Các hiệp hội FDI đề nghị TP.HCM nhanh chóng nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất
Tại Hội nghị gặp gỡ với lãnh đạo TP.HCM, các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài ( DN FDI) kiến nghị TP.HCM nhanh chóng nâng cấp và mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, sớm đẩy nhanh tiến độ dự án Metro đô thị, giải quyết cơ bản vấn nạn kẹt xe, ô nhiễm… để tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Sáng 23.3, lãnh đạo TP.HCM đã có buổi đối thoại với các doanh nghiệp FDI với chủ đề “TP.HCM hội tụ nguồn lực, kiến tạo tương lai”.
Các DN FDI trao đổi nhiều vấn đề tại hội nghị. Ảnh: H.V
Phát biểu kiến nghị với lãnh đạo TP, nhiều Hiệp hội các DN FDI cho rằng TP.HCM cần tập trung giải quyết các vấn đề vướng mắc về thủ tục hành chính, vấn nạn kẹt xe, hạ tầng… để tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Hiệp hội thương mại châu Âu, nhiều nhà đầu tư châu Âu đầu tư ngày càng nhiều vào TP, cho thấy TP.HCM là điểm đến hấp dẫn. “Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ TP.HCM khai thác quyền chủ động trong việc thu hút đầu tư DN FDI. Tuy nhiên, TP.HCM cũng cần phải cải thiện nhiều vấn đề vướng mắc để chúng tôi cùng song hành với sự phát triển của TP”, vị đại diện Hiệp hội châu Âu kiến nghị.
Theo vị đại diện này, vấn đề lớn hiện nay của TP là hạ tầng. Theo đó, TP.HCM cần nhanh chóng nâng cấp và mở rộng sân bay Tây Sơn Nhất, sớm hoàn thiện dự án đường sắt đô thị (Metro), phải di chuyển các cảng biển ra khỏi nội ô TP… để giảm kẹt xe, ô nhiễm môi trường.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chào mừng các đại biểu FDI. Ảnh: H.V
Mục tiêu của TP phải tập trung giải quyết vấn đề giao thông, cần phát triển kết nối hệ thống giao thông công cộng, phải quy hoạch hợp lý. Phát triển công nghiệp kéo theo ô nhiễm môi trường, vì vậy cần phát triển năng lượng sạch. Ví dụ như phát triển điện mặt trời trên mái nhà của TP; xử lý chất thải, rác thải cần tăng việc tái sử dụng. Công trình xanh cần được khuyến khích phát triển, Hiệp hội vật liệu Việt Nam cần lưu ý xử dụng gạch không nung trong xây dựng.
Còn theo Hiệp hội DN Hoa Kỳ, việc thường xuyên thay đổi hiệu lực về pháp luật, nhất là thuế quan làm ảnh hưởng đến các DN đầu tư vào Việt Nam cũng như thành phố. Thói quan liêu vẫn tồn tại nên phải tăng cường kiểm soát.
“Đặc biệt, TP.HCM cần giải quyết cung cầu về năng lượng, minh bạch trong giá cả cung cấp điện cho DN. Hiện nay Chính phủ Việt Nam thường xuyên thay đổi giá điện một cách chưa thỏa đáng. TP.HCM cần có một chính sách đặc thù trong giá điện để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các DN Hoa Kỳ”, vị đại diện Hiệp hội DN Hoa Kỳ đề xuất.
Video đang HOT
Cũng theo đại diện của Hoa Kỳ, việc kiểm tra sau thông quan hải quan, kiểm tra thuế quan đang tạo ra sự lo lắng và gánh nặng cho các DN FDI, cả về vấn đề tốn thời gian.
Riêng Hiệp hội thương mại Úc thì nhìn ra vấn đề tắc nghẽn giao thông, chậm trễ xây dựng dự án metro,… sẽ kéo theo xu hướng đầu tư của các DN FDI vào TP bị giảm. Đại diện Hiệp hội Úc cho rằng TP cần ưu tiên giao thông công cộng, cung cấp chỗ giữ xe, hạn chế vận chuyển tư nhân vào khu vực trọng yếu,… để TP không tụt hậu. Nâng cấp hệ thống sân bay và vấn đề kẹt xe quanh khu vực này thì du lịch TP mới phát triển đúng tiềm năng.
“Điểm hạn chế lớn nhất hiện nay của TP là hồ sơ của các DN FDI thường bị trì hoãn, cung cấp không đúng hạn. Đây là thủ tục đầu tiên để thu hút nhà đầu tư mà lại là điều hạn chế thì làm mất điểm trước nhà đầu tư”, đại diện Hiệp hội DN Úc cho biết.
