngày liên tục, nhiều lúc còn không được thông báo trước, đời sống bị đảo lộn.
Nước máy bị cắt, người dân TT.Khe Sanh đi mua nước tại các nhà có giếng khoan về sử dụng - Ảnh: Nguyễn Phúc
Để có nước sinh hoạt người dân đành phải đi mua nước bên ngoài về trữ với giá cao hoặc... khoan giếng. "Tôi sống ở Khe Sanh này đã 20 năm qua, chưa bao giờ lâm vào tình cảnh này. Nắng nóng mà còn mất nước, không ai chịu nổi", ông Lê Cơ, trú TT. Khe Sanh thở dài.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Nguyễn Hữu Thiện, Giám đốc xí nghiệp cấp nước Khe Sanh thừa nhận việc xí nghiệp hiện không thể đảm bảo nước sinh hoạt cho 3.450 hộ dân có hợp đồng mua nước trên địa bàn.
Nước những ngày này rất quý giá ở H.Hướng Hóa - Ảnh: Nguyễn Phúc
Nguyên nhân, theo ông Thiện là do nguồn nước tại đập Đại Thủy đã khô kiệt, nên các máy bơm của xí nghiệp chỉ hoạt động vài tiếng mỗi ngày (trong khi công suất máy là 3.000 m3/ ngày đêm). Cực chẳng đã, xí nghiệp phải thực hiện việc phân vùng, cấp nước luân phiên theo giờ, nơi này có nước hôm nay trong vài giờ thì phải chờ đến 2, 3 ngày sau nước mới có lại.
"Chúng tôi rất muốn bán nước, phục vụ bà con đấy chứ, nhưng vấn đề là không có nước mà bán. Giờ nói thật chỉ cầu trời mưa", ông Thiện nói.
Người dân mua nhiều chậu nhựa để tích nước - Ảnh: Nguyễn Phúc
Khu vực đập Đại Thủy, nguồn nước của xí nghiệp cấp nước khe sanh cạn nước - Ảnh: Nguyễn Phúc
Nguyễn Phúc
Theo Thanhnien
Nắng nóng kéo dài, Đà Nẵng báo động nguy cơ cháy rừng cấp 'rất nguy hiểm' Chiều 22.5 Chi cục Kiểm lâm TP.Đà Nẵng thông báo nguy cơ cháy rừng tại địa phương đã lên mức cao nhất kể từ đầu năm: báo động cấp 5, cấp rất nguy hiểm Nguy cơ cháy rừng tại Đà Nẵng lên mức cao nhất kể từ đầu năm Sau 5 đợt nắng nóng kéo dài, mỗi đợt từ 5 - 10 ngày...