Các hacker đang cố tìm cách đưa mã độc từ Windows sang MacOS
Thủ thuật thông minh này có thể vượt qua tường lửa Gatekeeper có trên MacOS
Những hacker mũ đen trong thời gian gần đây đang thử nghiệm một kĩ thuật mới, cho phép đưa những mã độc có đuôi .exe của Windows lên máy tính chạy MacOS của Apple.
Những nhà nghiên cứu của hãng antivirus mang tên Trend Micro đã phân tích một phần mềm mang tên Little Snitch được đăng tải trên Torrent, được cho là sẽ tạo tường lửa cho MacOS. Nằm giữa những ứng dụng đuôi .dmg là một file .exe có dấu hiệu đáng ngờ. File này có thể qua mặt được tường lửa được cài sẵn trong MacOS là Gatekeeper, có chức năng liên tục kiểm tra ứng dụng xem có chữ kí hợp lệ của nhà phát triển hay không, nhưng chỉ kiểm tra các ứng dụng dành cho Mac mà thôi.
Theo 2 nhà nghiên cứu Don Ladores và Luis Magisa thì “Phần mềm mã độc này tạo tiền đề để những hacker có thể lây nhiễm và tấn công, nhằm vượt qua những biện pháp chống mã độc của MacOS như kiểm tra chữ kí phần mềm, vì đây là những phần mềm không đọc được trên hệ điều hành này. Những hacker hiện vẫn đang thử nghiệm với kĩ thuật này, kèm theo đó là tìm các cơ hội lây nhiễm bằng cách đặt chúng vào các phần mềm MacOS có trên Torrent. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra để tìm ra hướng giải quyết”.
Mặc định, thì các file định dạng .exe sẽ không thể chạy được trên máy Mac, song phần mềm Little Snitch làm được điều này bằng cách cài thêm một phần mềm thực thi mang tên Mono. Mono cho phép các ứng dụng của Windows có thể chạy được trên MacOS, Android và rất nhiều những hệ điều hành khác, kèm theo đó là thêm các file DLL cần thiết để quá trình này diễn ra hoàn hảo. Một điều ngược đời đó là những nhà nghiên cứu khi đưa mã độc này lên Windows thì lại không chạy được!
Video đang HOT
Một file đuổi .exe được dấu rất kĩ trong phần mềm Little Snitch
Trở lại với phần mềm mã độc, nó có khả năng thu thập những thông tin bao gồm ID máy, đời máy và những ứng dụng người dùng đã cài vào. Ngay sau đó, phần mềm sẽ tự động tải vô số các phần mềm mã độc dạng quảng cáo, một vài cái còn giả danh Little Snitch và Flash Media Player.
Một số nhà phát triển từ Malwarebytes thì lại không đồng tình với khám phá trên, và cho rằng Gatekeeper vẫn có những cơ chế để kiểm soát việc thực thi file .exe. Tuy vậy, ta cũng có thể thấy được tình hình ‘mèo vờn chuột’ giữa các nhà phát triển và những kẻ muốn phá hoại. Ngay sau khi các nhà phát triển tìm được cách để bảo vệ người dùng, thì hacker lại tìm ra cách mới để vượt qua nó. Tất cả tạo ra một vòng luẩn quẩn không hồi kết!
Vào 2015, chuyên gia bảo mật Patrick Wardle đã tìm ra một cách rất đơn giản để vượt qua tường lửa Gatekeeper. Kĩ thuật này sử dụng một phần mềm có chữ kí hợp lệ, và ‘ghép đôi’ nó với 1 phần mềm không có để đưa mã độc. Apple từ đó đã cập nhật tường lửa để tránh hiện tượng này xảy ra, nhưng với kĩ thuật mới này thì hãng chưa đưa ra câu trả lời của mình.
Theo Genk
Thanh niên 18 tuổi phát hiện lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên máy Mac nhưng không chịu tiết lộ vì không được Apple trả tiền thưởng
Điều đáng nói là dù biết có tồn tại lỗ hổng bảo mật nhưng thiếu niên 18 tuổi người Đức quyết định không chia sẻ chi tiết về lỗi này trên macOS vì phát hiện trên sẽ không được Apple trả tiền thưởng.
