Các hãng dược phẩm Mỹ chi 260 triệu USD dàn xếp bê bối thuốc giảm đau
Ngoài việc chi trả tiền mặt, Teva đồng thời cung cấp lượng thuốc Suboxone trị giá 25 triệu USD hỗ trợ điều trị cai nghiện thuốc giảm đau.
(Nguồn: Getty Images)
Ngày 21/10, các tập đoàn dược phẩm hàng đầu của Mỹ đã đạt được một thỏa thuận pháp lý, theo đó họ phải chi khoảng 260 triệu USD để dàn xếp vụ kiện liên quan tới vai trò của các hãng này trong cuộc khủng hoảng lạm dụng thuốc giảm đau.
Thỏa thuận đạt được vào phút chót giữa 3 nhà phân phối dược phẩm gồm AmerisourceBergen, Cardinal Health và McKesson cùng nhà sản xuất dược phẩm Teva Pharmaceutical có trụ sở ở Israel, qua đó giúp các công ty này tránh bị xét xử tại phiên tòa cấp liên bang đầu tiên dự kiến diễn ra sau đó cùng ngày ở thành phố Cleveland, chính thức khép lại các vụ kiện với nguyên đơn là hai hạt Cuyahoga và Summit ở bang Ohio.
Ngoài việc chi trả tiền mặt, Teva đồng thời cung cấp lượng thuốc Suboxone trị giá 25 triệu USD hỗ trợ điều trị cai nghiện thuốc giảm đau.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 18/10 vừa qua, các cuộc thương lượng giữa chính quyền hai hạt trên và các công ty dược phẩm bị kiện đã kết thúc mà không đạt được kết quả.
Cuộc thương lượng nhằm mục đích đạt được một thỏa thuận trị giá tới 48 tỷ USD để dàn xếp hàng nghìn vụ kiện do các hạt, thành phố và bang trên toàn nước Mỹ tiến hành liên quan tới cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau ở nước này.
Thẩm phán của phiên tòa dự kiến diễn ra ngày 21/10 cho biết ông sẽ ấn định thời điểm diễn ra một phiên tòa mới cho bị đơn còn lại là chuỗi nhà thuốc Walgreens Boots Alliance.
Mỹ đang nỗ lực xử lý cuộc khủng hoảng lạm dụng thuốc giảm đau từ những năm trở lại đây, chủ yếu bắt nguồn từ việc kê đơn quá liều đối với thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid, bao gồm các loại thuốc phiện, các loại thuốc có nguồn gốc từ thuốc phiện, kể cả morphine.
Số liệu thống kê cho thấy các loại thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid như fentanyl có liên quan đến gần một nửa số ca tử vong do sử dụng thuốc giảm đau quá liều hiện nay, tăng từ mức 1/3 chỉ trong vòng 1 năm.
Theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), ước tính mỗi ngày có tới 115 người Mỹ tử vong do sử dụng quá liều thuốc có gốc từ thuốc phiện.
Thuốc giảm đau có chứa opioid được cho là nguy hiểm gấp 50 lần so với heroin. Năm 2017, nước Mỹ đã phải chi 115 tỷ USD để điều trị cho những người nghiện opioid và chăm sóc số trẻ em có cha mẹ bị mất sức lao động hoặc tử vong vì opioid.
Tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải ký một dự luật nhằm mục đích ngăn chặn đại dịch opioid vốn khiến quốc gia này tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD để khắc phục hậu quả về sức khỏe cho những người nghiện opioid suốt gần 20 năm qua./.
Theo Phan An (TTXVN/Vietnam )
LHQ : Không kích của Mỹ vào cơ sở ma túy tại Afghanistan là trái luật
Một báo cáo của Liên hợp quốc tuyên bố các cuộc không kích của Mỹ vào các phòng thí nghiệm điều chế thuốc phiện tại Afghanistan tháng 5/2019 là bất hợp pháp và gây thương vong cho dân thường.
Khói bốc lên sau một cuộc không kích của Mỹ tại tỉnh Nangarhar, Afghanistan. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Một báo cáo của Liên hợp quốc ngày 9/10 tuyên bố các cuộc không kích của Mỹ vào các phòng thí nghiệm điều chế thuốc phiện tại Afghanistan hồi tháng 5/2019 là bất hợp pháp và gây thương vong cho dân thường.
Báo cáo của Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Afghanistan (UNAMA) và Văn phòng nhân quyền Liên hợp quốc nêu rõ các cuộc không kích của Mỹ vào những địa điểm được cho là các phòng thí nghiệm điều chế thuốc phiện tại Afghanistan ngày 5/5 làm ít nhân 39 dân thường thương vong, trong đó có 14 trẻ em, đã vi phạm luật nhân đạo quốc tế vì dân thường không tham chiến.
UNAMA xác định rằng các nhân viên làm việc bên trong các cơ sở sản xuất thuốc phiện không thực hiện chức năng chiến đấu. Do đó họ có quyền được bảo vệ trước các cuộc tấn công, và chỉ có thể mất quyền được bảo vệ này, nếu vào thời gian đó, họ trực tiếp tham gia chiến đấu.
UNAMA đã tiến hành một cuộc điều tra trong 4 tháng về những gì xảy ra ngày 5/5 khi quân đội Mỹ ném bom 60 địa điểm quân đội Mỹ cho là các cơ sở bào chế ma túy đá của Taliban.
Ngoài 39 trường hợp thương vong được xác nhận, báo cáo nói các nhà điều tra Liên hợp quốc đang kiểm tra các thông tin đáng tin cậy về ít nhất 37 trường hợp dân thường thương vong khác, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Lực lượng Mỹ tại Afghanistan và quân đội Afghanistan (USFOR-A) đưa ra một tuyên bố bác bỏ báo cáo của Liên hợp quốc và khẳng định không có thương vong.
Kể từ cuối năm 2017, lực lượng Mỹ đã tấn công các địa điểm được cho là được sử dụng để điều chế thuốc phiện như một phần của nỗ lực cắt đứt tài chính cho tổ chức Taliban./.
Theo Nguyễn Thúc Anh (TTXVN/Vietnam )
Cuộc chiến chống thuốc giả ở Campuchia Đã từ lâu, chợ Thế vận hội (Olympic Market) đã trở thành một trung tâm thuốc Tây không chính thức ở thủ đô Phnom Penh, các hiệu thuốc nằm san sát 2 bên đường, chúng nổi bật bởi biểu tượng chữ thập xanh lá cây quen thuộc trên nền trắng. Mặc dù nhập khẩu gần như tất cả các loại thuốc song không...