Các hãng taxi bắt đầu giảm giá cước từ 300-1000 đồng/km
Các hãng taxi H à Nội đã chính thức kê khai giảm giá cước taxi với mức giảm thấp nhất là 300đồng/km và cao nhất là 1.000đồng/km…
Tin tức trên báo TTXVN, theo thống kê từ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, tính đến chiều 25/2, đã có 41 doanh nghiệp vận tải kê khai giảm giá cước taxi qua các lần giảm giá xăng dầu gần đây.
Trong lần giảm cước này, có thể kể đến các hãng có số lượng xe lớn như Mai Linh, Vạn Xuân, taxi Hoàn Kiếm…
Đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh (taxi Mai Linh) cho biết, đơn vị đã vừa gửi văn bản đến các cơ quan chức năng thông báo giảm giá cước 500 đồng/km đối với taxi 4 chỗ và 600 đồng/km đối với taxi 7 chỗ. Thời gian bắt đầu thực hiện kể từ ngày 26/2.
Đối với giá cước taxi Mai Linh tại các tỉnh và thành phố khác, đơn vị này sẽ căn cứ trên tình hình thực tế của mỗi địa phương để điều chỉnh giảm giá cước cho phù hợp.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hãng taxi Vinasun cho biết sẽ giảm cước vận tải taxi 500 đồng/km. Cụ thể, với taxi chạy phạm vi dưới 30km, mức cước chỉ còn 14.000 đồng/km (xe 5 chỗ), 15.000 đồng/km (xe 8 chỗ) và 16.000 đồng/km (xe 8 chỗ đời mới).
Báo Tiền phong đưa tin, các doanh nghiệp vận tải hành khách khác cũng đã đăng kí giảm giá vé nhưng giảm theo kiểu… lấy lệ.
Bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông) cho biết, đã có 17 doanh nghiệp đăng ký giảm giá vé và đã niêm yết trên tại quầy vé. Ngoài Công ty Vận tải Hoàng Hà (xe Yên Nghĩa – Yên Bái) giảm 10.000 đồng/vé thì hầu hết đều ở mức “nhỏ giọt”, từ 2.000 – 5.000 đồng/vé. Các doanh nghiệp như: HTX Vận tải Bình Minh (đi Hoà Bình), Công ty ô tô Phú Thọ (đi Phú Thọ), Cty Hải Hưng (đi Hải Dương)… đều có mức giá giảm chỉ… 2.000 đồng/vé.
Các hãng taxi Hà Nội đã chính thức kê khai giảm giá cước taxi với mức giảm thấp nhất là 300đồng/km và cao nhất là 1.000đồng/km. (Ảnh minh họa).
Còn tại Bến xe Mỹ Đình, mức giảm giá mạnh nhất là 10%, còn lại các doanh nghiệp chỉ giảm giá 1-5%. Có doanh nghiệp như Cty CP Đức Thuận, có 2 nốt xe đi Tân Sơn, Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) chỉ giảm giá 1.000 đồng/vé (tương đương 2%). Công ty CPTM&DV Phúc Hưng có tuyến Mỹ Đình – Hiền Lương giảm từ 67.000 đồng xuống 66.000 đồng/vé (giảm 1%)…
Video đang HOT
Tại Bến xe Giáp Bát, ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Xí nghiệp quản lý bến xe phía Nam cho biết, tính từ đầu tháng 1 đến ngày 25/2 đã có 25 đơn vị vận tải giảm cước trên tổng số 150 đơn vị đang được bến quản lý, tức là chưa đến 20% số đơn vị giảm giá cước và mức giảm không đồng đều giữa các đơn vị. Nhiều đơn vị giảm ở mức 3-4%, có những đơn vị giảm ở mức gần như tối thiểu như Công ty cổ phần Phúc Hưng giảm khoảng 1,54%, Chi nhánh Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ du lịch Phương Trang chỉ giảm 1,45%. Còn nếu tính từ thời điểm gần nhất giảm giá xăng, đến nay chưa có đơn vị nào giảm giá cước vận tải.
