Các hành động nhỏ nhưng hiệu quả lớn trong ngăn chặn Covid-19
Cuộc chiến chống dịch Covid-19 hiện nay đòi hỏi không chỉ sự quyết liệt của nhà nước mà còn nỗ lực của mỗi người dân từ những hành động nhỏ nhất.
Thế giới tiếp tục quan ngại về dịch bệnh Covid-19, với con số mới nhất công bố chiều 8/3 là có 103 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo trường hợp nhiễm bệnh, hơn 106.000 người nhiễm bệnh và 3.600 ca tử vong.
Quyết tâm chống Covid-19. Ảnh: Taghribnews.
Ngoài các biện pháp cách ly những ca nhiễm, nghi nhiễm hay phong tỏa vùng đỏ tại một số quốc gia để ngăn dịch lan rộng, nhiều biện pháp được thực hiện đơn giản nhưng có thể mang lại hiệu quả để ngăn virus lan rộng.
Tại một số ngã tư ở thành phố Sukoharjo tỉnh Trung Java, Indonesia trong những ngày này xuất hiện những người được gọi là “siêu anh hùng” mặc các bộ đồ siêu nhân để phân phát một loại thức uống thảo dược truyền thống được gọi là Jamu.
Khi Indonesia bắt đầu thông báo các trường hợp nhiễm Covid-19, những thức uống miễn phí này được cho là sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vốn nổi tiếng với các đồ uống giàu gừng, nghệ và các loại thảo mộc truyền thống khác, một thành viên của nhóm cho biết, mục đích của kế hoạch là trấn an mọi người không quá hoang mang vì dịch và truyền tải thông điệp về việc song song với phòng dịch, cần phải tăng cường sức khỏe để giúp đẩy lùi bệnh tật.
Một thành viên trong nhóm cho biết: “Để phòng tránh các loại virus, đặc biệt là virus corona hiện đang lây lan trong xã hội, uống thảo dược này có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể”.
Mặc dù không chắc nước uống này có hiệu quả ngăn ngừa virus corona hay không, nhưng nhiều người cho biết với các thành phần thảo dược này rất tốt cho sức khỏe. “Thức uống này rất tốt và tôi đã uống nó. Tôi cảm thấy khỏe mạnh hơn và nó giúp tôi còn ăn ngon miệng hơn”.
Kể từ khi dịch lan rộng, cụm từ cách ly những người nhiễm hay nghi nhiễm đã quá quen thuộc. Tuy nhiên Thái Lan vừa áp dụng biện pháp mới đó là “cách ly tiền giấy cũ”. Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) đã đưa thêm 500 tỷ baht (15,91 tỷ USD) tiền mới vào lưu thông nhằm nâng cao tỷ lệ tiền giấy sạch không có SARS-CoV-2 tồn tại trên bề mặt. Ngoài ra, Ngân hàng cũng đang thu hồi và cách ly tiền giấy trong vòng 14 ngày trước khi đưa trở lại lưu thông. Những đồng tiền giấy mới được đưa vào chưa bao giờ được lưu thông và đảm bảo vệ sinh.
Du lịch đám cưới là một ngành kinh doanh đang bùng nổ ở Italy với các cặp vợ chồng nước ngoài từ các quốc gia như Anh, Mỹ, Australia đến để tổ chức sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mình. Tuy nhiên thành phố Rome của Italy đang đưa ra các quy định chặt chẽ để ngăn dịch lan rộng. Các biện pháp được đưa ra bao gồm tránh bắt tay hoặc ôm, giữ khoảng cách an toàn ít nhất một mét với người khác.
Một người thân của cô dâu vừa tổ chức đám cưới cho biết, virus Corona đã làm thay đổi các nghi lễ truyền thống của đám cưới: “Không khí đám cưới có sự thay đổi hẳn.Ví dụ như cô dâu nói với chúng tôi không ôm, không hôn chúc phúc nhé. Italy đang phải đối mặt với dịch bệnh nghiêm trọng nên cần phải tuân thủ”.