Cũng theo các Hiệp hội FDI, việc kiểm tra thuế quan đang làm các DN lo lắng vì nó có chiều hướng sau kiểm tra thì mức nộp thuế có xu hướng tăng. Điều này mất tính minh bạch, cạnh tranh, vừa làm mất thời gian của các DN. Thủ tục hành chính cũng rất nhiêu khê, quá nhiều chi tiết lặt vặt, không đáng để hành DN. “TP.HCM cần sớm cải thiện vấn đề thủ tục hành chính để thu hút các DN FDI hơn nữa, không làm tụt hậu mà ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư”, nhiều DN FDI kiến nghị.
Đối thoại với các DN, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết năm 2019, TP.HCM lấy trọng tâm là năm cải cách thủ tục hành chính. “Chúng tôi đang làm và làm quyết liệt để đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp các DN dễ dàng, nhanh chóng hơn khi đầu tư vào TP.HCM”, Bí thư Nhân nói.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân chào mừng các DN FDI tại hội nghị. Ảnh: H.V
Cũng theo Bí thư Nhân, tính từ năm 2016 – 2018, thu hút FDI vào TP.HCM đạt 17,8 tỷ USD, dẫn đầu trong cả nước; giúp TP đóng góp 27% vào ngân sách quốc gia. Năm 2019 là năm TP tăng tốc để hoàn thành nhiệm vụ kinh tế niên hạn 2016 – 2020, theo đó TP đang tập trung lớn vào 9 nhóm giải pháp, nhằm để TP phát triển nhanh hơn.
Cụ thể, thứ nhất TP tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án bị vướng mắc, ví dụ như dự án Metro số 1. Vừa qua lãnh đạo TP đã làm việc với các nhà thầu Nhật, Việt Nam xung quanh dự án này tuy bị chậm nhưng nhất định cuối năm 2020 cơ bản hoàn thiện để đầu 2021 đưa vào vận hành.
Thứ hai, đẩy mạnh cổ phần hóa DN nhà nước, thu hút vốn xã hội;
Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện đề án đô thị thông minh gắn với khu đô thị sáng tạo phía Đông, hoàn thành nghiên cứu, công bố quy hoạch phát triển logistic của TP, hoàn thành đề án xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm tài chính khu vực, ban hành chiến lược phát triển du lịch, xây dựng một khu công nghiệp mới quy mô hơn 300ha cho các nhà đầu tư nghiên cứu sáng tạo và DN khởi nghiệp.
Bên cạnh đó, TP sẽ tiếp tục tổ chức nhiều cuộc hội thảo để tìm ra các giải pháp phát triển cho TP trong tương lai gần.
“Hiện nay chúng tôi đã đưa ra danh sách 245 dự án kêu gọi đầu tư vào TP. Chúng tôi mong các hiệp hội FDI nghiên cứu xem xét tư vào các dự án này. Và trong hội thảo này mong các bạn góp ý để TP phát triển nhanh hơn cũng như cho ý kiến các bạn đang gặp khó khăn gì để cùng tìm cách khắc phục”, Bí thư Nhân nói.
Cùng đó, Bí thư Nhân chỉ đạo UBND TP.HCM cũng như các sở, ngành cần lắng nghe cầu thị để khắc phục những gì mà các DN FDI kiến nghị, góp ý.
Theo Danviet
"Cần sớm công bố kết luận toàn diện về dự án Thủ Thiêm"
Sau khi Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu "kiến nghị Thanh tra Chính phủ sớm công bố phần còn lại liên quan đến dự án Thủ Thiêm".
Một số người dân ở Thủ Thiêm cho biết: "Vấn đề này người dân Thủ Thiêm cũng luôn yêu cầu và đề nghị Thanh tra Chính phủ sớm công bố sai phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan".
Sai phạm ở Thủ Thiêm cần được làm rõ và công bố
Sáng 22.1, phát biểu tại Hội nghị của ngành Nội chính Đảng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân lại đề cập đến vụ Thủ Thiêm. Theo ông, vừa qua Thanh tra Chính phủ đã kết luận bước đầu cho thấy các cơ quan quản lý có những sai sót, "bài học lớn đặt ra khi giải quyết là nếu có sai sót thì phải nhận và có giải pháp phù hợp". Do vậy, Bí thư TP.HCM kiến nghị Chính phủ sớm công bố nội dung kết luận còn lại liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tại buổi gặp mặt báo chí đầu năm mới đây, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cũng nhắc đến quyền lợi của người dân Thủ Thiêm. Ảnh: H.V
"TP.HCM rất mong đợi sự công khai kết luận này vì vừa qua Thanh tra Chính phủ mới chỉ công bố những vấn đề liên quan đến dân, còn phần trách nhiệm chung thì chưa công bố", ông nói.
