Các hãng đồng loạt để shipper tự trả tiền xét nghiệm
Sau một ngày cân nhắc, nhiều nền tảng giao hàng quyết định thuê dịch vụ xét nghiệm và để shipper tự chi trả, tương tự cách làm của Be.
Chiều 23/9, Grab chốt phương án từ ngày 24/9, shipper sẽ đến xét nghiệm tại Sân vận động Quân khu 7 của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (quận Tân Bình), trụ sở chính và cơ sở lưu động tại Nhà Thiếu nhi Thủ Đức của Bệnh viện Lê Văn Thịnh (cùng tại Thành phố Thủ Đức).
Đến 21h, Grab cho hay đã kết nối thêm được một số cơ sở đối tác mới, nâng lên tổng số điểm xét nghiệm cho tài xế là 16, phân bổ tại 13 quận, TP Thủ Đức.
Về quy trình, shipper phải thực hiện 4 bước gồm: đăng ký với Grab, nhận lại tin nhắn xác nhận thời gian và địa điểm xét nghiệm, đến xét nghiệm theo đúng lịch thông báo và nhận kết quả qua ứng dụng “Y tế HCM”.
Chi phí cho xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là 160.000 đồng trong khi hai cơ sở của Bệnh viện Lê Văn Thịnh là 75.000 đồng mỗi lần, do tài xế tự chi trả. Theo Grab, các đối tác dịch vụ này có năng lực xét nghiệm khoảng 30-40 tài xế cho mỗi 30 phút.
Trên các diễn đàn, một số shipper cho rằng với đội ngũ hàng chục nghìn tài xế thì 3 điểm này có khả năng không đủ, những người sống ở xa phải mất nhiều thời gian đi xét nghiệm.
Lấy mẫu xét nghiệm cho shipper ở quận Gò Vấp, ngày 20/9. Ảnh: Quỳnh Trần
Cũng với giá mà shipper tự trả 75.000 đồng cho một lần, AhaMove cũng thuê các cơ sở y tế để xét nghiệm cho tài xế. Đại diện công ty cho hay, để có mức giá này, công ty sẽ nhận bộ kit được cung cấp miễn phí bởi chính quyền rồi giao cho các đối tác dịch vụ tiến hành, và hỗ trợ thêm 70% chi phí.
Công ty nói sẽ áp dụng các biện pháp công nghệ và kỹ thuật để cố gắng phân luồng shipper hợp lý, giảm thời gian chờ và đảm bảo giãn cách trong xét nghiệm. “Chúng tôi cũng đã được cơ quan chức năng đào tạo về phần mềm nhập liệu test nhanh, hệ thống này sẽ là căn cứ xác minh shipper được phép di chuyển giao hàng, có thể thay thế cho giấy xét nghiệm âm tính”, đại diện AhaMove nói.
ShopeeFood cũng chọn thuê ngoài dịch vụ. Từ 24/9 đến 30/9, công ty sẽ cho shipper chọn trong những địa điểm cung cấp dịch vụ xét nghiệm và gửi kết quả về cho công ty cập nhật lên cơ sở dữ liệu của ngành Y tế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để đề phòng quá tải tại các cơ sở xét nghiệm, nền tảng này vẫn sẽ nhận các bộ xét nghiệm nhanh của Sở Y tế và có phương án thành lập những địa điểm xét nghiệm miễn phí khi cần. Hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về số lượng địa điểm dịch vụ và chi phí mỗi lần xét nghiệm mà tài xế ShopeeFood sẽ tự chi trả.
Sau khi quyết định thuê ngoài dịch vụ xét nghiệm và để tài xế tự chi trả chi phí, các hãng cho biết sẽ hỗ trợ thu nhập lại cho đội ngũ này.
ShopeeFood cho hay sẽ san sẻ chi phí với shipper bằng chương trình điểm thưởng hàng tuần. Trong khi đó, Grab “treo thưởng” tài xế hoàn thành đủ số khung giờ hoạt động cần thiết trên ứng dụng để được hỗ trợ 300.000 đồng mỗi tuần thực hiện xét nghiệm. Họ còn triển khai chương trình đảm bảo doanh thu lên đến 160.000 đồng, thưởng từ 3.000-5.000 đồng cho mỗi đơn hàng hoàn thành trong khung giờ hoạt động đã đăng ký.
Khác với lựa chọn của số đông, Baemin hôm 23/9 ra danh sách 13 địa điểm xét nghiệm miễn phí cho đội ngũ tài xế của mình, trải dài trên 11 quận và Thành phố Thủ Đức. Tài xế Baemin đến các địa điểm này trong hai khung giờ 5h-10h và 16h-21h để xét nghiệm.
