Các hồ chứa khẩn trương hạ thấp mực nước chủ động đón lũ
Tổng cục Thủy lợi đề nghị các địa phương kiểm tra các hồ chứa, hạ thấp mực nước hồ xuống mức chủ động đón lũ về.
Các hồ chứa có cửa van chủ động hạ thấp mực nước hồ. Ảnh minh họa: TTXVN
Ngày 3/11, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện số 2075/CĐ-TCTL-QLCT về việc tiếp tục tăng cường bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và phòng, chống ngập lụt, úng, đề phòng mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 10 khu vực Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên.
Theo đó, để bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và phòng, chống ngập lụt, úng, hạn chế thiêt hại do mưa lớn gây ra, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai; Giám đốc các Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 4, 5, 6, 7, 8; các Ban Quản lý dự án đang quản lý các dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa từ nguồn vốn vay WB8 theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo mưa, lũ của các cơ quan dự báo chuyên ngành khí tượng thủy văn, khuyến cáo vận hành một số hồ chứa có cửa van của các đơn vị khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chỉ đạo từ cấp có thẩm quyền để thực hiện phương án bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, phòng, chống ngập lụt, úng trên địa bàn.
Các đơn vị kiểm tra, rà soát, sửa chữa kịp thời các hư hỏng công trình thủy lợi do ảnh hưởng của đợt mưa lũ vừa qua, chuẩn bị sẵn sàng thực hiện phương án ứng phó đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du, đặc biệt là các hồ chứa xung yếu, hồ đang thi công và hồ chứa nhỏ, hồ chứa có mức trữ nước cao, theo phương châm “bốn tại chỗ”; bố trí lực lượng thường trực để vận hành và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra; không được tích nước nếu hồ không đảm bảo an toàn.
Đối với các hồ chứa có cửa van, các đơn vị khẩn trương hạ thấp mực nước hồ xuống mức chủ động đón lũ, hạn chế xả lũ với lưu lượng lớn trong thời gian mưa lớn làm gia tăng ngập lụt vùng hạ du; thực hiện nghiêm túc việc cảnh báo sớm cho người dân vùng hạ du trước khi hồ chứa xả lũ và khi có nguy cơ xảy ra sự cố công trình.
Video đang HOT
Các đơn vị cũng chủ động vận hành sớm các công trình thủy lợi để tiêu thoát nước, bảo đảm phòng, chống ngập lụt, úng hiệu quả; tổ chức trực ban 24/24 giờ trong thời gian có mưa, lũ.
Ngoài ra, các đơn vị tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động tích trữ nước sạch đủ để sử dụng trong thời gian mưa lũ; tổ chức cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn ở những địa điểm di dời tập trung; tổ chức cấp phát, hướng dẫn sử dụng các loại hóa chất xử lý nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt trong vùng ngập lũ; sau khi lũ rút, làm vệ sinh công trình cấp, trữ nước, thau rửa giếng khoan, giếng đào và kịp thời khôi phục công trình cấp nước sinh hoạt bị hư hỏng.
Theo thông tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của cơn bão số 10, từ ngày 4-6/11, ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 250-350mm/đợt; ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Kon Tum có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 150-300mm/đợt.
Từ ngày 5-7/11 ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt./.
Tập trung đảm bảo an toàn cho các hồ chứa nước xung yếu
Các công trình đang thi công, các hồ xung yếu các đơn vị phải triển khai phương án ứng phó thiên tai, tuyệt đối không triển khai các hạng mục không đáp ứng tiến độ thi công vượt lũ.
Thừa Thiên - Huế tiếp tục có mưa to, mực nước trên đang lên trở lại đã gây ngập lụt trên diện rộng. Ảnh: Tường Vi - TTXVN
Ông Nguyễn Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn đập, Tổng cục Thủy lợi cho biết, theo báo cáo của các địa phương, hiện không có sự cố mất an toàn công trình đập, hồ chứa thủy lợi. Tổng cục Thủy lợi đã có Đoàn công tác đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi tại Thừa Thiên-Huế, chỉ đạo vận hành hồ Tả Trạch.
Khu vực Bắc Bộ có 2.543 hồ; trong đó, 81 hồ hư hỏng, 51 hồ đang thi công. Các hồ chứa trong khu vực dung tích trung bình đạt từ 55-95% dung tích thiết kết; trong đó, các hồ chứa ở Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình đang có dung tích đạt từ 86 - 99%.