Đại diện hãng xe Anh Huy (tuyến Yên Nghĩa – Hải Phòng), đơn vị vừa giảm giá vé 5.000 đồng, xuống mức 70.000 đồng/vé/lượt phân trần: Hiện chúng tôi đã chuyển đi tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Để đáp ứng xe chạy tốc độ cao trên tuyến cao tốc, nhà xe đã phải nâng cấp xe mới. Chính mức phí cao tốc quá cao hiện nay khiến doanh nghiệp rất khó giảm giá mạnh.
Ông Đoàn Văn Dũng, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ vận tải Thanh Sơn (Quảng Ninh) cho biết, đã thực hiện giảm giá cước trên toàn bộ các tuyến với mức giảm từ 5-7%. “Chúng tôi đang tính phương án giảm giá tiếp nhưng nếu giảm sâu quá thì đơn vị không có lãi mà còn vấp phải sự phản đối của các nhà xe khác. Ngoài ra, xăng dầu chỉ là một trong số những yếu tố đầu vào quyết định giá dịch vụ, bên cạnh còn nhiều yếu tố khác như việc tăng phí cầu đường, chi phí nhân công tăng… nên việc giảm giá cần tính toán một cách hợp lý”, ông Dũng nói.
Giá vé máy bay đồng loạt giảm
Trước đó, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải của Bộ Giao thông Vận tải cho biết đến thời điểm này tất cả các hãng hàng không Việt Nam đã thực hiện giảm giá vé theo giá nhiên liệu.
Cụ thể, Vietnam Airlines giảm giá từ 9-80% giá trần quy định, VietJet Air và Jetstar Pacific Airlines giảm từ 9-100% giá trần quy định (có những đợt khuyến mại, giá vé giảm chỉ còn 0 đồng).
Ông Trần Bảo Ngọc cũng cho biết qua quản lý giá cước của các hãng hàng không, năm 2015, cơ cấu giá vé khuyến mại từ 0 đồng của VietJet Air tăng 3,87 lần, giá vé trung bình giảm 8% so với năm 2014.
Trong năm nay, các hãng hàng không đều cam kết tiếp tục xây dựng và mở bán nhiều vé có mức giá rẻ và đưa thêm nhiều chương trình khuyến mại.
Về cách thức quản lý giá vé của các hãng hàng không, ông Trần Bảo Ngọc cho rằng, theo đặc thù bán vé của ngành hàng không là không bao giờ bán một mức vé mà bán vé ở nhiều dải giá khác nhau.
Chẳng hạn như trên cùng một máy bay đã được các hãng chia ra từng dải giá khác nhau dựa trên quan hệ cung cầu, giá vé phụ thuộc vào vị trí ngồi, thời điểm hành khách mua vé (mua vé càng sớm giá vé càng rẻ. Ngược lại, hành khách mua càng sát giờ bay giá vé càng đắt)…
Ông Trần Bảo Ngọc khẳng định nhiều người nhầm tưởng là chương trình khuyến mại của các hãng hàng không thực hiện đồng nghĩa như việc giảm giá vé là không đúng.
Ngành hàng không khác với ngành đường bộ ở chỗ là giá bán không được cao hơn mức giá trần do Nhà nước quy định và trong năm 2015, Nhà nước đã điều chỉnh mức trần ấy phù hợp với giá nhiên liệu giảm sâu.
Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tài chính chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc giảm mức giá trần.
“Hiện nay, tất cả các hãng hàng không ngoài việc bán giá vé rẻ, giá vé ưu đãi theo các chương trình khuyến mại và bán nhiều vé hơn ở các dải vé thấp, các hãng hàng không trong nước được ghi nhận đã bán vé thấp hơn mức giá trần do Nhà nước quy định.
Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, hành khách hoàn toàn yên tâm về công tác quản lý giá vé của các hàng không phù hợp với giá nhiên liệu,” ông Trần Bảo Ngọc cho hay.
Về căn cứ xây dựng mức giá trần cho các hãng hàng không, người đứng đầu Vụ Vận tải cho biết, mức giá trần sẽ được xây dựng tăng hay giảm phụ thuộc vào giá nhiên liệu.