Vì sao Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đề nghị công khai vấn đề này? Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, trước đây Thanh tra Chính phủ công bố Kết luận thanh tra về vấn đề Thủ Thiêm (công bố ngày 4.9.2018), trong đó phần trọng tâm là công bố khu 4,3ha nằm ngoài ranh quy hoạch, sai phạm về khu tái định cư 160ha, sai phạm về đền bù giải tỏa...
Đặc biệt, trong phần kiến nghị xử lý, Kết luận thanh tra có yêu cầu TP.HCM thực hiện các bước như: Họp báo công khai kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ, xin lỗi người dân Thủ Thiêm; gặp gỡ đại diện các hộ dân khiếu nại liên quan đến phạm vi ranh quy hoạch, lắng nghe ý kiến các hộ dân...; hoàn thiện các chính sách bồi thường người dân khu 4,3ha, rà soát các trường hợp còn lại... Cuối cùng, trước ngày 30.11.2018, TP.HCM sẽ kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ông Lê Văn Lung nói về dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: H.V
Nói về kiến nghị của Bí thư TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân liên quan đến Thủ Thiêm như trên, ông Lê Văn Lung - đại diện cho hàng chục hộ dân Thủ Thiêm cho biết: "Không phải đến bây giờ ông Nhân kiến nghị như thế mà lâu nay người dân cũng đã khiếu nại, kiến nghị vấn đề này. Trong đơn khiếu nại, trong các cuộc tiếp xúc với chính quyền thành phố, người dân cũng luôn yêu cầu Thanh tra Chính phủ phải công bố kết luận làm rõ vấn đề sai phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án Thủ Thiêm để xử lý đúng tội, đúng pháp luật".
Người dân từng yêu cầu thanh tra toàn diện về Thủ Thiêm
Trước đó, trong tháng 10.2018 trong ba cuộc tiếp xúc của người dân Thủ Thiêm với Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, Trưởng Ban Tiếp dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp, người dân cho biết Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ ngày 4.9.2018 là kết luận nội bộ và chỉ liên quan đến một phần dự án Thủ Thiêm.
"Vì thế, trong các cuộc tiếp xúc với đại diện chính quyền TP cũng như tiếp xúc cử tri của Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, của nguyên Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm và các cuộc tiếp xúc với các cơ quan Trung ương... Người dân đều yêu cầu Thủ tướng Chính phủ thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra toàn diện dự án Thủ Thiêm và công bố kết luận toàn diện về dự án này", ông Lê Văn Lung cho biết.
Nước mắt dân Thủ Thiêm luôn rơi tại các buổi tiếp xúc. Ảnh: H.V
Trong các cuộc tiếp xúc đó, ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp dân Trung ương cho biết, các kiến nghị của người dân sẽ được ghi nhận và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương. "Đúng là kết luận ngày 4.9.2018 là kết luận nội bộ, liên quan đến một phần dự án Thủ Thiêm. Thanh tra Chính phủ đang hoàn thiện kết luận thanh tra toàn diện về dự án Thủ Thiêm và sẽ công bố cho người dân được biết trong thời gian sớm nhất", ông Điệp nói khi tếp xúc với người dân.
Theo nhiều người dân Thủ Thiêm cho biết, hiện nay người dân vẫn tiếp tục khiếu nại ranh quy hoạch của 5 khu phố thuộc 3 phường và chưa đồng thuận với kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố ngày 4.9.2018 về Thủ Thiêm.
Sáng 23.1, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp hơn 30 hộ dân Thủ Thiêm đang ở Hà Nội kiếu kiện. Ảnh: Người dân cung cấp
Theo tiết lộ của các hộ dân Thủ Thiêm, sáng nay (23.1) hơn 30 hộ dân Thủ Thiêm đang làm việc với Ban Dân nguyên thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại Hà Nội để bày tỏ những bức xúc cũng như đề nghị Ban Dân nguyện chuyển các kiến nghị của người dân qua các cơ quan chức năng để giải quyết nguyện vọng của người dân.
Theo Danviet
Bí thư TP.HCM: Bố trí nhà ở chung cư cho bà con Thủ Thiêm thuộc khu 4,3ha Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, bà con Thủ Thiêm trong khu 4,3ha muốn quay về lại chỗ cũ phải chấp nhận vào ở chung cư. Vì, theo ông khu 4,3ha tuy ngoài ranh quy hoạch nhưng nằm trong tổng thể dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, có nhiều dự án công trình hạ tầng giao thông, TP phải quy hoạch...