Các hồ chứa đồng loạt xả tràn
Sáng 28.9, đơn vị chủ quản các hồ chứa Thác Mơ, Trị An, Cần Đơn và Dầu Tiếng ở thượng nguồn sông Đồng Nai và s ông Sài Gòn đều đồng loạt thông báo xả tràn.
Trong thông báo xả tràn khẩn cấp, Công ty CP thủy điện Thác Mơ cho biết vào lúc 6 giờ ngày 28.9, mực nước hồ thủy điện đã đạt cao trình 218,055 m, lưu lượng bình quân ngày 27.9 là 690 m3/giây, lưu lượng bình quân từ 0 – 6 giờ ngày 28.9 là 1.000 m3/giây và lưu lượng đỉnh lũ lúc 6 giờ sáng cùng ngày là 1.500 m3/giây. Công ty CP thủy điện Thác Mơ đã tiến hành xả tràn hồ bắt đầu từ 7 giờ ngày 28.9 với tổng lưu lượng xả về phía hạ du là 258 m3/giây và điều tiết nước qua tràn cho từng giờ tiếp theo.
Công ty thủy điện Trị An sáng 28.9 cũng thông báo đã xuất hiện cơn lũ tại hồ chứa của thủy điện này. Lúc 7 giờ cùng ngày, mực nước hồ đã đạt cao trình 61,645 m và mực nước hạ lưu nhà máy là 6 m. Lưu lượng nước về hồ trung bình từ 1 – 7 giờ ngày 28.9 là 2.300 m3/giây. Thủy điện Trị An đã tiến hành tăng lượng nước xả qua tràn vào lúc 11 giờ ngày 28.9 với lưu lượng nước xả qua tràn là 1.248 m3/giây lưu lượng nước qua tua bin phát điện là 900 m3/giây tổng lưu lượng nước xả xuống hạ du là 2.148 m3/giây.
Do ảnh hưởng của thời tiết và tình hình khí tượng thủy văn khu vực có những diễn biến phức tạp, Công ty CP thủy điện Cần Đơn tiến hành xả lũ với lưu lượng 500 m3/giây lưu lượng chạy máy 260 m3/giây, tổng lưu lượng về phía hạ du khoảng 760 m3/giây. Trong thời gian tới, Cần Đơn có thể sẽ tăng lưu lượng xả qua tràn.
Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa cũng thông báo xả tràn hạ thấp mực nước hồ Dầu Tiếng (đợt 5). Mực nước hồ Dầu Tiếng lúc 7 giờ ngày 27.9 ở cao trình 27,71 m cao hơn so với quy trình là 0,06 m, dung tích vượt quy trình là 10,68 triệu m3 nước. Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa sẽ xả tràn hạ thấp mực nước hồ. Thời gian xả từ 7 giờ ngày 1.10 với lưu lượng xả là 50 m3/giây.
Video đang HOT
Theo TNO
365 ha rừng hồ Dầu Tiếng sẽ bị "trảm"?
Nếu rừng phòng hộ hồ Dầu Tiếng bị phá, hàng triệu người ở Bình Dương, TP.HCM, Long An sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Những cây cổ thụ, những tán rừng dày với thảm thực vật phong phú của 365 ha rừng phòng hộ hồ Dầu Tiếng sẽ bị triệt hạ để giao cho Công ty Xi măng Fico Tây Ninh thực hiện giai đoạn 2 Nhà máy xi măng Fico Tây Ninh (dù giai đoạn 1 chưa kết thúc). Nội dung nêu trên trong tờ trình của UBND tỉnh Tây Ninh được HĐND tỉnh này thông qua tại kỳ họp tháng 7-2012 đang làm các chuyên gia về môi trường và nhiều người lo lắng.
Chặt rừng để giao đất cho doanh nghiệp
Trước đó (tháng 10-2011), tại cuộc hội thảo do Hội Khoa học thủy lợi TP.HCM tổ chức, ông Trần Duy Tiến - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng công trình (Bộ NN&PTNT) lưu ý phải ưu tiên trồng lại rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Dầu Tiếng. Tờ trình quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của UBND tỉnhTây Ninh lại nêu: Đề nghị loại khỏi quy hoạch rừng đối với 365 ha rừng phòng hộ đầu nguồn Dầu Tiếng để giao cho Công ty Xi măng Fico Tây Ninh thực hiện giai đoạn 2 Nhà máy xi măng Fico Tây Ninh (gồm khu khai thác mỏ, bãi chứa sét...).
