Các hãng xe nhập khẩu kiến nghị được ưu đãi lệ phí trước bạ như xe lắp ráp
11 hãng ô tô, trong đó có Audi, Volvo, Porsche, Volkswagen…, gửi ý kiến góp ý về quy định hỗ trợ giảm lệ phí trước bạ.
Ngày 25/10, đại diện các nhà Nhập khẩu Ô tô được ủy quyền chính hãng tại Việt Nam (VIVA) đã gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Quốc hội xung quanh vấn đề ưu đãi lệ phí trước bạ.
Theo đó, kiến nghị được đưa ra bởi 11 nhà nhập khẩu xe bao gồm Audi, Aston Martin, Bentley, Ferrari, Maserati, Jaguar & Land Rover, Jeep, Subaru, Porsche, Volkswagen, và Volvo. Đại diện các đơn vị này kiến nghị ô tô nhập khẩu (CBU) cũng cần được áp dụng ưu đãi tương tự xe sản xuất và lắp ráp trong nước (CKD).
Các đơn vị nhập khẩu xe chính hãng gửi kiến nghị lên Thủ tướng. (Ảnh minh họa: Bảo Linh)
Video đang HOT
Ngày 8/10, Chính phủ đã có cuộc họp về chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, đến nay chưa có quyết định chính thức về vấn đề này. Còn trong văn bản của VIVA có nêu: “Chúng tôi được biết rằng Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ lần thứ hai đối với riêng ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, nhằm hỗ trợ các công ty ô tô trong đại dịch Covid-19″.
Chính sách giảm 50% thuế trước bạ đối với các xe lắp ráp trong nước (từ ngày 28/6 đến 31/12/2020) đã cho thấy hiệu quả. Tuy nhiên VIVA cho rằng đây cũng là “sự phân biệt đối xử ưu tiên xét trên toàn quốc”.
Trong năm 2020, lượng xe khách bán ra đã tăng 3% so với năm 2019, số lượng CKD lắp ráp trong nước tăng 19%, còn số lượng CBU nhập khẩu nguyên chiếc giảm 33%. Đối với xe thương mại, tổng số lượng đã sụt giảm 19%, trong khi số lượng CKD lắp ráp trong nước giảm 16% trong khi đó, số lượng CBU nhập khẩu nguyên chiếc giảm 25%.
Đến nay (26/10) vẫn có quyết định chính thức về việc giảm lệ phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước. (Ảnh minh họa: HMV)
“Các hạn chế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam đang được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh ô tô”, văn bản của VIVA nêu. “Do đó, chúng tôi đề nghị việc giảm lệ phí trước bạ cũng cần phải áp dụng chung cho cả CKD và CBU, mà đây cũng sẽ là sự hỗ trợ cho toàn cộng đồng”.
Khảo sát tại một số showroom, chưa có thông tin chính thức về việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp nhưng không ít khách hàng đã có tâm lý chờ đợi. “Nhìn từ năm 2020, chính sách hỗ trợ đã giúp khách hàng tiết kiệm từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng, do đó người mua mong chờ cũng là điều dễ hiểu”, Giám đốc kinh doanh tại một đại lý nói.
Một chuyên gia trong ngành xe cho rằng sức mua của thị trường ô tô những tháng cuối năm sẽ hồi phục, sau thời gian dài giãn cách xã hội. Nếu chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô được thông qua sẽ thúc đẩy thị trường hơn nữa, đặc biệt khi nhu cầu mua sắm cuối năm tăng cao.
Các hãng ô tô đua nhau cắt giảm sản lượng sản xuất xe
Ảnh hưởng của việc thiếu chip trên toàn cầu, các nhà sản xuất ô tô đua nhau cắt giảm sản lượng trong quý cuối của năm 2021.
Hyundai Motor cho biết việc thiếu chip khiến cho các phương tiện của họ sẽ tiếp tục làm gián đoạn sản xuất trong quý IV và sang năm sau, phủ bóng đen lên doanh số bán hàng toàn cầu của "gã khổng lồ" ô tô Hàn Quốc.
Hyundai là công ty trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ 5 thế giới cùng với Kia Motors, cho biết doanh số bán ô tô của họ đã giảm 9,9% xuống còn 899.000 xe trong giai đoạn tháng 7-9 so với một năm trước. Nguyên nhân là do công ty đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo các chip quan trọng được sử dụng để sản xuất trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt toàn cầu cũng đang ảnh hưởng đến các nhà sản xuất xe khác.
Thông báo này được đưa ra khi Hyundai công bố thu nhập kém hơn dự kiến trong quý 3 do các vấn đề về chip. Lợi nhuận hoạt động của công ty đạt 1,6 nghìn tỉ won (1,4 tỷ USD) trong ba tháng tính đến tháng 9, trở nên đen đủi từ khoản lỗ 314 tỉ won một năm trước khi công ty trích lập hơn 2 nghìn tỉ won dự phòng cho việc thu hồi. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lại giảm 14,8% so với quý II.
Doanh thu tăng 4,7% lên 28,9 nghìn tỉ won trong quý thứ ba so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 4,8% so với quý trước. Công ty ghi nhận lợi nhuận ròng 1,5 nghìn tỉ won sau khi lỗ ròng 189 tỉ won trong cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 25% so với ba tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 6.
Hyundai đã cắt giảm mục tiêu doanh số hàng năm xuống 4 triệu xe từ 4,16 triệu do sự gián đoạn này. Nó cũng đã điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư xuống 8 nghìn tỉ won trong năm nay.
Trước đó, 6 nhà sản xuất ô tô khác cũng công bố kế hoạch cắt giảm sản lượng do tình trạng thiếu chip trên toàn cầu gồm: Nissan, Toyota, Mazda, Mitsubishi, Subaru và Suzuki.
Bảng giá xe Toyota tháng 10: Toyota Vios tăng ưu đãi lên đến hơn 34 triệu đồng Từ ngày 20/10, Toyota Vios sẽ được hưởng chương trình ưu đãi bao gồm hỗ trợ lệ phí trước bạ và camera hành trình với giá trị có thể lên đến hơn 34 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng so với ưu đãi trước đó. Toyota Việt Nam đang phân phối 5 phiên bản của Toyota Vios với mức giá lần lượt: Toyota...