Các hãng xe rục rịch quay lại Iran
Các hãng xe phương Tây đã chờ đợi một thời gian dài để quay trở lại Iran, thị trường ô tô lớn nhất Trung Đông. Một khi quay lại nơi này, họ sẽ đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ Trung Quốc, theo Financial Times.
Các hãng sản xuất ô tô thế giới đang háo hức quay lại Iran – Ảnh: Reuters
Russia Today hôm 16.7 đưa tin một khi thỏa thuận hạt nhân được Iran tuân thủ, rào cản trừng phạt quốc tế sẽ được dỡ bỏ. Khi đó, từ các hãng sản xuất xe Pháp như Peugeot Citron và Renault cho đến các thương hiệu xế hộp xa xỉ như Bentley của Volkswagen đều sẽ cố gắng giành chỗ đứng trong thị trường nước này.
Theo tờ The Wall Street Journal, Peugoet có kế hoạch chuyển công nghệ và nguồn phụ tùng về địa phương để sản xuất dòng xe có thiết kế và máy móc mới. “Dự án này sẽ là bước nhảy vọt, thỏa thuận hạt nhân Iran cho phép các bước tiến đáng kể hiện hữu trong những cuộc thảo luận của chúng tôi”, Christophe Quemard, giám đốc khu vực châu Phi và Trung Đông của hãng Peugoet cho biết.
Peugeot Citron và Renault đã thống trị thị trường Iran. Hãng nhập khẩu toàn bộ linh kiện để các hãng nội địa Iran như Khodro và Saipa lắp ráp. Peugeot sản xuất khoảng 400.000 vào năm 2012 – năm hãng này rời bỏ thị trường Iran vì áp lực từ General Motors, công ty nắm giữ 7% cổ phần hãng ở thời điểm đó.
Vikas Sehgal, người đứng đầu mảng ô tô toàn cầu tại ngân hàng đầu tư Rothschild cho hay đến cuối thập niên, Iran có thể trở thành một trung tâm khu vực quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô khi tăng số xe sản xuất lên 3 đến 4 triệu chiếc mỗi năm.
Video đang HOT
Tuy vậy, “những nhà sản xuất ô tô phương Tây sẽ phát hiện những thay đổi mới trong bối cảnh thị trường, gây ra bởi các đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc”, nhà phân tích Zakia Subhan thuộc hãng LMC nói. Đơn cử, Zhejang Geely đang để tâm đến việc mở một nhà máy sản xuất 20.000 chiếc ô tô nhập khẩu 100% linh kiện mỗi năm ở Iran.
Hãng Chery Auto, Lifan Industry và Jianghuai (Trung Quốc) thời gian qua đã hưởng lợi từ sự vắng mặt của các đại gia ô tô Pháp ở Tehran. Thời gian Iran chịu lệnh trừng phạt từ quốc tế, các hãng sản xuất Trung Quốc điền vào chỗ trống ở thị trường này bằng cách cung cấp xe với giá cạnh tranh.
Hôm 14.7, Iran cùng 6 nước khác, bao gồm Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc, đã ký một thỏa thuận quan trọng về việc giải quyết các vấn đề dài hạn trong chương trình hạt nhân Iran. Các lệnh trừng phạt hiện chưa được dỡ bỏ vì Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) còn phải xác nhận rằng Tehran sẽ thực hiện đúng thỏa thuận.
Ngoài các hãng phương Tây, giới doanh nghiệp Nga cũng đang quan tâm đến thị trường bán 900.000 chiếc ô tô và sản xuất 1,1 triệu chiếc trong năm ngoái, theo tờ Financial Times. Bộ Công thương Nga cho hay Moscow và Tehran đang thảo luận về việc thành lập liên doanh sản xuất xe hơi và thiết bị xây dựng đường bộ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Những quan điểm trái chiều về thỏa thuận hạt nhân Iran
Thỏa thuận hạt nhân với Iran có thể được xem là di sản quý báu trong sự nghiệp chính trị của Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhưng nó lại không gây ấn tượng với những nhà phê bình có tư tưởng hoài nghi khi quan ngại rằng nó không có gì chắc chắn và có thể đi chệch đường ray bất cứ lúc nào.
Ông Obama xem thỏa thuận đạt được là một bước tiến lịch sử, trong khi nhiều nhà phê bình không chia sẻ quan điểm này. (Nguồn: Telegraph)
Ông Obama hôm 15/7 đã có bài phát biểu tán dương thỏa thuận đạt được ở Vienna như một nhân tố giúp thế giới an toàn hơn. "Thỏa thuận này cho thấy chính sách của nước Mỹ có thể mang đến những thay đổi thực tế và có ý nghĩa, thay đổi có thể khiến đất nước chúng ta và cả thế giới an toàn hơn" - ông Obama tuyên bố.
