Các hãng viễn thông Canada có thể không được đền bù nếu Huawei bị cấm
Chính phủ Canada cho rằng quyết định cấm thiết bị của Huawei tham gia dự án mạng 5G, nếu được ban hành, xuất phát từ lý do an ninh quốc gia nên họ không có nghĩa vụ phải đền bù.
Các doanh nghiệp Canada có thể chịu thiệt hại nếu Huawei bị cấm. (Ảnh: AP)
Chính phủ Canada đã đánh đi tín hiệu về khả năng sẽ không đền bù cho các hãng viễn thông lớn của nước này, nếu các thiết bị của tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc) bị cấm sử dụng trong những hệ thống mạng 5G. Kịch bản này có thể châm ngòi cho một “cuộc chiến” giữa các hãng viễn thông Canada với chính phủ nước này, với mức yêu cầu bồi thường có thể lên tới 1 tỷ CAD (758 triệu USD).
Hiện Mỹ đang gây sức ép đòi Canada cấm thiết bị của Huawei Technologies trong các dự án mạng 5G. Theo một số nguồn tin, nếu lệnh cấm chính thức được ban hành, các công ty Canada bị ảnh hưởng bày tỏ mong muốn được chính phủ đền bù vì họ sẽ phải gỡ bỏ thiết bị của Huawei đang có mặt trong mạng lưới hiện hành.
Tuy nhiên, chính phủ Canada, vốn đang tìm cách gây sức ép đề nghị các nhà mạng cắt giảm cước viễn thông bị cho là quá cao, dường như không có ý đề cập đến phương án đền bù.
Video đang HOT
Chính phủ Canada cho rằng quyết định cấm thiết bị của Huawei, nếu được ban hành, xuất phát từ lý do an ninh quốc gia nên họ không có nghĩa vụ phải đền bù. Theo một nguồn tin của chính phủ, giới chức liên bang cũng lo ngại về dư luận nếu giới chức Ottawa trao hơn 1 tỷ CAD cho các công ty lớn.
Trong hai năm qua, chính phủ liên bang Canada đã tiến hành nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến khả năng cho phép Huawei tham gia các dự án mạng 5G tại nước này, nhưng hiện vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy Ottawa sẽ sớm đưa ra quyết định cuối cùng.
Trong khi đó, hai hãng viễn thông Bell Canada và Telus Corp đã thông báo sẽ hợp tác với Ericsson (Thụy Điển) và Nokia (Phần Lan) trong hệ thống mạng 5G, mặc dù cả Bell Canada và Telus Corp đều đang sử dụng thiết bị Huawei trong mạng 4G của mình.
Các chuyên gia phân tích của Scotiabank ước tính Bell sẽ mất khoảng 300-350 triệu CAD trong 3-5 năm để tháo dỡ thiết bị của Huawei khỏi hệ thống. Trong khi đó, BMO đánh giá mức thiệt hại của Telus sẽ gấp đôi so với Bell./.
Canada cảnh báo công dân ở Hong Kong
Canada cảnh báo công dân ở Hong Kong rằng họ phải đối mặt nguy cơ "bị giam tùy tiện" sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh với đặc khu.
"Luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong có hiệu lực vào ngày 1/7/2020", chính phủ Canada cho biết trong một thông báo hôm nay. "Bạn có nguy cơ bị giam bất cứ lúc nào trên cơ sở luật an ninh này và có thể bị dẫn độ về Trung Quốc đại lục", thông báo cho hay.
Thông báo được chính phủ Canada đưa ra sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc hôm qua thông qua luật an ninh Hong Kong. Luật dự kiến áp dụng hình phạt tối đa là tù chung thân, trái với thông tin chỉ quy định mức án tối đa 10 năm tù như trước đó và có hiệu lực từ hôm nay, ngày kỷ niệm 23 năm Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc.
Cảnh sát Hong Kong được triển khai tại trạm tàu điện ngầm Sha Tin trong thành phố, hôm 12/6. Ảnh: Reuters.
Luật an ninh Hong Kong làm dấy lên lo ngại về số phận chính sách "một quốc gia, hai chế độ", cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao khi Anh trao trả đặc khu cho Trung Quốc năm 1997. Trong khi đó, Bắc Kinh khẳng định luật trên thực tế củng cố nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển.
Cảnh báo của Canada cho thấy mối lo ngại ngày càng gia tăng của một số chính phủ phương Tây sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh Hong Kong.
Quan hệ giữa Canada và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, với việc cựu nhà ngoại giao Canada Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor bị giam, chỉ 9 ngày sau khi Canada bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ. Thủ tướng Canada Trudeau tuần trước nói việc Trung Quốc bắt và truy tố hai công dân Canada với cáo buộc gián điệp là tùy tiện và vì mục đích chính trị.
Trung Quốc tới nay đã chặn hàng tỷ USD nông sản xuất khẩu của Canada, được coi như động thái trả đũa vụ bắt Mạnh Vãn Chu. Trudeau cho biết ông lấy làm tiếc về "quyết định chính trị của chính phủ Trung Quốc" tiếp tục gây áp lực với Canada.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay cáo buộc gián điệp chống lại hai công dân Canada không liên quan đến việc Canada bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, đồng thời tuyên bố không có cái gọi là "giam giữ tùy tiện" ở Trung Quốc.
Hành động bắt Mạnh Vãn Chu của Canada đã gây rạn nứt ngoại giao chưa từng có với Trung Quốc. Bắc Kinh nhiều lần tố Ottawa là "kẻ đồng lõa với Mỹ" nhằm nỗ lực hạ bệ tập đoàn công nghệ Huawei khi ra phán quyết bất lợi cho bà Mạnh.
Mạnh Vãn Chu tố Mỹ đưa bằng chứng sai cho Canada Nhóm luật sư của Mạnh Vãn Chu cáo buộc Mỹ cung cấp bản tóm tắt bằng chứng "không chính xác" nhằm khiến Canada dẫn độ bà Mạnh. "Bà Mạnh phản ánh bản tóm tắt bằng chứng về cơ bản là không chính xác và dựa trên những sai sót có chủ ý hoặc thiếu kiểm định thận trọng, thiếu tính cụ thể, do...