Video đang HOT
Ở vùng đất của các nụ hôn như Pháp, hôn má chào nhau là đặc trưng của người dân địa phương. Tuy nhiên nhiều người dân Pháp cũng phải thay đổi cách giao tiếp gần gũi này để tránh lây lan virus.
Một công nhân làm việc tại Công ty bảo hiểm Axa David Tagundi cho biết: “Các hoạt động này bị dừng hẳn. Cách hôn 2 lần không được áp dụng, thậm chí chúng tôi cũng không bắt tay”.
Thế giới đang căng mình chống dịch, với các biện pháp quyết liệt được đưa ra như Italy vừa công bố phong tỏa toàn bộ 16 triệu dân hay cách ly các vùng đỏ tại Hàn Quốc. Bên cạnh những biện pháp được thực hiện với quy mô lớn ở cấp chính phủ và địa phương, những hành động nhỏ như không bắt tay, tránh chào hỏi gần gũi, rửa tay thường xuyên, hắt hơi lên tay áo hoặc vai thay vì trên tay và vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng… là các biện pháp nhỏ nhưng mang lại hiệu quả chống dịch lớn./.
Theo Phạm Hà/VOV1 (tổng hợp)
Mặt trái của phương pháp luyện ngủ Cry It Out khiến nhiều cha mẹ giật mình
Ngay cả cha đẻ của phương pháp luyện ngủ Cry It Out cũng thừa nhận hối tiếc về một số lời khuyên đã đưa ra trong quá khứ.
Là một nhà tâm lý học, đã từng nghiên cứu rất nhiều về tâm lý trẻ em, tôi tin rằng trẻ phát triển tốt hơn nếu khi khóc, trẻ được bồng bế. Tôi nhận định phản đối phương pháp luyện ngủ Cry It Out (CIO) của bác sĩ Ferber.
Tôi thừa nhận rằng một trong những vấn đề khiến cha mẹ mệt mỏi, đau đầu là việc ngủ của con. Tuy nhiên, có rất nhiều những phương pháp nhẹ nhàng và hiệu quả hơn để giúp trẻ tự ngủ. Ngoài ra, bác sĩ Richard Ferber là bác sĩ nhi khoa chứ không phải là bác sĩ tâm lý, ông không được đào tạo về tâm lý trẻ sơ sinh.
Bác sĩ Richard Ferber, cha đẻ của phương pháp luyện ngủ Cry It Out.
Và một điều thú vị là trong những phỏng vấn gần đây, bác sĩ Ferber thừa nhận anh hối tiếc về một số lời khuyên mình đã đưa ra trong quá khứ. Anh cũng đồng thời cảm thấy buồn và tồi tệ khi các chuyên gia hiện nay khuyến khích các bà mẹ để mặc trẻ sơ sinh khóc, và theo ông chuyện trẻ sơ sinh ngủ chung với cha mẹ (co-sleeping) cũng rất tốt.
Phương pháp luyện ngủ CIO theo bác sĩ Ferber được mô tả như sau:
Khi luyện trẻ tự ngủ, bạn bắt đầu bằng cách để trẻ vào nôi và đi ra khỏi phòng trong 5 phút. Sau đó bạn đi vào trấn an, vỗ về và để bé khóc trong 10 phút. Sau 10 phút bạn lại đi ra và cứ để bé khóc tiếp trong 15 phút, sau đó lại quay vào vỗ về trấn an bé và thay quần áo nếu bé nôn hoặc đi vệ sinh... Cứ như thế thời gian để trẻ khóc kéo dài hơn và thường bé sẽ tự ngủ vì kiệt sức sau vài tiếng khóc lóc, có những bé khó chịu và nhạy cảm thì có thể khóc kéo dài cả đêm.
Sau một thời gian khóc và không được hồi đáp thì bé sẽ học được cách tự ngủ một mình. Tuy nhiên, ngay cả khi cha mẹ cùng nhất quán thực hiện phương pháp này thì nó không có hiệu quả với tất cả các bé. Có những em bé bị viêm tai giữa vì khóc quá nhiều làm tắc nghẽn tuyến tai và trong khi bé đang được điều trị viêm tai giữa, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không luyện theo phương pháp CIO nữa. Thế nhưng sau khi bé khỏi bệnh thì cha mẹ lại bắt đầu luyện phương pháp này lại từ đầu.