Sau 18 ngày đàm phán tại thủ đô Vienna của nước Áo, Mỹ và Iran đã nỗ lực tháo ngòi căng thẳng trong mối quan hệ thù địch suốt thập kỷ qua. Thỏa thuận dài 159 trang mới đạt được đã vạch ra rằng, Tehran cần phải hạn chế chương trình phát triển hạt nhân trong nước để đổi lấy việc gỡ bỏ cấm vận.
Ngay khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận rằng Iran đã tuân thủ thỏa thuận trên, họ sẽ cho phép gỡ bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ và EU từng áp đặt đối với Tehran trước đó. Và như vậy, đất nước có dân số 75 triệu dân được xem là một trong những nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất thế giới sẽ phá bỏ thế bị cô lập. Các lệnh trừng phạt đối với Iran dự kiến sẽ được gỡ bỏ trong khoảng thời gian 6 tháng.
Tuy nhiên, các nhà phê bình, giới chính trị gia và ngay cả một số đồng minh của Mỹ ở khu vực Trung Đông lại không chia sẻ quan điểm trên; đa số đều cho rằng thỏa thuận này có khi lại giúp họng súng hạt nhân của Iran trở nên nguy hiểm hơn.
Điểm yếu dễ thấy nhất của thỏa thuận này lại chính là các chính sách của nước Mỹ. Tổng thống Barack Obama chỉ có 60 ngày để thuyết phục Quốc hội để thông qua thỏa thuận này, trong khi các nghị sỹ đảng Cộng hòa vốn có tư tưởng phản đối thỏa thuận hạt nhân với Iran lại đang giành ưu thế trong Quốc hội; đó là còn chưa kể nhiều nghị sỹ đảng Dân chủ của ông Obama cũng không hứng thú gì với việc đàm phán với Tehran.
Các văn bản trong thỏa thuận nêu rõ rằng Iran cần phải giảm kho uranium được làm giàu ở mức thấp khoảng 98%, đóng cửa 2/3 các lò phản ứng và cho phép các thanh tra viên của LHQ tiếp cận các cơ sở hạt nhân trong vòng 25 năm tới. Tuy nhiên, một số cơ sở hạt nhân tiên tiến nhất mà Iran đang sở hữu lại không bị kiểm soát, điều này khiến nhiều nhà phê bình vốn có quan điểm cáo buộc Tehran có tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân có lý do để kêu gọi bác bỏ thỏa thuận trên.
Vậy nên chỉ vài giờ sau khi Nhà Trắng tuyên bố thỏa thuận này, Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner lên án thỏa thuận này, cho rằng "thay vì việc ngừng sự lan tràn của vũ khí hạt nhân ở Trung Đông, thỏa thuận này dường như châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trên toàn cầu".
Thượng nghị sỹ Bob Corker, Chủ tịch ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, cũng chỉ trích gay gắt thỏa thuận Vienna, nói rằng: "Iran sẽ tiếp tục là nước bảo trợ khủng bố hàng đầu thế giới. Việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt sẽ giúp chính quyền Tehran thu được khoản tiền lớn đủ để trở thành mối đe dọa nguy hiểm đối với Mỹ và các đồng minh".
Theo Nhà Trắng, thỏa thuận mới đạt được với Iran sẽ giúp Mỹ đảm bảo được sự an toàn cho các đồng minh ở Trung Đông nhờ "tháo ngòi hạt nhân" của Tehran, nhưng thực tế cho thấy các nước đồng minh đó lại cực lực phản đối thỏa thuận trên. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 15-7 đã gọi thỏa thuận này là một "sự sai lầm lịch sử", cho rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm vận với Iran sẽ giúp cho nước này "thu về hàng trăm tỷ USD để vận hành bộ máy khủng bố và mở rộng sự hung hăng của mình khắp Trung Đông".
Theo Khánh Duy
Đại đoàn kết
Tác động của thỏa thuận lịch sử giữa Iran và P5+1 Sau 18 ngày thương lượng căng thẳng với thời hạn chót liên tục bị đẩy lùi, ngày 14/7 đã đi vào lịch sử khi Iran và P5 1 đạt được thỏa thuận hạt nhân toàn diện, chấm dứt 18 tháng "cân não" trên bàn đàm phán và mở ra chương mới trong hợp tác giữa Iran và phương Tây. Thỏa thuận đánh dấu...