Các hãng hàng không phương Tây gặp khó vì lệnh trừng phạt Nga
Lệnh cấm bay qua không phận của Nga đã đẩy chi phí nhiên liệu của hãng hàng không Canada và một số nước châu Âu, Bắc Mỹ tăng cao, khiến giá vé trở nên đắt đỏ hơn.
Lệnh cấm không phận của Nga có nghĩa là các chuyến bay đắt tiền hơn cho du khách từ Canada. Ảnh: Skynews
Theo cổng thông tin CTV News của Canada (ctvnews.ca) ngày 24/4, việc Nga đóng cửa không phận đã ảnh hưởng đến các hãng hàng không nước này nói riêng và châu Âu nói chung.
Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, các nước Canada, Mỹ, Anh và EU đã cấm các máy bay của Moskva bay qua không phận của họ. Đáp lại, Nga đã cấm các nhà khai thác của những nước này đi qua không phận của mình.
Các hãng hàng không châu Âu nằm trong số những hãng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, vì phải chuyển hướng máy bay qua các đường vòng kéo dài hàng giờ đồng hồ để đến châu Á và một số khu vực ở Trung Đông.
Hàng không của Canada cũng nằm trong số đó, với các chuyến bay đến Đông Á và Nam Á buộc phải hằng ngày vòng qua không phận Nga. Đi đường vòng có nghĩa là thời gian bay dài hơn, chi phí nhiên liệu và lao động cao hơn và cuối cùng là giá vé trở nên đắt đỏ hơn với hành khách trong bối cảnh lạm phát leo thang và du lịch quốc tế vốn đã đắt đỏ.
Video đang HOT
Helane Becker, một nhà phân tích hàng không của tập đoàn đầu tư đa quốc gia TD Cowen, cho biết: “Đó chắc chắn là một vấn đề tiêu cực đối với các hãng hàng không Mỹ và Canada. Việc phải bay vòng qua Nga, các hãng hàng không Canada đang đối mặt với việc tăng thời gian bay và chi phí nhiên liệu, đẩy giá vé vốn đã đắt của hành khách lên cao hơn”.
Đồng quan điểm trên, Duncan Dee, cựu Giám đốc điều hành của Air Canada nói: “Đường bay tối ưu giữa Canada và Đông Nam Á là đi qua không phận Nga”.
Hiện các tuyến đường bay đã được điều chỉnh cho thấy một dòng máy bay bay ổn định chạy dọc không phận Nga trên Biển Bering, dài hơn 10% so với tuyến đường họ thực hiện trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Chuyên gia Becker nói: “Điều đó làm tăng thêm giá vé cho người tiêu dùng”.
Giá vé một chiều của Air Canada từ Vancouver đến Hồng Kông đã tăng 41% trong khoảng thời gian từ tháng 1/2019 đến tháng 1/2023, theo công ty dữ liệu chuyến bay Cirium. Các chuyến bay của hãng này từ Toronto đến Delhi cũng có giá cao hơn 47% trong cùng khoảng thời gian.
Ngược lại, giá vé trung bình cho tất cả các chuyến bay – ngoài của Air Canada – giữa Vancouver và Hồng Kông thực sự đã giảm 22% trong khoảng thời gian từ tháng 1/2019 đến tháng 1/2023. Các chuyến bay giữa Toronto và Delhi chỉ tăng 25% với các hãng hàng không như China Airlines, Cathay Pacific và Air India – tất cả đều được miễn lệnh cấm vào không phận của Nga và có chi phí bay thấp hơn.
Ross Aimer, cựu phi công và Giám đốc điều hành của Aero Consulting Experts, cho biết tình hình này đặt Air Canada và các hãng hàng không bị cấm khác “vào thế bất lợi trong cạnh tranh”. Ông Aimer than thở: “Các hãng hàng không phương Tây không bay qua lãnh thổ Nga đang gặp bất lợi về tài chính. Hầu hết phần phía Bắc của thế giới là không phận của Nga”.