Phương pháp Cry it out không có hiệu quả với mọi trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa).
Hoặc đôi khi sự thay đổi bất kì trong môi trường của bé như khi bà lên thăm, trẻ bị bệnh...thì trẻ sẽ lại khóc khi ngủ và cha mẹ lại luyện lại phương pháp CIO. Quá trình này tiếp diễn và lặp lại khiến cha mẹ và trẻ phải chịu đựng nhiều lần.
Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc liên tục bỏ rơi và để trẻ khóc trong một thời gian sẽ gây ra những thay đổi cấu trúc não của trẻ vĩnh viễn và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ sau này. Tuy nhiên những bậc cha mẹ ủng hộ phương pháp này phản biện rằng, trong quá trình luyện ngủ họ thường xuyên vào phòng vỗ về để trấn an rằng các con sẽ không bị bỏ rơi, do đó trẻ không cảm thấy tổn thương và chỉ khóc để mè nheo.
Những nghiên cứu gần đây nhất chỉ ra rằng, khi trẻ bị khóc một mình, mức độ cortisol trong cơ thể bé bị tăng cao, đây là nguyên nhân khiến các bé cảm thấy đau buồn, lo lắng, căng thẳng. Nhưng điều bất ngờ là nghiên cứu cũng chỉ rõ rằng khi các bé được đặt trong phòng ngủ mà không khóc, nồng độ cortisol trong máu vẫn tăng cao. Các nhà khoa học giải thích đây là dấu hiệu cho thấy bé vẫn không thoải mái, nhưng tại sao bé lại không khóc? Bởi vì bé được "huấn luyện" rằng "nếu có khóc, mẹ cũng sẽ không đến".
Theo cuốn sách "Sience Parenting - nền tảng khoa học của làm cha mẹ" của nhà tâm lý trị liệu trẻ em người Anh, Margot Sunderland, đã đưa ra những nghiên cứu chứng tỏ việc để trẻ khóc một mình trong thời gian dài ảnh hưởng đến sự phát triển tối ưu não bộ của trẻ.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã làm thử nghiệm về khả năng phát triển EQ ( trí thông minh cảm xúc), chức năng não bộ của trẻ sơ sinh cũng như sự khác biệt về nền văn hóa và đưa ra nhận định rằng: Những đứa trẻ bị bỏ rơi khi ngủ phải chịu những tổn thương lâu dài đối với hệ thần kinh. Khi lớn lên những đứa trẻ này dễ nhạy cảm về cảm xúc, dễ bị rối loạn lo âu và hoảng loạn hơn.
Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là nếu bố mẹ vẫn vào phòng trấn an con thì có bảo vệ được trẻ khỏi những nguy cơ lên não bộ và tâm lý trẻ so với CIO hay không? Một số quan điểm chống lại phương pháp CIO cho rằng khi bố mẹ vào phòng trấn an nhưng lại phớt lờ cảm xúc của trẻ thì chỉ làm tăng thêm sự khó chịu của trẻ và làm giảm lòng tin của trẻ dành cho cha mẹ mà thôi.
Rất khó để đánh giá đúng sai hoàn toàn đối với phương pháp này vì trong sự phát triển trẻ sơ sinh còn rất nhiều yếu tố khác tác động tới. Tuy nhiên, những tài liệu chỉ rõ rằng tình trạng khóc kéo dài và không thoải mái ở trẻ sơ sinh khiến tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm nồng độ oxy trong máu, dự trữ năng lượng và oxy máu bị suy giảm, tạo áp lực stress lên tim. Cortisol, adrenaline và các hormone căng thẳng khác tăng vọt làm rối loạn hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Điều đó giải thích hợp lý cho việc lặp đi lặp lại trạng thái này khiến não bộ của trẻ phát triển khác thường, dễ bị kích thích và căng thẳng hơn so với bình thường.