Chỉ mới tuần trước, cậu bé 14 tuổi tại bang Florida, Mỹ đã bất ngờ trở thành người nổi tiếng và sẽ sớm được Apple tặng thưởng vì phát hiện ra lỗi bảo mật trong tính năng Group FaceTime.
Giờ đây lại tới lượt Linus Henze, một thiếu niên người Đức, 18 tuổi khẳng định đã phát hiện ra một lỗ hổng bảo mật trên macOS. Lỗ hổng này khá nguy hiểm vì nó có thể làm lộ mật khẩu lưu trữ của máy trước các ứng dụng độc hại.
Những mật khẩu quan trọng phải kể đến như mật khẩu đăng nhập ngân hàng, Amazon, Netflix, Slack,...Mặc dù đây chỉ là lỗi trên máy Mac nhưng nếu liên kết máy Mac với tài khoản iCloud, mật khẩu đã đồng bộ hóa giữa iPhone và máy Mac cũng có thể gặp nguy hiểm.
Chỉ có điều Apple chưa thể sửa lỗ hổng này vì Linus Henze cho biết sẽ không tiết lộ lỗ hổng đó. Nguyên nhân bởi Apple không trả thưởng cho những phát hiện dạng như này. Cậu cho biết, Apple chỉ trả tiền cho các phát hiện lỗ hổng bảo mật trên iOS còn macOS thì không.
Trong quá khứ, Linus Henze đã phát hiện ra nhiều lỗi khác nhau trên iOS và macOS.
Theo chia sẻ ban đầu, Henze đã biết cách truy cập vào hệ thống keychain của máy Mac, nơi được mệnh danh là "mỏ vàng" chứa toàn bộ khóa và mật khẩu riêng tư của người dùng. Nếu không may số dữ liệu này lọt vào tay kẻ xấu, người dùng sẽ dễ dàng gặp nguy hiểm.
Henze đã thử cài cắm mã độc dưới dạng ứng dụng đội lốt vào máy Mac, qua đó giúp cậu có thể đọc được mã và mật khẩu trong hệ thống keychain mà không cần sự cho phép của nạn nhân. Thậm chí mã độc chẳng cần tới quyền quản trị để "đi dạo" trong máy Mac như chốn không người.
Mã độc có thể xâm nhập vào máy tính của nạn nhân dưới nhiều con đường, cả phi pháp lẫn hợp pháp. Henze đặt giả thuyết, người dùng click nhầm và bị chuyển đến một trang web giả mạo, đồng thời bị cài cắm mã độc mà không hề hay biết. Từ đó tin tặc có thể lấy mã token để truy cập tài khoản iCloud của bạn, chiếm Apple ID và tải xuống các keychain từ máy chủ của Apple dễ dàng.
Phát hiện trên của Henze được công bố chỉ một tuần sau khi thiếu niên Grant Thompson, 14 tuổi lập công lớn khi giúp Apple tìm ra lỗ hổng trong tính năng Group FaceTime. Lỗi nguy hiểm này cho phép người gọi có thể nghe được âm thanh từ đầu dây bên kia ngay cả khi người được gọi chưa hề bắt máy. Apple sau đó đã lên tiếng xin lỗi người dùng và mới tung ra bản cập nhật iOS 12.1.4 để vá lỗ hổng trên.
Về phần Thompson, Apple nhiều khả năng có thể trả khoảng 25-200 ngàn USD tiền thưởng cho cậu vì đã tìm ra được lỗ hổng quan trọng này.
Tham khảo Forbes
Phát hiện mã độc Android giả dạng ứng dụng chụp ảnh làm đẹp trên Google Play Store Thay vì cung cấp các tính năng làm đẹp và chỉnh sửa hình ảnh thì các ứng dụng kèm mã độc này lại hiển thị quảng cáo cũng như lừa lấy thông tin cá nhân của người dùng. Mới đây, công ty bảo mật Trend Micro đã tìm thấy 29 ứng dụng camera và bộ lọc làm đẹp được phân phối trên Google...