Các hãng ôtô điện bị ngáng chân khi học theo Tesla
Các đại lý ở Michigan đang nỗ lực tìm cách ngăn các startup xe điện theo bước Tesla: bán ôtô trực tiếp cho khách hàng.
Những hãng như Rivian hay Lucid định làm theo Tesla, bán xe thẳng tới tay khách hàng mà không cần hệ thống đại lý như kiểu truyền thống. Nhưng ý định này có thể bị phá sản.
Một dự thảo được đưa ra hồi tuần trước tại Michigan có thể ngăn bất cứ hãng sản xuất nào, ngoài Tesla, kinh doanh giống cách mà hãng ôtô điện đã làm những năm qua. Có nghĩa những công ty như Rivian và Lucid sẽ không thể tự bán hàng cũng như sở hữu hệ thống dịch vụ và sửa chữa của riêng mình. Dự thảo sẽ được bỏ phiếu sớm nhất vào ngày 24/9.
Tesla hiện có cách kinh doanh “độc nhất vô nhị” trong ngành, khi không cần hệ thống đại lý nhượng quyền, mà bán trực tiếp cho khách hàng. Ảnh: Business Today
Video đang HOT
Động thái trên nằm trong nỗ lực đóng chặt cánh cửa phía sau Tesla – hãng đã chiếm ưu thế trong cuộc chiến pháp lý kéo dài một năm với các đại lý ôtô Michigan trong tháng 1. Khi đó, tổng chưởng lý Michigan đưa ra một giải pháp, cho phép Tesla giao thẳng xe cho khách và khách hàng cũng không còn phải rời khỏi bang Michigan để nhận xe ở nơi khác.
Điều khoản của tổng chưởng lý cũng cho phép hãng xe điện gián tiếp sở hữu các trung tâm dịch vụ tại Michigan thông qua một chi nhánh con. Trước đó, hàng nghìn xe Tesla lăn bánh ở Michigan nhưng phải đi làm dịch vụ ở bang lân cận là Ohio hoặc một bang nào đó.
Điều này khiến Tesla tách biệt khỏi Ford, General Motors (GM), Fiat Chrysler Automobiles (FCA) và các hãng ôtô khác, những đơn vị hoạt động theo luật đã có từ nhiều thập kỷ qua, theo những quy định nhằm ngăn các nhà sản xuất tự mở cửa hàng để cạnh tranh với các đại lý.
James Chen, một phó chủ tịch của Rivian nhận xét, rằng các đại lý ôtô “đang bảo vệ sự độc quyền thông qua pháp chế”.
Trong khi đó, Hiệp hội các đại lý ôtô Michigan (MADA), đại diện cho khoảng 600 đại lý xe mới của bang, nói rằng thỏa thuận với Tesla không thay đổi luật liên bang đang cấm bán xe trực tiếp, và dự thảo nhằm làm sáng tỏ bất cứ tham vọng nào.
Thỏa thuận của Tesla với tổng chưởng lý Michigan là Dana Nessel cũng giáng một đòn đau vào các đại lý và các hãng ôtô khi vẫn cố gây cản trở Tesla làm theo cách của riêng mình tại các bang khác.
Với Rivian, hãng xe điện 11 tuổi đã thu hút được khoản đầu tư khoảng 6 tỷ USD từ các “ông lớn” như Ford và Amazon. Hãng dự kiến bắt đầu sản xuất hai mẫu xe đầu tiên – một bán tải và một SUV chạy điện – từ giữa 2021 và đặt mục tiêu bán sản phẩm không cần hệ thống đại lý nhượng quyền. Rivian sẽ mở các showroom đầu tiên ở California và Illinois. Hãng đã có 2.400 nhân viên ở California, Michigan và một dây chuyền sản xuất ở Illinois.
Tesla xuất khẩu nhiều xe nhất ngành công nghiệp ôtô Mỹ
Hãng xe điện chiếm 35,4% tổng số xe xuất khẩu trong quý II, dẫn đầu toàn ngành tại quốc gia này.
Trong số 68.900 xe toàn thị trường Mỹ xuất khẩu quý II, có 24.407 xe là của Tesla. Hãng xe điện Mỹ đang trải qua một năm 2020 nhiều dấu ấn hơn bất cứ hãng xe nào trên thế giới. Thậm chí cách mà thương hiệu này xoay xở trước những rủi ro cũng rất ấn tượng. Dù nhà máy sản xuất ở Mỹ phải đóng cửa trong tháng đầu tiên của quý II, Tesla vẫn bán được hơn 90.000 xe.
Nhà máy Tesla ở Fremont. Ảnh: Electrek
Cụ thể, có 90.891 xe Tesla tới tay khách hàng, trong số này 36.800 xe được sản xuất tại nhà máy ở Fremont (bang Northern California), 29.684 xe khác xuất xưởng từ nhà máy ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Ấn tượng hơn thế là cách Tesla thay đổi mức thâm hụt thương mại của ngành ôtô Mỹ, quốc gia vẫn nhập khẩu rất nhiều trong những năm qua. Làn sóng xuất khẩu của Tesla bắt đầu tác động tới việc khách hàng Mỹ mua và bán xe.
Ở các quốc gia khác, như Đức và Nhật, những nơi có ngành ôtô lâu đời và bền vững, đều nghiêng hẳn về xuất khẩu, và đóng góp lớn vào nền kinh tế. Các thương hiệu Đức như Volkswagen, và những hãng Nhật như Honda, đều rất quen thuộc với các tài xế Mỹ từ nhiều năm qua.
Tuy nhiên, xe điện đang trở nên phổ biến hơn trên thị trường ôtô. Tesla, một công ty Mỹ, đang nắm giữ trách nhiệm dẫn đầu, và xuất khẩu đang chiếm "miếng bánh" lớn hơn tại thị trường Mỹ.
Tesla giờ đây đã có một nhà máy ở Trung Quốc, và một nhà máy khác đang xây dựng ở Berlin, Đức. Xuất khẩu từ Mỹ có thể giảm nhẹ. Nhưng nhà máy của hãng ở Fremont vẫn chịu trách nhiệm sản xuất để đưa xe tới nhiều thị trường khác trên thế giới.
Hưởng ưu đãi từ Trung Quốc, Tesla muốn xuất khẩu xe điện Thay vì mục tiêu từ đầu là sản xuất xe điện phục vụ cho thị trường Trung Quốc, Tesla đổi hướng muốn xuất khẩu. Nguồn tin của Bloomberg mới đây cho biết, hãng xe điện Tesla muốn xuất khẩu xe làm tại nhà máy ở Thượng Hải sang châu Á và châu Âu. Tesla đang là nhà sản xuất xe điện có doanh...