Các hình phạt “biến thái” và hài hước nhất mà nhiều tựa game dành cho những kẻ gian lận, hacker
Mấy ông hacker, cheater có lẽ nên tránh xa mấy cái tựa game này ra.
Không phải lúc nào chúng ta cũng cố gắng “ăn gian” với một mục đích xấu xa. Có thể chỉ đơn giản là cảm thấy quá đau đầu khi mãi không thể qua bàn, hoặc cố gắng làm cho trò chơi yêu thích trở nên dễ dàng hơn một chút. Thường thì nếu đã muốn gian lận, không thiếu những phần mềm hack hoặc các mánh khóe được truyền miệng đầy rẫy trên internet mà ai cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên, có một số trò chơi lại nằm ngoài quy luật này. Bằng việc xây dựng bức tường phòng thủ cực kỳ vững vàng, những tựa game trong danh sách dưới đây đã khiến rất nhiều cheater phải đầu hàng và nhận sự trừng phạt thích đáng.
The Stanley Parable và căn phòng trừng phạt kẻ gian lận
Trong game The Stanley Parable, nếu bạn nỗ lực chinh phục các thử thách bằng chính thực lực của mình thì mọi chuyện sẽ hoàn toàn êm đẹp, tuy sẽ rất tốn thời gian. Còn nếu bạn có ý định sử dụng các cheat code để “ăn gian”, ngay lập tức bạn sẽ bị đưa đến Serious Room, một căn phòng chỉ có một chiếc bàn gỗ ở chính giữa và không thể mở cửa từ bên trong. Những lời thuyết giáo về việc… chơi game nghiêm túc sẽ vang lên bất tận, kèm một bản án “một trăm nghìn tỉ năm” mắc kẹt trong căn phòng này dành cho game thủ. Nếu bạn vẫn tái phạm, hình phạt sẽ tăng thành “mãi mãi” và chỉ có cách xóa trò chơi đi và cài lại bạn mới có thể thoát khỏi sự trừng phạt này.
H1Z1 buộc những kẻ gian lận phải xin lỗi công khai trên YouTube
H1Z1 là một trò chơi theo phong cách battle royale, nơi hàng trăm người chơi cùng chiến đấu và cố gắng trở thành người sống sót cuối cùng. Không phải ai cũng xuất sắc khi chơi “xanh chín”, vì vậy họ dùng đến nhiều mánh gian lận khác nhau, làm cho trò chơi trở nên mất cân bằng trầm trọng.
Điều này thường dẫn đến việc các tài khoản gian lận bị ban nếu bị phát hiện. Vào tháng 5 năm 2015, Daybreak, công ty đứng sau H1Z1, đã cấm 23.837 tài khoản gian lận cùng một lúc. Nhưng những gì tiếp nối sau đó mới thật là hài hước. Chủ tịch John Smedley đã lên Twitter để thông báo rằng họ sẵn sàng tha thứ cho những ai biết hối cải. Những người đã gian lận phải thừa nhận sai lầm của mình và thành thật xin lỗi vì điều đó, bằng một video công khai trên YouTube. Chỉ sau đó họ mới có thể lấy lại được tài khoản của mình và tiếp tục trải nghiệm trò chơi.
Undertale gọi bạn là một hacker bẩn thỉu
Nếu bạn muốn kết thúc tốt đẹp trong Undertale, bạn phải tử tế. Đừng giết những con quái vật mà bạn gặp phải, đừng đồng ý giúp Big Bad tiêu diệt vũ trụ, và hơn hết, đừng lừa dối.
Video đang HOT
Nếu bạn hack trò chơi, bạn sẽ được gửi thẳng đến cảnh cuối cùng. Bạn bước vào rào cản giữa thế giới loài người và Tàu điện ngầm, và các dòng chữ bắt đầu chạy trên màn hình. Sau đó, bạn nhận được cuộc gọi từ Sans, người ban đầu tỏ ra lúng túng rằng bạn đã đi đến cảnh kết thúc game này vì bạn đã gian lận. Sau đó, đôi mắt của Sans chuyển thành màu đen như than khi nói với bạn: “Anh là một hacker bẩn thỉu, phải không nào? “
Sau đó Sans cúp máy, và bạn sẽ ở lại đó trong sự cô đơn và xấu hổ khi trò gian lận của mình đã bị phát hiện.
