Các hãng ôtô dần phục hồi
Sản lượng và doanh số của các hãng xe trên thế giới đều dần tăng trở lại sau khoảng 8 tháng đình trệ vì Covid-19.
Tại thị trường Trung Quốc, Honda đã lập đỉnh mới trong tháng 9, đạt 189.060 chiếc. Đây là lần đầu tiên sản lượng tăng sau 13 tháng. Sản lượng tại châu Á cũng đạt mức cao kỷ lục trong tháng 9 với 232.621 chiếc xe được xuất xưởng. Ở các khu vực bên ngoài Nhật Bản, lần đầu tiên tăng so với cùng kỳ năm ngoái trong hai tháng, trong khi sản lượng trên toàn thế giới tăng sau 14 tháng, đạt 472.696 chiếc. Tuy nhiên doanh số tại thị trường trong nước của Honda vẫn đang giảm. Nửa đầu năm 2020, doanh số bán hàng của Honda tại Nhật Bản lần đầu tiên chứng kiến sự sụt giảm sau 4 năm với 281.586 chiếc được bán ra, bằng 74,2% doanh số năm ngoái mà hãng đạt được.
Nhà máy Honda ở Vũ Hán. Ảnh: Nikkei
Video đang HOT
Đối với Toyota, trong tháng 7, doanh số bán hàng và sản xuất toàn cầu có dấu hiệu phục hồi lên tới gần 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù doanh số bán hàng toàn cầu của Toyota trong tháng 7 đã giảm 12% so với tháng 7/2019, đây vẫn là tốc độ phục hồi nhanh hơn mức dự kiến. Dự báo trước đó là từ tháng 7-9, doanh số của hãng sẽ giảm 15%. Toyota cho biết sự phục hồi của hãng chủ yếu nhờ vào việc kinh doanh hiệu quả tại Trung Quốc (tăng 19,1%) và châu Âu (tăng 14,5%). Trong khi đó, kết quả kinh doanh tại Mỹ giảm 19% và Nhật Bản giảm 17%.
Porsche đã giao 191.547 xe cho khách hàng trên toàn thế giới kể từ tháng 1, giảm 5% so với năm 2019, tuy nhiên đây không phải là mức giảm nghiêm trọng. Như thường lệ, Trung Quốc là thị trường có tác động tích cực nhất đến doanh số bán hàng, với 62.823 chiếc Porsche được giao cho khách hàng trong nước – gần một phần ba tổng số xe giao trên toàn thế giới. Porsche sẽ tận dụng tối đa thành công của hãng bằng việc tái đầu tư 15 tỷ Euro (gần 18 tỷ USD) vào các công nghệ mới trong 5 năm tới.
Chủ tịch Hội đồng điều hành của Porsche, Oliver Blume, đặt một phần thành công vào các sản phẩm đa dạng và hấp dẫn khách hàng: “Chiếc 911 mới và chiếc xe thể thao thuần điện của chúng tôi, Taycan, đã thể hiện sức mạnh sáng tạo và doanh thu bán hàng đã vượt quá so với những gì chúng tôi kỳ vọng.”
Volvo tiếp tục dẫn chuỗi chiến thắng. Hãng xe đến từ Thụy Điển báo cáo doanh số bán hàng trên toàn cầu trong tháng 8 tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Châu Âu, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều báo cáo doanh số bán hàng nhiều hơn, đỉnh điểm là 51.239 xe được bán ra trong tháng. Theo Volvo, xe SUV chiếm 70,7% tổng doanh số của thương hiệu. Đồng thời với các mẫu Recharge chiếm gấp đôi thị phần so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra với chất lượng cao, sự tập trung về vấn đề an toàn cùng động cơ hybrid và thuần điện ấn tượng, xu hướng tích cực của Volvo có thể sẽ tiếp tục tăng dần vào năm 2021.
