Các hãng ô tô thu lợi nhuận bao nhiêu trên mỗi xe bán ra?
Thống kê cho hay, Toyota thu lợi nhuận trung bình 533 euro (14,5 triệu đồng) trên mỗi xe bán ra, trong khi Volkswagen lỗ 415 euro tương ứng.
Volkswagen đang chịu khoản lỗ trung bình 415 euro trên mỗi xe bán ra, trong khi Toyota lãi cao hơn
Một nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Ô tô Đức (CAR) công bố ngày 18/8/2020 cho biết, kết quả tài chính của các nhà sản xuất ô tô trên thế giới 6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19, đã bộc lộ những “điểm yếu tiềm ẩn” của các hãng xe.
Cụ thể, thương hiệu có lãi lớn nhất trên mỗi xe bán ra là Porsche, kiếm được gần 10.000 euro trên mỗi chiếc ô tô, xếp sau là công ty Tesla của Mỹ với 2.890 euro mỗi xe và General Motors ở vị trí thứ ba với 780 euro lợi nhuận/xe.
Bên cạnh đó, Toyota kiếm được 533 euro/xe (tương đương 14,5 triệu đồng) trong khi nhà sản xuất ô tô Pháp PSA-Opel lãi 707 euro/xe trong nửa đầu năm, theo nghiên cứu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với mỗi chiếc xe bán ra, tập đoàn ô tô số 1 thế giới là Volkswagen đang chịu khoản lỗ 415 euro.
Ferdinand Dudenhoeffer, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ô tô Đức cho biết “Volkswagen chắc chắn phải có những điều chỉnh lớn hơn Toyota để tránh tai tiếng là nhà sản xuất ô tô số 1 nhưng lại thua lỗ”.
Theo nghiên cứu, sự hợp nhất sắp tới của PSA-Opel và Fiat Chrysler sẽ làm giảm thêm lợi thế của Volkswagen về quy mô kinh tế, đe dọa vị thế nhà sản xuất lớn nhất toàn cầu.
Đồng thời, Volkswagen được hưởng lợi đáng kể từ hoạt động kinh doanh của mình tại Trung Quốc. Volkswagen “phải tăng tốc độ điều chỉnh giai đoạn hậu Covid-19″, nghiên cứu CAR lưu ý.
Nếu không có hoạt động kinh doanh của Volkswagen tại Trung Quốc, mức lỗ trên mỗi xe du lịch thậm chí lên tới 631 euro. Nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Đức đã có thể giảm lỗ trên mỗi xe 34% thông qua các liên doanh của mình ở Trung Quốc.
Ông Dudenhoeffer nhấn mạnh: Việc kinh doanh ở Trung Quốc rất quan trọng đối với lợi nhuận của các nhà sản xuất ô tô Đức. Mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc là “một may mắn cho ngành công nghiệp ô tô của Đức”.
Các hãng sản xuất ôtô Nhật Bản vật lộn tại thị trường Hàn Quốc
Các hãng xe Nhật Bản đang gặp vô vàn khó khăn tại thị trường Hàn Quốc khi tâm lý bài hàng Nhật của người Hàn vẫn chưa chấm dứt, cùng với đó là những tác động từ dịch bệnh COVID-19.
Nissan đã phải "tháo chạy" khỏi thị trường Hàn Quốc do kinh doanh bết bát. (Ảnh: Reuters)
Nhiều nguồn thạo tin ngày 28/6 cho biết các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đang phải chịu một cuộc khủng hoảng kéo dài ở Hàn Quốc, khi căng thẳng thương mại giữa hai nước láng giềng vẫn còn âm ỉ trong khi dịch COVID-19 chưa hoàn toàn được kiểm soát.
Báo cáo kiểm toán của Honda cho thấy lợi nhuận hoạt động của tập đoàn này tại Hàn Quốc đã giảm mạnh xuống còn 1,98 tỷ won (1,64 triệu USD) trong khoảng thời gian từ tháng 4/2019-3/2020. Con số trên "lao dốc" từ mức 19,6 tỷ won (16,2 triệu USD) ghi nhận cùng kỳ năm trước.
Doanh thu của Honda cũng giảm 23% xuống còn 363 tỷ won (303,1 triệu USD) vào cùng giai đoạn. Doanh số bán xe của Honda tại Hàn Quốc cũng giảm 73% xuống còn 1.323 chiếc trong giai đoạn từ tháng 1-5/2020 so với cùng kỳ một năm trước đó.
Trong khi đó, Nissan đã quyết định rút khỏi Hàn Quốc sau 16 năm hoạt động, trong bối cảnh doanh số bán sụt giảm mạnh mẽ do tâm lý bài hàng Nhật của người Hàn Quốc chưa chấm dứt, đi cùng với những tác động của dịch COVID-19. Theo các số liệu, Nissan và thương hiệu cao cấp Infiniti đã ghi nhận doanh số bán lần lượt giảm 38% và 71% xuống còn 1.041 và 222 chiếc trong năm tháng đầu năm 2020.
Một nhà sản xuất Nhật Bản khác là Toyota và thương hiệu xe hạng sang Lexus cũng ghi nhận tình hình hoạt động ảm đạm giảm kéo dài, với doanh số bán xe giảm lần lượt 57% và 64% trong giai đoạn trên.
Căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản "nóng lên" từ hồi tháng 7/2019, Nhật Bản đã thắt chặt quy định về xuất khẩu các vật liệu công nghệ quan trọng cho việc sản xuất chất bán dẫn và màn hình sang Hàn Quốc. Khoảng một tháng sau, Nhật Bản cũng đã loại Hàn Quốc khỏi danh sách những quốc gia được ưu đãi trong các thủ tục thương mại.
Hàn Quốc coi các động thái này là sự trả đũa đối của Tokyo với các phán quyết của Tòa án Tối cao nước này hồi năm 2018. Khi đó, Tòa án Hàn Quốc yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân nước này bị ép buộc lao động trong thời chiến./.
Nhiều hãng ô tô phục hồi sản xuất đẩy giá cao su nhích lên Hiệp hội Các nước sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo, tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu trong giai đoạn từ tháng 8-10/2020 sẽ tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2019 do hoạt động kinh tế tại Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước tiêu thụ lớn khác dần cải thiện. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Dự báo...