Hacker hoành hành trong game PC
Nạn hack luôn là nỗi ám ảnh của cộng đồng game PC, bởi phần mềm gian lận có thể giúp tăng độ chính xác của đường đạn, dịch chuyển tức thời...
Khi tính cạnh tranh của trò chơi ngày càng cao, kỹ thuật hack càng tinh vi và khiến những hãng game lớn như Riot hay Blizzard vất vả đối phó.
Trong vài tuần qua, nhà phát hành Call of Duty: Warzone, PUBG và Destiny đều phải công bố biện pháp chống hack nhằm trấn an game thủ. Dù chưa ra mắt, bản beta của trò chơi bắn súng Valorant đang "làm mưa, làm gió" trên nền tảng phát trực tuyến Twitch cũng xác định hack là vấn đề cần sớm giải quyết.
Valorant xuất hiện wallhack và aimbot trong giai đoạn beta.
Thực tế, gian lận không phải hiện tượng mới trong game PC. Các bản hack/cheat game xuất hiện từ ngày đầu của lịch sử trò chơi máy tính, như "aimbot" tự động khóa tâm súng vào đầu đối thủ, "wallhack" nhìn xuyên địa hình và phần mềm gian lận giúp người chơi di chuyển với tốc độ siêu nhanh.
Aimbot và wallhack là hai hình thức gian lận phổ biến trong trò bắn súng trực tuyến. Qua đó, người mới chơi game hay có trình độ thấp hơn vẫn giành được lợi thế. Khác với công cụ hack cho phép người chơi tự do bay lượn quanh bản đồ, wallhack kín đáo hơn, thường không bị phát hiện trong vài tuần hoặc vài tháng.
Cuộc chiến chống hack của các nhà phát hành game PC được ví như trò mèo vờn chuột. Nguyên nhân bởi đội ngũ phát triển liên tục vá lỗi, trong khi hacker không ngừng tìm kiếm lỗ hổng nhằm tạo đoạn mã thay đổi cách thức hoạt động của trò chơi.
Các nhóm hacker lập ra diễn đàn ngầm và rao bán công cụ gian lận như aimbot hay wallbot để tránh chiến dịch truy quét. Cuộc điều tra năm 2014 của PC Gamer cho thấy, nhóm hacker như vậy có thể kiếm được hàng triệu USD mỗi năm nhờ phần mềm hack thu phí hàng tháng.
Sự bùng phát của Covid-19 được coi như chất xúc tác làm nóng cuộc chiến giữa hacker và nhà phát hành. Nhiều quốc gia giãn cách xã hội đã thúc đẩy 24 triệu người đăng nhập cùng lúc và phá vỡ kỷ lục mọi thời đại của nền tảng phân phối game bản quyền Steam tháng trước. Tuy nhiên, một bộ phận game thủ sử dụng phần mềm hack trong cả trò chơi mới như Call of Duty: Warzone và Valorant, cũng như nhiều game kiểu Battle Royale thịnh hành hiện nay.
Phần mềm wallhack cho phép nhìn xuyên địa hình trong CoD: Warzone.
Để đảm bảo công bằng và giữ chân game thủ chân chính, các nhà phát hành buộc áp dụng hình phạt nghiêm khắc dù gây tranh cãi. Ví dụ, hệ thống xếp trận của Call of Duty: Warzone thiết kế đưa tất cả người chơi gian lận vào chung một trận chiến ảo. Nhà phát triển Infinity Ward cho biết hệ thống phát hiện 70.000 tài khoản gian lận chỉ trong hai tháng.
Năm ngoái, Respawn Entertainment, nhà sản xuất Apex Legends, khóa 35.000 tài khoản gian lận, nhưng hacker vẫn tìm cách vượt qua hệ thống Easy Anti-Cheat của trò chơi để "hồi sinh" ID bị cấm.