Trong tháng 3, Jaguar Land Rover tăng 53,3% sau khi các showroom và nhà máy mở cửa trở lại. Từ 1/7 đến 30/9, hãng xe Anh Quốc đã bán 113.569 chiếc trên toàn thế giới, tăng 74.067 chiếc so với ba tháng trước đó. Trong tổng số mẫu xe bán ra, có tới 27.247 chiếc Jaguar và 86,220 là Land Rover. Góp phần gặt hái doanh thu sau thời gian đóng cửa, là sự ra mắt mẫu Defender mới, với doanh số 4.508 chiếc trong tháng 9. Dự kiến các phiên bản mới của Land Rover Velar, Jaguar XF, XE và F-Pace sắp được bán ra và sẽ giúp doanh số tăng hơn nữa.
Các hãng ôtô nhộn nhịp mua bán hạn mức khí thải
Honda cùng FCA tạo liên minh với Tesla, Ford và Volvo bắt tay để trao đổi hạn mức khí thải, tránh bị phạt tại châu Âu.
Hồi tháng 4/2019, FCA (Fiat Chrysler Automobiles) đồng ý trả cho Tesla hàng trăm triệu USD nhằm kết nối với hãng xe điện Mỹ và tránh các mức phạt nặng do không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới ở châu Âu. Sau đó, Ford và Volvo cũng có ý tưởng tương tự. Và giờ đây, đến lượt Honda liên minh với FCA và Tesla.
Xe điện Model Y và ôtô động cơ đốt trong CR-V - đại diện của hai thương hiệu đang bắt tay nhau để chia sẻ hạn mức khí thải. Ảnh: EV Dave
Tuần trước, Honda đã nộp hồ sơ lên Ủy ban châu Âu (EC) và có thể đáp ứng các quy định về khí thải của tổ chức này trong năm nay. Những quy định này buộc các hãng sản xuất ôtô giảm lượng khí thải trung bình của số xe mới bán ra tại châu Âu với mức CO2 là 95g/km.
Mức phạt cho mỗi một gram vượt quy định là 112 USD và nhân lên theo khối lượng. Ví dụ, với 500.000 xe, sẽ là 58,8 triệu USD cho một gram vượt mức. Lúc này, hãng xe Anh Jaguar Land Rover đang đối mặt mức phạt 117 triệu USD do không đáp ứng quy định trên.
Hiện chưa rõ Honda sẽ phải trả bao nhiêu để mua lại hạn mức. Trong khi đó, Mike Manley, Giám đốc điều hành của FCA từng nói với các nhà phân tích hồi tuần trước, rằng hãng của ông sẽ trả hết tiền cho Tesla trong năm tới nhờ sự giúp đỡ để đạt các tiêu chuẩn khí thải.
Liên minh của Ford và Volvo cũng không hé lộ con số cụ thể. Thương hiệu xe Thụy Điển nói rằng họ vẫn có thể giúp các đối thủ đạt mục tiêu năm nay.
Liên minh châu Âu (EU) cho phép các hãng xe khác nhau (thậm chí là đối thủ của nhau) chia sẻ, trao đổi hạn mức khí thải nhằm tránh các khoản phạt rất nặng. Những trường hợp khác có thể nêu ra, như Volkswagen đã ký thỏa thuận với MG sau khi phải hoãn ra mắt dòng xe điện mới. Renault cũng từng nói rằng sẽ đồng ý lập đối tác cho một quỹ khí thải mở.
Các hãng ô tô "rục rịch" triển khai trạm sạc xe điện tại Việt Nam Porsche đã hoàn tất lắp đặt và chính thức đưa vào sử dụng hệ thống sạc điện cho ô tô đầu tiên tại Hà Nội, một phần trong nỗ lực dọn đường cho mẫu xe thể thao chạy điện Taycan. Đây cũng là động thái mới nhất của các hãng ô tô trong việc thúc đẩy sự phổ biến của xe chạy điện...