Khu vực Bắc Trung Bộ có 2.323 hồ; trong đó, 55 hồ hư hỏng, 41 hồ đang thi công. Các hồ chứa đang có dung tích trung bình đạt từ 51-95% dung tích thiết kế. Các địa phương có hồ chứa hư hỏng cần lưu ý gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Một số hồ trong khu vực Bắc Trung Bộ đã đầy nước hoặc gần đầy nước như: Hao Hao, Duồng Cốc, Đồng Chùa (Thanh Hóa); Cửa Ông, Cầu Cau, Khe Là (Nghệ An); Đá Cát, Nhà Đường (Hà Tĩnh); Trung Chỉ (Quảng Trị). Hiện hầu hết các hồ chứa nhỏ của tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầy nước, trừ một số hồ lớn như Khe Ngang, Phú Bài...
Các hồ chứa đang vận hành xả tràn: Phú Vinh (Quảng Bình); hồ Cửa Đạt (qua phát điện), hồ Tả Trạch. Các hồ đầy nước đang tràn tự do.
Về tình hình vận hành các hồ chứa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, ông Nguyễn Anh Tú cho biết, hồ Cửa Đạt có dung tích toàn bộ 1.450 triệu m3, đến nay mực nước hồ đạt 93/110m. Hiện tại hồ Cửa Đạt còn khoảng 850 triệu m3 để cắt lũ. Từ 14-21/10, dự báo mưa 285-340 mm, mực nước hồ cao nhất đạt 102/110m, do vậy hồ Cửa Đạt đang tiếp tục vận hành xả nước phát điện.
Hồ Ngàn Trươi có dung tích toàn bộ 948 triệu m3, đến nay mực nước hồ đạt 44,7/52m. Dung tích hồ đạt 498 triệu m3, dung tích hồ tăng so với ngày 6/10 là 149 triệu m3. Hiện hồ Ngàn Trươi còn khoảng 450 triệu m3 để cắt lũ. Từ 14-18/10, dự báo mưa 148-199mm, nằm trong khả năng điều tiết của hồ, do vậy hồ tiếp tục vận hành theo quy trình để giảm lũ cho hạ du.
Hồ Tả Trạch có dung tích toàn bộ là 646 triệu m3, do ảnh hưởng của mưa lũ trong những ngày vừa qua mực nước hồ lên nhanh, dung tích hồ đạt 410 triệu m3. Trong những ngày qua lượng nước đã giữ lại hồ để giảm lũ cho hạ du khoảng 320 triệu m3; dung tích còn lại của hồ khoảng 236 triệu m3.
Hồ Tả Trạch đang xả với tổng lưu lượng 465 m3/s; mực nước hồ đạt 44,93/45m. Từ ngày 14-18/10, dự báo mưa từ 350 - 370 mm, do vậy, hồ duy trì xả từ 400-600 m3/s, có thể tăng lên 900 m3/s để đón lũ tiếp theo.
Trước dự báo mưa to đến rất to tiếp tục diễn ra, Tổng cục Thủy lợi yêu cầu các địa phương, đơn vị theo dõi diễn biến mực nước, cập nhật số liệu mực nước và tình hình vận hành hồ chứa lên trang thông tin điện tử thuyloivietnam.vn; đồng thời, kiểm tra hiện trạng công trình, đặc biệt lưu ý tới các hồ chứa nước xung yếu, hồ chứa có cửa van, hạ du đông dân cư sinh sống khi có mưa trên lưu vực hồ chứa.
Đối với công trình đang thi công, các hồ xung yếu các đơn vị phải triển khai phương án ứng phó thiên tai, tuyệt đối không triển khai các hạng mục không đáp ứng tiến độ thi công vượt lũ.
Ngày 13/10, Tổng cục Thủy lợi đã có Công điện số 1908/CĐ-TCTL-QLCT về việc tiếp tục tăng cường đảm bảo an toàn công trình thủy lợi và phòng, chống ngập lụt, úng, đề phòng mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 7, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Tổng cục Thủy lợi cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan tính toán, đề xuất phương án vận hành đảm bảo an toàn công trình và hạ du đập các hồ chứa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý./.
Lúa đông xuân 2020-2021 ở Nam Bộ: Né hạn, mặn để giữ sản lượng Mặc dù vụ lúa đông xuân 2020-2021 ở khu vực Nam Bộ tới đây được dự báo thiếu hụt nguồn nước, có thể bị nước mặn tấn công và xảy ra khô hạn, nhưng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết sẽ giữ vững diện tích, năng suất và sản lượng. Sẽ gieo sạ 1,63 triệu ha Hôm qua (9/10), tại TP.Cần Thơ,...