Chúng tôi biết rằng ngay cả đối với người lớn, khi gặp một trải nghiệm hoảng loạn như tai nạn xe hơi có thể gây ra phản ứng căng thẳng cực độ và ảnh hưởng tâm lý kéo dài sau nhiều năm. Do đó vì nhịp tim và huyết áp của trẻ sơ sinh tăng vọt trong phương pháp CIO, những trải nghiệm không dễ chịu do phương pháp này đem lại có thể khắc sâu vào trí nhớ của trẻ vì sự hoảng loạn có thể tạo cảm xúc mạnhmẽ sau rất nhiều năm.
Vì vậy, càng ngày càng có nhiều luận điểm phê phán phương pháp của bác sĩ Ferber vì một số điểm chính sau:
1. Ferber là một bác sĩ nhi khoa không được đào tạo về tâm lý học
Mặc dù phương pháp của bác sĩ Ferber hướng đến mục tiêu "rèn trẻ tự ngủ trên giường riêng của trẻ" nhưng nó lại mang đến hệ lụy và những hậu quả không ngờ tới.
2. Trẻ học được rằng trẻ không thể tin tưởng dựa vào cha mẹ khi trẻ cần
Nếu trẻ có cảm giác thường xuyên bị bỏ rơi khi trẻ cần cha mẹ nhất, thì trẻ sẽ cảm thấy vô vọng, bất lực trong việc bày tỏ cảm xúc với thế giới xung quanh. Và điều quan trọng nhất trẻ cần học là sự tin tưởng vào cha mẹ, tin tưởng vào thế giới. Vậy tại sao cha mẹ lại không hỗ trợ điều đó, không ở cạnh bên khi trẻ cần?
3. Trẻ học được rằng cha mẹ sẽ không giúp đỡ trẻ khi trẻ cần
Khi cha mẹ đi vào phòng kiếm tra và nhắc nhở con đi ngủ đi, nhưng các bé lại không thể ngủ, điều này có thẻ do trẻ cảm thấy cha mẹ đang cố tình làm cho trẻ không thoải mái.
4. Những bài học đầu tiên đầu đời của trẻ sơ sinh này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và thế giới quan của trẻ mãi mãi
Một số nhà phê phán phương pháp của bác sĩ Ferber cho rằng những đối tượng mất ngủ, hay tỉnh giấc giữa đêm là nạn nhân của phương pháp CIO.
Tôi hiểu rằng có những trường hợp trẻ luyện ngủ theo phương pháp CIO sẽ ngủ sau vài phút và đó thể hiện sự hiệu quả của phương pháp. Tuy nhiên phương pháp này vẫn mang lại những rủi ro và hậu quả nặng nề. Trong khi đó có những phương pháp luyện ngủ nhẹ nhàng hơn để trẻ có thể tự ngủ từ 3 tháng tuổi. Hãy tham khảo thêm những bài viết của tôi về phương pháp rèn ngủ cho trẻ.
Richard Ferber là một bác sĩ nhi khoa đồng thời cũng là người sáng lập và la cưu giam đôc điêu hanh Trung tâm chuyên vê Rôi loan giâc ngu ơ tre em cua bênh viên Nhi Đông ơ Boston (Mỹ).
Margot Sunderland là một nhà tâm lý học và tâm lý trị liệu trẻ em người Anh. Bà là Giám đốc Giáo dục và Đào tạo tại Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Trẻ em và Thành viên danh dự tại Đại học London Metropolitan. Bà có kinh nghiệm làm việc với gia đình và trẻ em trong hơn 30 năm.
Theo Helino
Kinh hãi trước sở thích phòng the "bệnh hoạn" của Hoàng đế La Mã Hoàng đế La Mã cổ đại có rất nhiều người tài năng nhưng bên cạnh đó là hàng loạt những "tật" khiến ai nghe cũng phải khiếp sợ. Theo ghi chép, hoàng đế La Mã cổ đại là những người rất thông thái, công bằng và đáng tin. Nhưng không ít người coi những vị đứng đầu đế chế La Mã cổ xưa...