Các hãng ôtô Nhật Bản dự kiến lợi nhuận giảm do thiếu hụt chip
Chuyên gia Julie Boote thuộc Smithers Associates cho rằng một năm phục hồi mạnh mẽ của ngành sản xuất ôtô sau đại dịch COVID-19 sẽ bị hạn chế phần nào bởi tình trạng thiếu hụt về nguồn cung.
Lợi nhuận kinh doanh trong tài khóa 2020/2021 của Toyota Motor Corp. ước giảm 12,5%. (Nguồn: japantimes.co.jp)
Trong bối cảnh các hãng sản xuất ôtô lớn nhất Nhật Bản dự kiến công bố báo cáo lợi nhuận sụt giảm trong tuần này, giới đầu tư đang chờ đợi những đánh giá về tác động tương lai nào việc thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn cầu.
Các hãng sản xuất ôtô trên thế giới đã điều chỉnh hoặc tạm ngừng sản xuất trong vài tháng gần đây do nhiều yếu tố, gồm có nhu cầu đối với thiết bị điện tử tăng vọt cùng với tình trạng “khan hiếm” chip bán dẫn từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc.
Tình trạng mất điện ở bang Texas (Mỹ), nơi có nhà máy chip của một số hãng, và vụ cháy ở nhà máy chip của hãng Renesas Electronics Corp. tại Nhật Bản, càng làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nguồn cung chip.
Chuyên gia phân tích Julie Boote thuộc Smithers Associates nói: “Câu hỏi lớn đặt ra sẽ là các hãng sản xuất ôtô sẽ hạ dự báo lợi nhuận ở mức độ nào do sản xuất chậm lại dẫn đến doanh số giảm.” Theo chuyên gia này, một năm phục hồi mạnh mẽ của ngành sản xuất ôtô sau đại dịch COVID-19 sẽ bị hạn chế phần nào bởi tình trạng thiếu hụt về nguồn cung.
Video đang HOT
Giới chuyên gia cho rằng, dù nguồn cung hạn chế song nhu cầu ô tô tăng mạnh đẩy giá xe tăng, đặc biệt là ở Mỹ, giúp các hãng sản xuất ôtô tăng thêm nguồn thu.
Theo ước tính của 24 chuyên gia tham gia cuộc khảo sát của Refinitiv SmartEstim, lợi nhuận kinh doanh trong tài khóa 2020/2021 của Toyota Motor Corp. – hãng sản xuất ô tô lớn nhất thế giới theo doanh số – ước giảm 12,5% xuống còn 2.100 tỷ yen (19,30 tỷ USD). Dự báo, lợi nhuận của Toyota trong tài khóa 2021/2022 (từ tháng 4/2021-3/2022) có khả năng phục hồi và đạt 2.600 tỷ yen.
Giới phân tích cho biết thêm rằng trong khi nhiều đối thủ toàn cầu buộc phải cắt giảm sản lượng ôtô do thiếu chip bán dẫn , Toyota dường như không chịu ảnh hưởng từ việc thiếu hụt này nhờ chính sách dự trữ chip của hãng.
Refinitiv SmartEstim còn cho biết thêm rằng một công ty sản xuất ôtô khác của Nhật Bản là Honda Motor Co Ltd sẽ có lợi nhuận tài khóa 2020/2021 giảm 11% xuống còn 560 tỷ yen, trong khi Nissan Motor Co Ltd dự kiến thua lỗ 142 tỷ yen, tăng mạnh so với mức lỗ 40,5 tỷ yên của tài khóa trước. Trong tài khóa 2021/2022, giới chuyên gia dự báo lợi nhuận của Honda và Nissan sẽ đạt 791 tỷ yen và 141 tỷ yen.
Nissan dự kiến công bố báo cáo kinh doanh vào ngày 11/5, tiếp đến là Toyota vào ngày 12/5 và Honda vào ngày 14/5./.