Tương tự, nhà phát triển PUBG mất nhiều tháng để ngăn chặn nạn hack. "Năm ngoái, chúng tôi dành thời gian thử nghiệm biện pháp chống hack khác nhau. Hầu hết tập trung ngăn chặn hoạt động của phần mềm hack, gây khó khăn cho nhóm tin tặc trong việc kiếm lời từ dịch vụ gian lận có tiềm năng sinh lời cao này", Jang Taeseok, đứng đầu đội ngũ phát triển PUBG PC, cho biết.
" PUBG vẫn tích cực sửa lỗi tồn tại trong mã trò chơi để ngăn bên thứ ba can thiệp, nhưng hacker thích ứng rất nhanh với biện pháp của chúng tôi", Taeseok nói thêm. Ông thừa nhận, hệ thống chống hack BattlEye của PUBG hiện chưa đủ sức để ngăn chặn hacker.
Các trò chơi khác như Overwatch và Destiny 2 cũng ghi nhận làn sóng hack tăng vọt. Bungie, nhà phát triển Destiny 2, cho biết lượng tài khoản vi phạm tăng 50% kể từ đầu năm 2020. Hồi tháng 4, công ty mở lại Trails of Osiris, chế độ chơi đầy tính cạnh tranh thôi thúc nhiều game thủ "vượt rào" để giành chiến thắng vào năm ngoái.
Streamer bị tố dùng phần mềm hack xuyên tường khi phát trực tiếp trò Destiny 2.
Khi đó, người chơi Destiny 2 không thể trải qua một ngày yên ổn mà không gặp hacker. Thậm chí, nhiều người còn bị bắt quả tang và bị khóa tài khoản khi đang livestream. Sự cố trong chế độ Trails of Osiris khiến Bungie đối mặt với sự chỉ trích và giận giữ của cộng đồng vì phản ứng quá chậm.
Sau khi phát hiện người chơi dùng Xion và Pentagon, hai công cụ aimbot trong Overwatch khoảng sáu tháng trước, Blizzard cam kết tung bản vá vào tháng 1. Một số người tâm huyết tự nguyện đóng vai trò như cảnh sát chìm, thâm nhập mạng lưới hacker và báo cáo về game thủ gian lận.
Tuy nhiên, hầu hết trò chơi, đặc biệt ở thể loại Battle Royale, hiện phát hành miễn phí khiến các hãng game gặp trở ngại trong quá trình chống hack do hacker bị khóa có thể lập tài khoản mới tương đối đơn giản.
Nạn hack luôn tồn tại, kể cả trong trò chơi ra đời cả thập kỷ như Counter-Strike. Nhà phát hành Valve nỗ lực ngăn sự gia tăng về lượng người chơi gian lận, kể từ khi Counter-Strike: Global Offensive ra bản miễn phí vào năm ngoái.
"Cuối cùng, chúng tôi nhận ra gian lận là mục tiêu của một bộ phận người chơi. Họ luôn quay lại dùng phần mềm hack dù bị cấm bao nhiêu tài khoản", John McDonald, kỹ sư phần mềm cao cấp của Valve nói. "Từ 2019, CS: GO chuyển sang dùng hệ thống chống hack Steam Trust, tận dụng mọi dữ liệu trên Steam và công nghệ deep learning để phát hiện game thủ gian lận ngay khi tương tác với người chơi khác. Hệ thống lập tức khóa tài khoản dù đó là người dùng miễn phí hay trả phí. Chúng tôi hy vọng các đối tác sẽ triển khai rộng rãi Steam Trust vào cuối năm nay".
Mặt khác, biện pháp chống hack quyết liệt có thể gây tranh cãi. Ví dụ, Riot dự kiến dùng công cụ chống gian lận Vanguard của League of Legends trên Valorant vì hacker xuất hiện ngay trong giai đoạn beta. Công cụ này hoạt động dựa trên mã trò chơi và chạy ở chế độ nền, làm dấy lên lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật, khiến Riot phải bổ sung tùy chọn vô hiệu hóa. Tuy nhiên, game thủ không thể truy cập Valorant trừ khi khởi động Vanguard.
