Các hãng giám sát ‘ăn nên làm ra’ mùa dịch Covid-19
Các công ty công nghệ giám sát nói rằng kinh nghiệm của họ có thể giúp chính phủ theo dõi sự lây lan thầm lặng của dịch Covid-19.
Ảnh chụp màn hình CNBC
Các công ty công nghệ giám sát đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây khi cơ quan thực thi pháp luật trên khắp thế giới tìm kiếm giải pháp mới để chống lại tội phạm mạng hoạt động qua các ứng dụng di động được mã hóa.
Khi các cơ quan thực thi pháp luật muốn thu thập bằng chứng bị khóa bên trong iPhone, họ thường chuyển sang dùng phần mềm hack do công ty Cellebrite của Israel phát triển. Bằng cách cắm thủ công phần mềm vào điện thoại bị nghi ngờ, cảnh sát có thể xác định được chủ sở hữu điện thoại đã đi đâu và gặp ai. Bây giờ, khi chính phủ các nước đang nỗ lực chống lại sự lây lan dịch Covid-19, Cellebrite đã đưa ra khả năng tương tự để giúp xác định người nào có thể đã nhiễm bệnh. Sau khi một người nào đó được xác nhận dương tính, các nhà chức trách có thể lấy dữ liệu địa chỉ và thông tin liên lạc của bệnh nhân, giúp việc “cách ly đúng người” trở nên dễ dàng hơn, Reuters dẫn nội dung một email do Cellebrite gửi đến lực lượng cảnh sát Delhi (Ấn Độ) tuần qua.
Thông thường điều này cần phải trải qua sự đồng ý của người dùng, nhưng trong các trường hợp hợp pháp như khi một người vi phạm lệnh cấm tụ họp nơi công cộng, cảnh sát có thể dùng các công cụ để truy cập vào một thiết bị bị tịch thu, Cellebrite tư vấn trong email. “Chúng tôi không cần đến mật mã điện thoại để thu thập dữ liệu”, người bán hàng của Cellebrite viết.
Một phát ngôn viên của Cellebrite cho biết, công cụ mà nhân viên bán hàng nói trên giới thiệu tương tự với sản phẩm mà công ty đã bán trên thị trường từ lâu để giúp cảnh thi thực thi luật pháp. Hiện hãng này còn cung cấp phiên bản dành riêng cho nhân viên y tế để theo dõi sự lây lan virus SARS-CoV-2, nhưng công cụ này chỉ được dùng khi có sự đồng ý của bệnh nhân.
Theo một cuộc phỏng vấn do Reuters thực hiện với các giám đốc điều hành và từ tài liệu không được công bố của các công ty, hoạt động tiếp thị của Cellebrite là một phần trong làn sóng nỗ lực của ít nhất tám công ty giám sát và tình báo mạng để bán các công cụ gián điệp cho mục đích theo dõi dịch bệnh. Các giám đốc điều hành từ chối nêu tên những nước đã mua sản phẩm giám sát của họ. Tuy nhiên, giám đốc điều hành của bốn trong tổng số công ty được khảo sát tiết lộ họ đang thí điểm hoặc đang trong quá trình cài đặt sản phẩm tại hơn mười quốc gia ở Mỹ Latin, châu Âu và châu Á. Một phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát Delhi cho biết họ đã sử dụng sản phẩm của Cellebrite để đối phó dịch Covid-19.
Cho đến nay, Israel là nước duy nhất được biết đang thử nghiệm hệ thống giám sát hàng loạt do các công ty công nghệ giám sát cung cấp. Nước này đã yêu cầu NSO Group, một trong những người chơi lớn nhất trong ngành, giúp đỡ xây dựng nền tảng của mình. Tuy nhiên, việc triển khai dự án giám sát giữa NSO và Bộ Quốc phòng Israel đang bị hoãn lại vì những thách thức pháp lý liên quan đến vấn đề quyền riêng tư.
Quyền riêng tư và mối quan tâm sức khỏe
Video đang HOT
Những người ủng hộ quyền tự do dân chủ sợ rằng việc theo dõi trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể mở ra khả năng tăng cường giám sát của chính phủ đối với mọi thứ, điều mà họ đã chiến đấu trong nhiều thập niên.
“Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này cần một giải pháp y tế công cộng, chứ không phải sự can thiệp của các công ty giám sát đang tìm cách khai thác khủng hoảng để kiếm lợi nhuận”, Edin Omanovic, giám đốc vận động cho tổ chức tự do dân chủ có trụ sở tại Anh Privacy International, nói.
Theo chuyên gia công nghệ Claudio Guarnieri hoạt động với tổ chức nhân quyền Amnesty International, bất kỳ quyền lực giám sát mới nào được các nước chấp nhận để đối phó dịch bệnh đều nên được xem xét kỹ.
Về phía quan chức chính phủ, họ đã tìm cách giải quyết lo ngại nói trên bằng cách chỉ ra bản chất đáng sợ chưa từng có của chủng virus mới khiến hơn 220.000 người trên thế giới tử vong. “Chúng tôi tôn trọng quyền riêng tư của mọi người, nhưng trong tình cảnh như này, quyền đất nước không nên bị bỏ qua một bên vì quyền cá nhân”, Stella Ndabeni-Abrahams, Bộ trưởng Truyền thông Nam Phi, nói.
Hiện việc giám sát diễn biến dịch Covid-19 dựa vào thông tin cá nhân vẫn còn là vấn đề đụng độ với quyền riêng tư. Song, một số nước đang nỗ lực tìm hướng đi mới bằng cách triển khai ứng dụng theo dõi dịch bệnh không dựa trên dữ liệu vị trí của người dùng. Thay vào đó các ứng dụng này áp dụng công nghệ kết nối Bluetooth trên điện thoại thông minh.
Chiến lược hạ giá sản phẩm kết hợp ra mắt thiết bị giá rẻ giúp Apple sống sót qua mùa dịch
Giảm giá iPhone 11 tại thị trường Trung Quốc và giới thiệu một mẫu iPhone SE mới giá tốt là công thức mang lại cho Apple những lợi thế vượt trội so với các đối thủ trong bối cảnh nhu cầu smartphone toàn cầu trượt dốc vì virus corona.
Dù Trung Quốc, thị trường chiếm khoảng 15% lợi nhuận của Apple, dường như là một điểm sáng hiếm hoi, các nhà đầu tư sẽ có được bức tranh toàn cảnh về nhu cầu trên toàn cầu khi công ty công nghệ Mỹ báo cáo kết quả kinh doanh Quý II/2020 (tháng 1, 2 và 3/2020) vào thứ năm tới đây.
Nhà sản xuất iPhone đã phải đóng cửa các cửa hàng bán lẻ tại Mỹ và châu Âu vì đại dịch COVID-19; Trung Quốc là thị trường lớn duy nhất hãng có thể tái mở cửa các cửa hàng của mình.
Theo các chuyên gia, nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng đã, đang và sẽ tiếp tục giảm mạnh trước những ảnh hưởng nặng nề mà virus corona gây ra đối với nền kinh tế. Và Apple, công ty công nghệ có giá trị lớn thứ nhì thế giới, đang nắm trong tay lợi thế sau khi ra mắt mẫu iPhone mới có giá khá tốt vừa qua.
iPhone SE mới của Apple có giá rẻ hơn hẳn các dòng iPhone còn lại.
" Apple hiện có vị thế tốt hơn hầu hết các đối thủ để có thể nhanh chóng hồi phục trong một thế giới hậu COVID" - nhà phân tích Amit Daryanani của Evercore nói. " Nhu cầu của người tiêu dùng bị trì hoãn, chứ không phải mất đi".
Ông nói thêm rằng việc ra mắt mẫu iPhone SE mới giá 399 USD cho thấy chuỗi cung ứng của Apple đang dần trở lại sau nhiều tuần đóng cửa hồi đầu năm nay.
Các nhà phân tích dự báo trong quý tài khóa thứ 2 này, lợi nhuận của Apple sẽ giảm đi 6% và thu nhập ròng sẽ giảm 11%.