Nhiều nhà sản xuất ô tô rơi vào cảnh "thất nghiệp" do tình trạng thiếu chip toàn cầu
Nhiều nhà sản xuất ô tô đang phải đối mặt với tình trạng thiếu chip bán dẫn, buộc phải đóng cửa hoặc cắt giảm năng suất tại một số nhà máy của mình.
Nhiều chuyên gia nhận định, tình trạng thiếu chất bán dẫn sẽ còn tiếp tục kéo dài đến hết năm nay. Nếu điều này trở thành hiện thực, ngành sản xuất xe ô tô sẽ thực sự rơi vào một cuộc khủng hoảng và lại "đắp chiếu" như năm 2020.
Nhiều hãng sản xuất xe hơi đã buộc phải tạm dừng hoặc cắt giảm một phần năng suất sản xuất để chống chọi với tình trạng thiếu chip toàn cầu
Việc thiếu hụt chip kéo dài đã khiến cho nhiều ông lớn như Toyota, Volkswagen, Fiat, Honda, Jaguar Land Rover... phải ngừng hoặc cắt giảm năng suất tại nhiều nhà máy. Giám đốc điều hành của Renault, ông Leca de Meo cho biết hãng này đã phải cắt giảm 100.000 chiếc xe lắp mới trong năm nay do thiếu chip bán dẫn.
Bên cạnh đó, hai ông lớn từ Đức là Volkswagen và Mercedes-Benz đã phải giảm giờ làm hoặc tạm ngừng sản xuất tại chính quê nhà. Nhà máy Stellantis ở Pháp cũng rơi vào tình trạng tương tự khi 2.000 nhân cùng rơi vào cảnh "thất nghiệp" tạm thời.
Mercedes-Benz cũng đã phải cắt giảm năng suất trong vài tháng vừa qua do thiếu chip bán dẫn
Hiện nhiều nhà sản xuất ô tô đang phải tìm cách để đối mặt với tình trạng thiếu chip bán dẫn có thể còn kéo dài này.
Đại diện của GM cho biết, hãng đang tiếp tục sản xuất các mẫu xe mới nhưng sẽ "để trống" một số bộ phận để chờ đợi nguồn chip bán dẫn. Sau khi đợt chip tiếp theo về, họ sẽ tiến hành lắp ráp hoàn thiện.
Trong khi, Stellantis cũng đã bắt đầu sản xuất lại dòng Peugeot 308 mới với 50% hiệu suất và trở lại dùng bảng điều khiển có đồng hồ tốc độ analog.
Tuy nhiên, đây đều là các giải pháp mang tính tình thế. Hầu hết các nhà sản xuất đều đang hy vọng tình trạng này sẽ chấm dứt sau sáu tháng đầu năm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất chip bán dẫn lại không tỏ ra lạc quan như vậy.
Volkmar Denner - CEO của Bosch, không tỏ ra lạc quan với tình trạng thiếu chip bán dẫn hiện tại
Volkmar Denner, CEO của Bosch, cho biết: "Tình hình sẽ không được cải thiện trong ngắn hạn". Chuyên gia kinh tế Đài Loan, Iris Pang, cũng chung quan đểm với CEO: "Tình trạng thiếu chi có nguy cơ sẽ kéo sang năm 2022 hoặc thậm chí là năm 2023. Hiện Đài Loan đang đối mặt với tình hình hạn hán nghiêm trọng và các công ty đều phải giảm lượng sử dụng nước. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới năng suất sản xuất chip bán dẫn tại quốc gia này."
Đến lượt Subaru tạm ngừng sản xuất vì thiếu chip bán dẫn Hãng xe Nhật Bản thông báo tạm ngừng hoạt động tại nhà máy Yajima ở tỉnh Gunma trong thời gian 10-27/4 do nguyên nhân thiếu chip bán dẫn. Subaru cho biết sẽ dừng hai dây chuyền sản xuất tại đây; một dây chuyền ngừng hoạt động 13 ngày làm việc và một dây chuyền còn lại là trong 8 ngày. Sự việc này...