Điểm yếu nằm ở nền tảng phát triển
Công cụ hack game được xây dựng giống như phần mềm độc hại trên máy tính, tận dụng lỗ hổng để can thiệp sâu, ghi đè dữ liệu lên bộ nhớ hệ thống. Khuyết điểm lớn nhất của trò chơi PC vốn nằm ở bản chất hệ điều hành.
Windows là nền tảng phát triển phần lớn game PC, nhưng tính mở cho phép hacker dễ dàng tạo ra công cụ gian lận. Hiện nay, không có chương trình chống hack nào có thể giải quyết vấn đề trong nhiều trò chơi khác nhau, buộc nhà phát hành phải xây dựng hệ thống riêng. Đối với tất cả trò chơi PC, hệ thống chống hack đóng vai trò quan trọng như phần mềm diệt virus.
Hệ thống như BattlEye có rủi ro xung đột với bản cập nhật Windows, khiến phần mềm khác trên máy tính gặp sự cố. Microsoft đang nghiên cứu công cụ chống gian lận tập trung mang tên TruePlay dành cho Windows 10, nhưng chỉ giới hạn ở các trò chơi trên nền tảng Universal Windows mà phần lớn các hãng game bỏ qua.
Microsoft mô tả TruePlay giúp ngăn chặn nạn hack game qua quy trình giám sát hành vi gian lận phổ biến. Để đảm bảo quyền riêng tư, hệ thống chỉ thu thập dữ liệu khi phát hiện dấu hiệu vi phạm và chia sẻ với nhà phát triển trò chơi.
"Do tính chất mở của nền tảng PC, gian lận trong game PC là thách thức không nhỏ đối với nhà phát triển trò chơi. Hệ sinh thái PC vốn phức tạp và đa dạng với phần cứng, phần mềm, dịch vụ... của bên thứ nhất và bên thứ ba", Microsoft nhận xét. "Chúng tôi sẽ hợp tác với các nhà phát triển trò chơi, phần mềm trung gian và dịch vụ chống gian lận để cung cấp giải pháp đầu cuối mạnh mẽ, trong khi vẫn duy trì trải nghiệm tốt nhất trong hệ sinh thái mở của Windows".
Minh chứng rõ nhất về nền tảng hệ điều hành mở khiến trò chơi dễ bị can thiệp là hệ máy console như PlayStation 4, Xbox One hay Nintendo Switch miễn nhiễm với nạn hack game. Bản chất đóng như khu vườn kín cổng cao tường khiến hacker gần như không thể qua mặt hệ thống chống hack. Hơn nữa, người chơi game lậu sẽ bị khóa online vĩnh viễn mà không cần cảnh báo trước.
Quá khứ lý giải vì sao ngành công nghiệp game chẳng hề nương tay với người chơi gian lận. Nhiều nhà phát hành chứng kiến doanh thu sụt giảm nghiêm trọng vì không thể giải quyết triệt để vấn đề này. Ví dụ, PUBG gần đây được ví như "thị trấn ma" vì game thủ tâm huyết bỏ trò chơi khi nạn hack tràn lan.
Biện pháp chống hack được đánh giá là quyết liệt như Vanguard của Riot chỉ là bước đầu trong cuộc chiến giữa nhà phát hành game PC và hacker. Các nhà phát hành thường từ chối đi sâu vào cách thực hiện vì sợ chi tiết của bản vá game gợi ý hacker điều chỉnh phần phần mềm gian lận. Ngoài ra, họ cũng khởi động chương trình săn tiền thưởng để cộng đồng hỗ trợ khắc phục lỗ hổng trong trò chơi. Chẳng hạn, Riot tăng giá trị giải thưởng lên 100.000 USD cho bất cứ ai tìm ra lỗi trong hệ thống Vanguard.
Tung bằng chứng bị hack "củ hành" trong Call of Duty: Mobile VN, game thủ "kêu oan" nhưng cộng đồng lại chê cười Mới đây, một game thủ Call of Duty: Mobile VN đã quay clip để chứng minh mình gặp hack trong game nhưng lại nhận được một phản ứng trái ngược của cộng đồng. Cũng giống như nhiều sản phẩm eSports khác, Call of Duty:Mobile VN không tránh khỏi hiện tượng bị "hack nhập". Ngay cả trong phiên bản quốc tế lẫn Việt Nam,...