Trong khi đó, thị phần các nhãn hiệu Trung Quốc như Oppo và Vivo - vốn đang dần xâm nhập phân khúc cao cấp với các mẫu máy được định hướng cạnh tranh trực tiếp với iPhone - nhiều khả năng sẽ sụt giảm khi người tiêu dùng với ngân sách có hạn sẽ chọn sản phẩm của Apple.
Đầu tháng này, nhiều nhà bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc đã giảm giá iPhone 11 đến 18% - một chiến lược mà Apple từng sử dụng trong quá khứ để đẩy mạnh nhu cầu. Và dù phản ứng ban đầu của giới truyền thông đối với chiếc iPhone SE mới là khá im ắng, các nhà phân tích nói rằng nhu cầu đối với mẫu máy này đang dần tăng lên.
Chiếc iPhone SE giá tốt sẽ thôi thúc người dùng iPhone bỏ tiền sắm thiết bị mới, điều họ đang hết sức cân nhắc trong tình hình kinh tế không mấy khả quan như hiện nay - theo Nicole Peng, chuyên gia theo dõi thị trường smartphone của công ty Canalys.
" Trong thời buổi suy thoái, người ta muốn tránh những thứ không chắc chắn. Sở hữu một sản phẩm từ một nhãn hiệu như Apple vừa mang đến chất lượng, vừa khiến người ta bớt lo lắng về vấn đề hư hỏng hay dịch vụ hậu mãi"
iPhone SE 2020
Rẻ là tốt
Những dữ liệu gần đây cho thấy thị trường smartphone Trung Quốc đang hồi phục nhanh chóng sau dịch bệnh, và Apple đang vùng lên với tốc độ tia chớp.
Doanh số iPhone tại Trung Quốc trong tháng vừa qua đã tăng đến 21% so với cùng kỳ năm trước, và tăng gấp 3 lần so với doanh số tháng 2, có nghĩa là doanh số Quý II tại nước này nhiều khả năng chỉ giảm đúng 1% mà thôi!
Tất nhiên, sự hồi phục của nhu cầu thị trường tại Trung Quốc sẽ không thể bù đắp cho sự sụt giảm tại Mỹ và châu Âu. Và Apple cũng chưa ra mắt một mẫu smartphone nào hỗ trợ công nghệ không dây 5G như các đối thủ châu Á - có thể xem đây là một bất lợi đối với Apple tính đến thời điểm hiện tại.
Nhưng theo các nhà phân tích, thì những mẫu smartphone 5G đắt đỏ đó sẽ chẳng bán được mấy trong bầu không khí ảm đảm của đại dịch.
" Nếu không được trợ cấp khủng (tại Trung Quốc), tôi ngờ rằng sẽ không có nhiều người dùng smartphone sẵn sàng nâng cấp lên 5G" - Linda Sui, chuyên gia theo dõi thị trường smartphone tại công ty nghiên cứu Strategy Analytics cho biết.
Sui dự báo doanh số iPhone trong năm 2020 sẽ giảm nhiều nhất là 2%, trong khi con số này đối với các công ty Trung Quốc có thể là 2 con số.
Apple còn có thể thu lời từ mảng dịch vụ. Công ty Mỹ đã tận dụng lượng khách hàng iPhone khá lớn của mình để đẩy mạnh lợi nhuận mảng dịch vụ âm nhạc, ứng dụng, game, và video.
" Phân khúc dịch vụ của Apple vẫn sẽ duy trì được phong độ trong môi trường làm việc tại nhà hiện nay, cho thấy tính bền vững trong mô hình kinh doanh của Apple" - nhà phân tích Krish Sankar của Cowen cho biết.
Thợ săn văn hóa - "Đặc sản" của đại gia fast-food Chipotle dùng để kết nối với khách hàng trong mùa dịch qua TikTok Trong số các thương hiệu tạo ra sự đột phá trên TikTok, Chipotle có thể coi là thương hiệu nổi bật và thành công nhất. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Chipotle - chuỗi thức ăn nhanh nổi tiếng ở Mỹ cũng phải tạm đóng cửa nhiều cửa hàng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Theo một email gửi...