Châu Á không phải là thị trường lớn nhất của Air Canada, nhưng nó có thị phần đáng kể. Các chuyến bay đến các quốc gia Thái Bình Dương chiếm hơn 14% trong tổng doanh thu 17,23 tỷ USD của hãng vào năm 2019. Hơn nữa, việc đi lại giữa Trung Quốc và Bắc Mỹ đã tăng lên kể từ khi hai bên bắt đầu mở cửa trở lại sau các hạn chế đi lại kéo dài do COVID-19, nghĩa là các hãng hàng không phương Tây có thể khó cạnh tranh hơn.
Theo phát ngôn viên của Air Canada Peter Fitzpatrick, do các biện pháp của Nga, nhiều tuyến bay của hãng đến châu Á, Ấn Độ và Trung Đông đã bị “thay đổi một phần” và một số tuyến, chẳng hạn như Vancouver-Delhi, đã bị đình chỉ. Người phát ngôn này lưu ý, các tuyến đường dài hơn làm tăng chi phí và mức tiêu thụ nhiên liệu, đồng thời giảm sức chứa hành khách và tải trọng hàng hóa, khiến một số tuyến đường nhất định trở nên không cạnh tranh hoặc không khả thi về mặt kinh tế.
Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, các nước phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Nga. EU, Mỹ , Canada và các nước khác đã đóng cửa bầu trời đối với máy bay Nga và Moskva đã đáp trả bằng biện pháp tương tự. Theo The New York Times, các hãng hàng không Mỹ bị mất khả năng bay qua Nga đã kêu gọi Quốc hội và Nhà Trắng cấm các đối thủ nước ngoài bay qua không phận Nga.
Hãng hàng không nước ngoài sắp nối lại chuyến bay tới Nga
Trong khi nhiều hãng hàng không và quốc gia đang áp đặt các lệnh cấm bay và trừng phạt Nga thì có một hãng hàng không quyết định nối lại đường bay tới Nga.
Máy bay của Wizz Air Abu Dhabi. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN ngày 10/8, hãng Wizz Air Abu Dhabi thông báo sẽ khởi động lại các chuyến bay từ Abu Dhabi đến Moskva và sẽ bán vé từ ngày 3/10 tới.
Được thành lập vào tháng 12/2019, Wizz Air Abu Dhabi là công ty con của Wizz Air tại Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Wizz Air là một trong những hãng hàng không giá rẻ phát triển nhanh nhất châu Âu, có trụ sở tại Hungary. Wizz Air sở hữu 49% cổ phần, còn 51% thuộc sở hữu của công ty nhà nước ADQ. Wizz Air có một công ty con khác là Wizz Air UK, ban đầu được thành lập để giảm thiểu các vấn đề phát sinh từ Brexit.
Người phát ngôn của Wizz Air cho biết trong một tuyên bố: "Wizz Air Abu Dhabi là hãng hàng không của UAE, hoạt động tuân theo các quy định và chính sách quốc gia của UAE. Hãng đang nối lại hoạt động đến Moskva để đáp ứng nhu cầu đi lại cho những hành khách ở thủ đô của UAE có nhu cầu bay đến và đi từ Nga. Mọi hãng hàng không của UAE đều đang khai thác các chuyến bay thẳng đến Nga".
Người phát ngôn nói trên cho biết thêm: "Wizz Air Hungary và Wizz Air UK hiện không khai thác các chuyến bay đến Nga. Các chuyến bay từ Anh và EU đến Nga đang bị cấm".
Etihad, Emirates và FlyDubai là các hãng hàng không khai thác chuyến bay từ UAE đến Nga. Wizz Air đã khởi động tuyến đường bay tới Nga vào tháng 12/2021, sau đó ngừng hoạt động khi nổ ra xung đột ở Ukraine.
Ông Mark Borkowski, một nhà tư vấn về khủng hoảng, nói rằng các đối thủ của Wizz Air sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến.
Nga bỏ hoàn toàn việc sử dụng đồng USD và đồng euro trong giao dịch năng lượng Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Russia-1 TV hôm 22/4, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nước này đang chuyển sang sử dụng đồng nội tệ của Nga và đồng nội tệ của các đối tác trong giao dịch năng lượng với nhau. Ảnh minh hoạ: Gettty Images Theo Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, hầu hết các...