Các hãng xe ở Malaysia ‘làm ăn’ ra sao trong năm 2020?
Hiệp hội sản xuất ô tô Malaysia (MAA) vừa công bố kết quả doanh số bán xe năm 2020 với con số tiêu thụ chỉ đạt 529.434 xe, giảm 75.000 xe, tương ứng giảm 12% so với năm 2019.
Kết quả này khá ảm đạm trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành. Đầu năm 2020, Hiệp hội dự báo khá lạc quan, cho rằng các nhà sản xuất ô tô tại Malaysia có thể bán được khoảng 607.000 xe. tăng nhẹ so với con số 604.287 xe bán được trong năm 2019. Tuy nhiên, các dự báo liên tục thay đổi.
Tháng 5/2020, đúng lúc dịch bùng phát mạnh mẽ và nhiều quốc gia phải ban hành lệnh cách ly toàn xã hội, MAA cho rằng, quy mô thị trường sẽ chỉ còn 400.000 xe. Sau đó, MAA nâng mức dự báo lên thành 470.000 xe sau khi thị trường có tín hiệu tích cực hơn nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ thông qua việc miễn thuế tiêu thụ đặc biệt.
Dưới đây là phân tích nhanh của trang Paultan về tình hình doanh số bán ô tô tại Malaysia trong năm 2020:
Đứng số 1 trong 45 thương hiệu xe tại Malaysia vẫn là Perodua với 220.163 xe. Tuy nhiên, sản lượng này ít hơn 20.178 xe so với con số 240.341 xe mà hãng đã bán được trong năm trước. Nhà sản xuất ô tô nội địa này đã dẫn đầu thị trường từ năm 2006 và tiếp tục giữ vững vị trí số 1 dù doanh số bán hàng giảm 8,4% trong năm vừa qua.
Mặc dù không đạt được dự báo ban đầu là 240.000 xe từ đầu năm 2020, nhưng doanh số cuối năm đã vượt quá dự báo 210.000 chiếc từ tháng 8 của hãng. Điều ấn tượng là bất chấp việc thị trường bị thu hẹp, hãng xe quốc dân này vẫn tăng thị phần từ 39,8% năm 2019 lên 41,6% vào năm ngoái.
Video đang HOT
Mẫu xe Proton
Cán đích ở vị trí thứ hai là Proton, vẫn là một hãng xe nội địa. Có rất nhiều lý do để hãng hài lòng với kết quả của năm 2020. Đây là một trong số ít các thương hiệu xe du lịch đã đạt được sức hút về doanh số bán hàng, 108.524 xe đã đến tay khách hàng, tăng 8.341 chiếc so với 100.183 chiếc trong năm 2019.
Mặc dù mức cải thiện tăng 8,3% không phải là một bước nhảy vọt như năm 2019 đã đạt được (doanh số bán hàng tăng 54,7% so với năm 2018), nhưng thực tế là họ đã đạt được con số cao trong một năm đầy biến động, chứng minh cho thực tế là người mua đang đổ xô trở lại với thương hiệu.
Công ty cũng vinh dự có số cổ phiếu tăng giá cao nhất trong năm ngoái với thị phần tăng từ 16,6% lên 20,5%. Perodua và Proton hiện nắm giữ hơn 60% thị phần tổng hợp (chính xác là 62,1%), cao nhất kể từ năm 2003.
Hãng xe Nhật Bản- Honda giữ vị trí thứ ba – 60.468 xe, bán được ít hơn 24.950 chiếc (tương đương giảm 29,2%) so với năm 2019.
Ở vị trí thứ 4, sát nút là Toyota với 58.501 xe, giảm tới hơn 10.500 xe, tương ứng giảm 15% so với năm 2019.
Doanh số của Nissan cũng giảm xuống còn 14.160 chiếc, giảm 33,3% so với năm trước. Cả ba thương hiệu này đương nhiên đều có hợp đồng về thị phần.
Sáu thương hiệu còn lại trong Top 10 xe đứng đầu thị trường thuộc về các hãng xe liên doanh như Nissan, Mazda, Mitsubishi, BMW, Isuzu, Ford. Trong đó, Mazda và Mitsubishi tăng khiêm tốn. Hai hãng này lần lượt tiêu thụ được 12.141 xe, tăng 4,2% và 9.163 xe tăng 12,6%.
Đáng chú ý, ở 35 thương hiệu xe còn lại, có những thương hiệu lớn tại Malaysia bị sụt giảm nghiêm trọng về doanh số. Cụ thể như, Subaru giảm 57,3%, Peugeot giảm 45,4%, Volkswagen giảm 39,2% và Hyundai giảm 37,9%). Đặc biệt, hãng Kia giảm tới 77,9% so với năm 2019. Các con số này cho thấy một năm của các hãng xe tại Malaysia quả là một năm ‘đói kém’.