Cụ thể khi có biến động tăng giảm giá nhiên liệu, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với Bộ Tài chính tính toán để quy định giá trần cho các hãng hàng không.
Theo NTD
Cước taxi chỉ giảm 300-600 đồng/km
Sau khi giá xăng giảm kỷ lục, một số hãng taxi đã có quyết định giảm giá cước dao động 300-600 đồng/km và chỉ áp dụng tại một số khu vực.
Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh vừa phát đi thông báo đã kê khai mức giảm giá cước là 500 đồng/km đối với xe 4 chỗ và 600 đồng/km với xe 7 chỗ. Mức giảm áp dụng chính thức từ ngày 26/2/2016 và chỉ đối với thị trường TP HCM.
Trao đổi với Zing.vn, ông Phạm Minh Sương, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh cho biết, trong bối cảnh giá xăng dầu trong nước giảm, đơn vị đã xác lập lại mức giá cước mới của tất cả các đơn vị trên toàn hệ thống.
Theo đó, sau khi hoàn tất thủ tục đã đăng ký kê khai, đơn vị sẽ áp dụng theo đúng thời gian quy định. Các thị trường còn lại, công ty cũng sẽ căn cứ trên tình hình thực tế của mỗi địa phương để điều chỉnh giảm giá cước phù hợp.
Một số hãng taxi đã có quyết định giảm giá cước song mức giảm chỉ 300-600 đồng/km và chỉ áp dụng tại một số địa phương.
Ngoài Mai Linh, tại thị trường TP HCM, Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) Hoàng Long cũng quyết định giảm giá cước 500 đồng/km, áp dụng từ ngày 26/2.
Chia sẻ với Zing.vn, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho biết, việc điều chỉnh giảm giá cước vận tải là tất yếu khi giá xăng giảm sâu.
Hiện tại, các đơn vị vận tải đã có kế hoạch giảm giá cước đồng loạt. Song thị trường được áp dụng mức giảm bị giới hạn, thường tập trung ở những thành phố lớn, đặc biệt là TP HCM. Trong khi đó, tại Hà Nội, mức giảm cao nhất chỉ là 300 đồng/km.
Đây cũng là mức giảm giá cước đầu tiên trong năm 2016 sau 4 lần giảm giá xăng liên tiếp kể từ đầu năm. Trước Tết, các doanh nghiệp taxi đã đồng loạt giảm giá cước, với mức giảm thấp nhất là 500 đồng/km.
Sau khi giá xăng dầu trong nước giảm, trong ngày 19-20/2, Liên Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính cũng đốc thúc các doanh nghiệp (DN) taxi nhanh chóng giảm giá cước. Phương án của Hiệp hội Taxi Hà Nội là trong 1-2 tuần tới, giá cước sẽ giảm ở khoảng 300 đồng/km.
Không đồng tình với phương án trên, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, giá cước taxi cần giảm xuống mức 9.500 đồng/km vì mức giá xăng dầu xuống thấp hơn năm 2009.
Trước đó, tại cuộc họp về việc điểu chỉnh giá cước ngày 22/2, Thứ trưởng phụ trách Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho rằng, giá xăng dầu giảm mạnh nhưng việc điều chỉnh giá cước vận tải chưa theo kịp, đặc biệt là loại hình vận tải bằng taxi gây bức xúc dư luận.
Ông Trường đề nghị sau cuộc họp, taxi và xe khách tuyến cố định cần tính toán để giảm giá ngay và đề nghị Bộ Tài chính ban hành quy trình triển khai kê khai giá một cách đơn giản không để mất nhiều thời gian, thủ tục.
Theo Zing
TP Hồ Chí Minh: Các đơn vị vận tải hành khách giảm giá cước Ngày 23-2, Ban quản lý Bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh) cho biết, sau đợt giảm giá xăng dầu ngày 18-2, hiện còn 7/28 doanh nghiệp vận tải chưa kê khai giảm giá. Dự kiến, ngày 24-2, các đơn vị này sẽ kê khai giảm giá cước với Sở Tài chính, với mức giảm khoảng từ 3 đến 4% giá vé. Các...