Trao đổi với chúng tôi, một đại biểu HĐND tỉnh Tây Ninh nói: "Tôi kiên quyết phản đối việc loại khỏi quy hoạch 365 ha rừng phòng hộ đầu nguồn. Trong khi giai đoạn 1 của nhà máy xi măng này còn 10 năm nữa mới khai thác xong, tại sao chúng ta phải triệt hạ một cánh rừng mấy chục năm tuổi? Không hiểu sao tỉnh lại sốt sắng với một dự án làm mất rừng phòng hộ và nguy cơ gây thiếu hụt nước, ô nhiễm môi trường như vậy. Công ty Xi măng Fico chỉ là một công ty cổ phần. Nếu đem ra cân đo thì số tiền đóng thuế của họ chẳng thấm vào đâu so với việc rừng bị mất. Tôi sẽ phản đối đến cùng".
Những cây cổ thụ cùng thảm thực vật dày này có nguy cơ phải nhường chỗ cho nhà máy xi măng. Ảnh: NĐ
Theo ghi nhận của chúng tôi, khu rừng phòng hộ sắp bị "trảm" có mật độ cây rừng dày, thảm thực vật phong phú, nhiều cây gỗ có đường kính cả mét. Một cán bộ rừng quốc gia Lò Gò Xa Mát nhận xét: Khu rừng phòng hộ hồ Dầu Tiếng có ý nghĩa quan trọng đến mực nước hồ Dầu Tiếng. Việc loại cánh rừng này khỏi quy hoạch là việc làm cần phải cân nhắc chứ không thể vội vã...
Đánh đổi quá lớn
Với thông tin cắt rừng phòng hộ đầu nguồn để làm dự án xi măng, GS-TSKH Nguyễn Ân Niên - Chủ tịch Hội Khoa học thủy lợi TP.HCM nói: "Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Dầu Tiếng là bảo vệ an nguy cho hồ Dầu Tiếng. Việc ăn cả rừng phòng hộ đầu nguồn dù dưới bất kỳ hình thức nào là hành vi tàn hại môi trường và gây hậu quả lớn cho hàng triệu người dân ở nhiều tỉnh sử dụng nước lòng hồ này. Trong khi lượng xi măng trong nước đang tồn đọng do quá nhiều nhà máy xi măng hoạt động thì việc cắt thêm rừng để làm dự án cần phải được đánh giá và trình các cơ quan chức năng trung ương, các chuyên gia thẩm định".
Tờ trình "trảm" 365 ha rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Dầu Tiếng.
Cùng quan điểm, TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi với biến đổi khí hậu, thành viên Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN), phản đối: Việc cắt hơn 300 ha rừng phòng hộ đầu nguồn Dầu Tiếng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mực nước hồ Dầu Tiếng. Một khi rừng đầu nguồn đã bị triệt hạ thì khả năng tích nước, giữ nước của rừng không còn, lâu dài lòng hồ này sẽ kiệt dần nước. Hàng triệu dân ở Tây Ninh, Bình Dương, TP.HCM, Long An sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc phát triển kinh tế địa phương cần phải đi đôi với bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên, không gây tổn thất cho môi trường và sinh kế của người dân. Nếu vì một dự án mà cắt đi hàng trăm hecta rừng đầu nguồn là việc làm nguy hiểm cho môi trường và đánh đổi quá lớn" - TS Tứ lo lắng.
Chúng tôi mang những lo lắng trên đến trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh. bà Thủy nói: Việc đưa 365 ha rừng ra khỏi đất lâm nghiệp mới chỉ là quy hoạch. Khi triển khai giai đoạn 2 của Nhà máy Fico, tỉnh sẽ xin ý kiến HĐND, Chính phủ. Khi kết thúc giai đoạn 1 của nhà máy, tỉnh sẽ đánh giá toàn diện với sự tham gia của HĐND và ngành chức năng. Sau đó UBND sẽ xin ý kiến Chính phủ, HĐND mới tiếp tục triển khai giai đoạn 2. Đây là dự án xi măng đã được Chính phủ phê duyệt vào năm 2008. Đối với giai đoạn 2 của nhà máy này, mọi việc chỉ mới là trong giai đoạn quy hoạch, khi triển khai tỉnh sẽ giám sát chặt chẽ việc bảo vệ môi trường của dự án này...
Hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam và Đông Nam Á. Hồ nằm chủ yếu trên địa phận huyện Dương Minh Châu và một phần nhỏ trên địa phận huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh (cách thị xã Tây Ninh 25 km về hướng đông). Hồ có diện tích mặt nước là 270 km² và 45,6 km² đất bán ngập nước, dung tích chứa 1,58 tỉ m³ nước. Hồ được khởi công xây dựng vào tháng 4-1981 và hoàn thành vào ngày 10-1-1985. Hồ này còn cung cấp nước cho nhà máy lọc nước ở Thủ Đức.
Theo PL
Triều cường nhấn chìm các tuyến đường ở khu dân cư Thành Ủy Sáng nay 19.9, triều cường dâng cao đã gây ngập hoàn toàn các tuyến đường của khu dân cư Thành Ủy (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM). Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, đỉnh triều sáng nay trên sông Sài Gòn tại trạm Phú An (Q.2) là 1,49 m, xấp xỉ mức báo động 3, là mức báo động...