Xét về các thương hiệu cao cấp, Volvo là “ nhạc trưởng” duy nhất trong phân khúc ghi nhận thành công – hãng đã bán được 1.950 xe, nhiều hơn 3,6% so với 1.883 chiếc trong năm 2019. Bảng số liệu cũng cho thấy con số của BMW (và MINI) trong năm với doanh số bị chững lại dù từ đầu năm đến giữa năm vẫn tăng đều.
Đáng chú ý, cũng giống như ở Việt Nam, Mercedes-Benz đã ngừng báo cáo số liệu sau quý I năm ngoái nên tổng số xe bán được của hãng hiện cũng chưa được tiết lộ.
MAA lạc quan rằng thị trường ô tô Malaysia sẽ phục hồi vào năm 2021. Hiệp hội đã tự tin dự báo tổng doanh số bán xe sẽ tăng gần 8%, lên 570.000 xe trong năm mới này bởi chính sách kích cầu- miễn thuế TTĐB vẫn có hiệu lực đến ngày 30 tháng 6 năm nay.
Bảng doanh số bán xe năm 2020 tại Malaysia (Nguồn: Paultan)
Bugatti tạm dừng ra lò siêu xe mới vì 'dỗi' Volkswagen
Trong khi Volkswagen vẫn chưa định đoạt được số phận của Bugatti, Lamborghini và Ducati, thương hiệu xe siêu sang Pháp gần như đang đóng băng để chờ phán quyết cuối cùng được đưa ra.
Lựa chọn của Volkswagen cho 3 thương hiệu cao cấp trên khá mở từ bán đứt, tái cơ cấu lại đội hình cho tới... giữ nguyên như cũ và chờ thị trường phản hồi tích cực hơn. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra trong tháng 11 tới nhưng tương lai bất định có vẻ như đang khiến những cái tên nói trên tỏ ra khá chán nản, trong đó có Bugatti.
Chia sẻ với Bloomberg, chủ tịch Bugatti Stephan Winkelmann khẳng định họ từng bàn thảo về một mẫu xe thứ 2 bên cạnh Chiron nhưng dự án này đã bị đình trệ tạm thời do đại dịch COVID-19 và đến thời điểm hiện tại không một dòng sản phẩm tương lai nào còn được nhắc tới.
Dù vẫn nói tới COVID-19 như nguyên nhân chính dẫn tới việc dự án xe mới bị đình trệ, các lãnh đạo Bugatti chắc chắn cũng không thể hài lòng với Volkswagen khiến bầu không khí trong công ty u ám hơn do chính tập đoàn Đức làm lộ thông tin "úp mở" về việc bán Bugatti cho đối tác Rimac.
Bên cạnh đó, việc không chịu đầu tư cho Bugatti phát triển công nghệ truyền động hiệu suất cao cho chính họ (mà sau đó có thể phục vụ các thương hiệu cùng tập đoàn khác như Bentley hay Lamborghini) cũng có thể là một yếu tố khiến hãng xe Pháp "phật lòng" và thể hiện thái độ phản đối.
Dù vậy, nhìn nhận dưới ánh mắt của VW, việc hãng không dám đầu tư mạnh cho Bugatti, Lamborghini hay Ducati trong mảng xe điện cũng phần nào hiểu được khi thách thức kinh tế do COVID-19 gây ra là quá lớn.
Trong khi khoản đầu tư này dành cho công nghệ tương tự ở phân khúc phổ thông hơn (chẳng hạn cho Audi/Porsche/Volkswagen) chắc chắn thu lại kết quả tốt, thành tựu tương tự ở hạng mục mô tô và xe siêu sang lại là dấu hỏi lớn và có nguy cơ đổ sông đổ bể nếu khách hàng không chấp nhận hướng đi mới.
Bất chấp việc tạm ngưng phát triển xe mới, Bugatti nhìn chung vẫn có kết quả không tồi trong năm 2020 với (dự kiến) doanh thu kỷ lục và một năm 2021 đã được đặt hàng trước 70 tới 80% lượng xe sản xuất.
BMW M đã vượt mặt Mercedes-AMG trong năm 2020 Mặc dù trải qua một năm đầy khó khăn, BMW M vẫn có mức tăng trưởng dương, vượt qua đối thủ sừng sỏ Mercedes-AMG. Cụ thể, trong năm 2020, doanh số toàn cầu của thương hiệu xe hiệu suất cao BMW M đạt 144.218 chiếc, tăng trưởng hơn 5,9% so với năm trước. Đây được xem là một thành quả lớn khi đa...