Các shipper của họ sẽ bắt buộc mặc đồng phục đến các địa điểm tự chọn để cung cấp thông tin cá nhân và đăng ký xét nghiệm. Sau khi hoàn thành xét nghiệm kết quả của họ sẽ được cập nhật lên ứng dụng “Y tế HCM” trong 60-90 phút. Sau khi có kết quả, shipper sẽ có mã QR. Mã QR này tương đương với giấy kết quả xét nghiệm và có kết quả trong 72 giờ.
Anh Thiều – shipper khu vực Bình Tân – đánh giá mức phí mà công ty đưa ra hợp lý, chia ra mỗi ngày tài xế chỉ mất vài chục nghìn đồng, không thật sự ảnh hưởng đến thu nhập. Tuy nhiên, anh cho rằng các điểm xét nghiệm còn quá mỏng so với lực lượng shipper, dễ dẫn đến tình trạng quá tải vốn đã diễn ra nhiều ngày qua. Chưa kể, danh sách điểm xét nghiệm của các công ty hiện nay đa phần tập trung nội thành. Nhiều tài xế ở khu vực ngoại thành, muốn đến nơi sẽ phải di chuyển xa, tốn thời gian và công sức.
“Từ chỗ tôi đến điểm test gần nhất tới 12km. Tiền xăng di chuyển và tiền test cộng lại gần 100.000 đồng”, anh Thiên – shipper khu vực TP Thủ Đức (quận 9 cũ) cho hay.
Các công ty vẫn cho rằng quy định về xét nghiệm shipper hiện tại gây áp lực lớn cho họ. “Việc tự tổ chức xét nghiệm cho số lượng lớn các tài xế là thử thách khi đối mặt với các khó khăn về kinh nghiệm, chi phí và nhân lực vận hành. Tuy nhiên, đội ngũ của ShopeeFood mong tiếp tục nhận được hướng dẫn cụ thể và sự hỗ trợ từ phía các cơ quan ban ngành”, đại diện công ty nói.
Đồng quan điểm, AhaMove cho rằng nếu doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn chi phí sẽ dẫn tới tình trạng không đủ shipper để cung ứng, nhất là giai đoạn thành phố bắt đầu nới lỏng giãn cách, các nhu cầu vận chuyển tăng cao. Theo đại diện công ty , khi nhiều người không được phục vụ vì thiếu shipper chuyên nghiệp, họ sẽ phải phải đặt shipper tự do, và bị “chặt chém” phí giao hàng như thời gian qua.
Tương tự đề xuất của Gojek và Loship đã nêu hôm 23/9, AhaMove muốn kéo dài hạn sử dụng giấy xét nghiệm nhanh, nhất là với shipper đã tiêm hai mũi hoặc là F0 đã khỏi bệnh, có giấy chứng nhận.
Theo công ty, việc này sẽ giúp các cơ sở xét nghiệm hạn chế tập trung đông người, ngành y tế cũng dễ tập trung nguồn lực phục vụ các mục tiêu xã hội khác như bóc tách F0, xét nghiệm các khu vực có nguy cơ. Ngoài ra, kéo dài hạn sử dụng giấy xét nghiệm sẽ giúp giảm chi phí cho nhà nước, doanh nghiệp cũng như gián tiếp giảm chi phí cho người sử dụng dịch vụ.
Bên cạnh đó, AhaMove mong được hỗ trợ chi phí xét nghiệm hoặc kit test. Hiện công ty được cấp phép khoảng 80% số lượng shipper hoạt động trước giãn cách. Tuy nhiên, số lượng hoạt động thực tế chỉ khoảng 50%, kể cả lúc được miễn phí xét nghiệm.
Theo quyết định từ UBND TP HCM, từ ngày 24/9 đến 30/9, các doanh nghiệp giao hàng thông qua ứng dụng công nghệ sẽ chịu trách nhiệm tổ chức xét nghiệm nhanh cho đội ngũ tài xế (shipper) theo nguyên tắc mẫu gộp 3 người, 3 ngày một lần và cập nhật kết quả vào kho dữ liệu chung của thành phố.
Để triển khai, Sở Công Thương và Sở Y tế gợi ý cho doanh nghiệp chủ động chọn hai phương án. Một là Sở Y tế sẽ cung cấp miễn phí bộ xét nghiệm và doanh nghiệp tự bố trí nhân sự đi tập huấn, tổ chức các điểm xét nghiệm cho tài xế. Hai là doanh nghiệp ký hợp đồng dịch vụ trả phí với các cơ sở y tế để shipper tự đến điểm xét nghiệm.
