Các hãng TV nhắm đến thị trường Trung Quốc
Việc Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành thị trường TV LCD lớn nhất thế giới khiến cho LG quyết định mở nhà máy sản xuất TV đầu tiên tại đây.
Thị trường TV LCD Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh. Ảnh: Phys
Theo truyền thống, các hãng TV của Nhật luôn tập trung các nhà máy sản xuất chính của mình tại Nhật, tương tự như vậy là các hãng Hàn Quốc và Trung Quốc cũng luôn đặt nhà máy chính của mình tại quê hương. Tuy nhiên LG là nhà sản xuất lớn đầu tiên thay đổi truyền thống trên khi hãng này bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất TV LCD đầu tiên đặt tại Trung Quốc. Kéo theo đó, Samsung cũng có một kế hoạch tương tự nhưng dự định nhưng sẽ bắt đầu từ cuối năm. Còn các nhà sản xuất của Nhật cũng đang dần dịch chuyển nhà máy sang các thị trường mới như Đài Loan, Trung Quốc nhằm cắt giảm chi phí.
Video đang HOT
Nhà máy sản xuất LCD thế hệ thứ 8 vừa mới được LG xây dựng tại Guangzhou Trung Quốc. Đây sẽ là nơi cho ra các loại màn hình TV LCD cỡ lớn và sẽ bắt đầu hoạt động chính thức từ năm 2014. Một trong những lý do chính để LG đưa ra quyết định trên là bởi vi Trung Quốc đã trở thành thị trường TV LCD lớn nhất thế giới hiện nay. Theo Display Search, riêng trong năm 2011 đã có tới 44,5 triệu chiếc TV LCD được bán ra tại Trung Quốc, chiếm gần 25% trị trường TV toàn cầu. Tới năm 2012, con số này được dự đoán sẽ còn tăng mạnh hơn nữa.
Theo Số Hóa
Tuổi thọ của TV Plasma có thể lên đến 54 năm
Trong khi đó, TV LCD dùng công nghệ đèn florescent có thời gian sử dụng chỉ từ 30 nghìn đến 60 nghìn giờ.
Tuổi thọ của TV có thể là 54 năm hoặc vài năm tùy theo người dùng. Ảnh: DigitalProduct.
Tuy nhiên, thuật ngữ "tuổi thọ" (lifespan) mà các nhà sản xuất sử dụng khi mô tả thiết bị không nói đến thời gian sử dụng của thiết bị đến khi ngừng hoạt động hoàn toàn, mà chỉ nói đến chất lượng của sản phẩm, cụ thể là độ sáng của màn hình.
Phương pháp phổ biến nhất để đo tuổi thọ của TV là số giờ sử dụng cho đến khi TV có độ sáng chỉ bằng một nửa so với lúc mới mua về. Có nghĩa là vào thời điểm đó vẫn xem được như bình thường, nhưng với màn hình ít sáng hơn mà thôi.
TV Plasma thường được cho là có độ bền cao hơn với tuổi thọ thiết bị trung bình cỡ khoảng 100 nghìn giờ đồng hồ. Trong khi đó, các TV LCD dùng công nghệ đèn florescent có thời gian sử dụng chỉ từ 30 nghìn đến 60 nghìn giờ. TV LED mặc dù ít nói đến vấn đề này tuy nhiên thời gian sử dụng cũng chỉ tương tự như các loại LCD khác.
Như vậy nghĩa là, nếu bạn xem trung bình 5 giờ đồng hồ mỗi ngày, một TV Plasma sẽ giảm độ sáng xuống còn một nửa (hết tuổi thọ) sau 54 năm. Trong khi đó, TV LCD sẽ có thời gian sử dụng là khoảng 16 năm. Nhưng nếu bạn dùng 24/24 giờ mỗi ngày, bạn sẽ phải thay thiết bị mới trong vòng 10 năm (TV Plasma) hoặc vài ba năm (với LCD, LED).
Thực tế cho thấy, màn hình mọi loại TV đều tối hơn theo thời gian sử dụng. Thời gian này kéo dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể, nếu càng để quá sáng, tuổi thọ của màn hình càng ngắn. Vì thế, các thao tác đơn giản như giảm sáng đèn sau của TV, hay giảm đèn độ tương phản màn hình trên TV Plasma cũng sẽ kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là nếu cứ xem một chiếc TV màn hình mờ mờ tối tối liên tục thì bạn sẽ dùng được nó vĩnh viễn.
Theo Số Hóa
Vì sao TV Plasma "chết"? Theo công ty nghiên cứu thị trường NPD DisplaySearch, thị phần TV Plasma trong năm 2012 giảm xuống chỉ còn 5,3% so với thị phần vốn đã rất ít ỏi 7,4% của năm 2010. Phải chăng loại màn hình này đang chết dần khi những công nghệ màn hình mới xuất hiện và nhu cầu giảm chung của thị trường TV? Panasonic TV...