Ngày chết chóc nhất ở Ấn Độ: Hơn 4.300 ca tử vong trong 24 giờ
Số ca tử vong vì Covid-19 ở Ấn Độ được ghi nhận ở mức cao chưa từng thấy khi làn sóng dịch bệnh thứ 2 vẫn đang càn quét quốc gia này.
Người thân đau buồn khi thi thể nạn nhân Covid-19 hỏa táng tại Ấn Độ (Ảnh: Reuters).
Bộ Y tế Ấn Độ ngày 18/5 thông báo ghi nhận thêm 4.329 ca tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ qua, đánh dấu ngày chết chóc nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát tại quốc gia Nam Á này.
Ấn Độ cũng ghi nhận thêm 263.533 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số trường hợp mắc Covid-19 ở nước này lên hơn 25,2 triệu người.
Tính đến nay, số người chết vì Covid-19 tại Ấn Độ đã lên tới 278.751 trường hợp. Ấn Độ hiện là vùng dịch lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ.
Ngày 17/5, mặc dù vẫn ghi nhận hơn 4.100 ca tử vong, nhưng số ca nhiễm mới tại Ấn Độ giảm xuống chỉ còn 281.386 trường hợp. Đây là lần đầu tiên Ấn Độ ghi nhận dưới 300.000 ca nhiễm mới trong ngày kể từ ngày 21/4.
Ấn Độ có xu hướng giảm số ca nhiễm mới trong ngày từ tuần trước. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết hiện vẫn chưa chắc chắn số ca nhiễm tại nước này đã lên đến đỉnh điểm hay chưa, trong bối cảnh biến thể virus B.1.617 lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ ngày càng có xu hướng lan rộng hơn.
"Vẫn còn nhiều khu vực tại Ấn Độ chưa trải qua giai đoạn đỉnh điểm, các ca nhiễm vẫn đang tăng lên", nhà khoa học Soumya Swaminathan của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định với báo The Hindu .
Nhà khoa học WHO chỉ ra rằng tỷ lệ dương tính trong các xét nghiệm Covid-19 tại Ấn Độ vẫn "rất cao", khoảng 20%, và đây là dấu hiệu cho thấy tình hình dịch bệnh tại nước này có thể còn tồi tệ hơn trong thời gian tới.
Các bệnh viện, nhà xác, lò hỏa táng tại Ấn Độ đã rơi vào tình trạng quá tải do làn sóng Covid-19 thứ 2. Nhiều nơi buộc phải từ chối tiếp nhận thêm bệnh nhân hoặc thi thể.
Hàng nghìn bác sĩ muốn tham gia chống dịch
Khoảng 90.000 sinh viên y khoa Ấn Độ, tốt nghiệp từ các trường ở nước ngoài như Nga, Trung Quốc và Ukraine, đang hối thúc chính phủ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống Covid-19, thay vì ngồi chờ giấy phép từ địa phương.
Theo quy định, các sinh viên tốt nghiệp từ các trường y ở nước ngoài phải vượt qua các kỳ thi ở Ấn Độ trước khi được phép hành nghề. Nhiều người đã hoàn thành các bài thi này và đang chờ giấy phép được cấp, trong khi những người khác phải chờ đến tháng sau mới được thi.
"Chúng tôi không yêu cầu sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài được phép tiến hành phẫu thuật, nhưng họ phải được phép làm việc như những nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch vào thời điểm quan trọng này", Najeerul Ameen, chủ tịch Hội sinh viên y Ấn Độ tốt nghiệp tại nước ngoài, cho biết.
Các chuyên gia y tế cảnh báo Ấn Độ sẽ sớm đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên y tế tại các phòng điều trị tích cực quan trọng, khi đợt dịch thứ hai bùng phát.
"Trong vài tuần tới, chúng ta sẽ chứng kiến các bệnh nhân trong phòng điều trị tích cực tử vong vì không có đủ y tá và bác sĩ chăm sóc họ. Điều này sẽ xảy ra", bác sĩ tim mạch Devi Shetty cảnh báo.
Các quan chức tại Hội đồng Khảo thí Quốc gia (NBE) cho biết các kỳ thi sát hạch là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên y tốt nghiệp ở nước ngoài vì họ chưa được đào tạo ở Ấn Độ.
"Họ không quen với các vấn đề chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ", Pawanindra Lal, giám đốc điều hành của NBE, cho biết.
Bê bối tái sử dụng 20.000 tăm bông ngoáy mũi họng 5 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Medan bị bắt vì rửa sạch và sử dụng lại 20.000 tăm bông xét nghiệm Covid-19. Vụ việc được công bố hôm 1/5. Tất cả đối mặt với án tù 6 năm vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng, chất thải y tế và bệnh truyền nhiễm. Việc tái sử...