Các “góc bẩn” dễ bị bỏ qua
Môi trường xung quanh chúng ta có rất nhiều đồ vật và sự vật như những góc bẩn uy hiếp sức khỏe của chúng ta, nhiều lúc chúng ta do sơ ý bỏ qua những góc chết đó.
Tay
Một nghiên cứu gần đây của Mỹ phát hiện, 94% người bị phỏng vấn nói họ rửa tay sau khi vào nhà vệ sinh, nhưng thực tế cho thấy chỉ có 68% dân chúng tuân thủ chỉ thị ” mời rửa tay”. Tay không sạch sẽ dễ lan truyền các bệnh liên quan đến thức ăn nhất.
Điện thoại văn phòng
Một ống nghe điện thoại có thể có 2.000 loại vi khuẩn khác nhau, tuy nhiên đa phần là vô hại. Nhưng nếu một người bị cảm nhận hoặc gọi điện thoại trước bạn, còn bạn khi dùng điện thoại miệng lại chạm đến ống nói hoặc sau khi nói chuyện kết thúc dùng tay che miệng hoặc dụi mắt thì rất có khả năng bị truyền nhiễm.
Bản chải đánh răng
Nhất định không nên mượn dùng bàn chải đánh răng của người khác, kể cả là người thân trong nhà. Hiệp hội Răng miệng của Anh chỉ ra, vi khuẩn và vi rút trong vòm miệng sẽ lưu lại trên bàn chải đánh răng, ví dụ vi rút phát ban nấm và tưa miệng có thể lưu tồn trên bàn chải đánh răng 2 ngày, kể cả là bản chải khô ráo.
Bút
Dựa theo nghiên cứu của nhà bào chế thuốc loét vòm họng- Rinstead, ngoài viết sách, 4 cách sử dụng khác của bút là: dùng để cắn, gãi lưng hoặc gãi ngứa chân, ngoáy cà phê hoặc trà, thông vòi ấm nước. Hãy suy nghĩ cẩn thận khi đặt bút lên miệng.
Ngoài ra đừng nên mượn bút bác sỹ, căn cứ vào nghiên cứu của đại học Salzburg, Áo, từ người bệnh đến tay bác sỹ, lại đến bút của bác sỹ, vì vậy bút của bác sỹ bị rất nhiều vi khuẩn và vi rút gây các bệnh ở hệ tiết niệu và bệnh phát ban có mủ nhỏ (impetigo).
Video đang HOT
Phòng tắm công công
Bể bơi, nhà tắm trong phòng luyện tập sức khỏe do vừa ẩm vừa ấm, là nơi tốt nhất truyền nhiễm bệnh hôi chân, vì vậy tốt nhất tự mang theo dép lê, đồng thời hình thành thói quen vệ sinh phần chân tốt. Mỗi ngày rửa chân và lau khô hoàn toàn là phương pháp tốt nhất để phòng tránh hôi chân.
Bồn cầu
Không cần lo bệnh HIV hoặc bệnh tình dục lây qua đường này nhưng hệ tiêu hóa thì lại có nguy cơ rất cao. Con đường truyền phát của đa phần vi khuẩn đường ruột dạ dày là thông qua vòm họng – đào thải vật, còn dựa theo nghiên cứu, quá 60% thành cầu bị lây nhiễm vật đào thải.
Vì vậy, nếu bạn tiếp xúc qua thành ngồi bồn cầu mà không rửa tay sạch sẽ, sau đó vô tư ăn uống, có thể vô hình ăn vào vi khuẩn trên thành bồn cầu.
Thớt
Bất cứ vi khuẩn nào có trong thức ăn đều có thể lợi dụng thời cơ chuẩn bị, chúng thường ẩn nấp trong thớt. Con đường lây nhiễm thường gặp nhất là giữa thức ăn chín và sống, vì vậy khi xử lý thịt sống, thức ăn chín, rau xanh, tốt nhất sử dụng các dụng dao, thớt không giống nhau, ăn đồ tái, cần dùng nước nóng và nước rửa sạch dao, thớt, sau đó rửa sạch tay hoàn toàn.
Máy bay
Không ít lần bệnh cảm lây truyền trên máy bay. Gần đây nước Anh có hai trường hợp phổi kết hạch, sau khi theo dõi phát hiện họ bị lây nhiễm khi ở trên máy bay của Newyork.
Do không khí trên máy bay là tái sử dụng liên tục nên khiến vi khuẩn, vi rút phát tán khắp nơi, cùng với đó là không khí lại khô, người có xoang mũi khô sẽ trở thành chỗ ở lý tưởng cho vi khuẩn.
Nếu phải ngồi máy bay, điều bạn có thể làm là trước khi lên máy bay mấy ngày bổ sung một vài vitamin, tăng cường sức miễn dịch của mình.
Ga giường
Vi sinh vật trong ga giường ảnh hưởng sức khỏe, không chỉ có vi khuẩn hay vi rút, mà còn có ve bụi, bọn chúng sẽ gây ra viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Dựa theo báo cáo của hiệp hội vật dụng gia đình nước Anh, ve bụi ký sinh trên da người, mỗi năm mỗi người đều rơi rụng rất nhiều “gầu” da, đa phần chúng đều lạc lại trên giường, đồng thời khi chúng ta ngủ lượng nước mất đi, tạo thành một môi trướng ẩm thấm, có lợi cho ve bụi phát triển.
Chuyên gia kiến nghị, phương pháp phòng ve bụi tốt nhất:
- Lưu thông không khí phòng hàng ngày
- Giữ chăn gối sạch sẽ, khi có nắng phơi chăn gối, mỗi tuần dùng máy hút bụi thanh lý bụi trên gối và ga giường.
- Người viêm mũi dị ứng và hen suyễn có thể mua bộ chăn ga giường có công năng chống ve bụi.
Theo Thanhnien
Sai lầm trong việc vệ sinh răng miệng
Tất cả chúng ta đều quen với các phương pháp vệ sinh răng miệng, nhưng không phải những phương pháp đó đều đúng hoàn toàn. Các sai lầm trong việc đánh răng đều có thể dẫn tới những bệnh về vòm miệng và nướu răng.
Lựa chọn sai bàn chải đánh răng
Xem qua các quảng cáo trên truyền hình hầu hết các nhãn hàng đều hứa hẹn mang tới cho người dùng những mẫu bàn chải vừa thời trang vừa hữu ích. Vì vậy nhiều người nghĩ chỉ cần mua những loại sản phẩm đó thì các vấn đề về răng sẽ lập tức biến mất. Bạn đừng nên suy nghĩ như vậy bởi thân và loại lông trên bàn chải đánh răng đều nên phải lựa chọn dựa theo các thông số về miệng, nướu răng và các đặc điểm riêng của răng ở mỗi người. Những gì bạn cần phải xem xét khi mua bàn chải chính là: độ dài tay cầm (thân bàn chải), độ cứng của lông bàn chải đánh răng và kích thước của đầu bàn chải.
Lựa chọn bàn chải đánh răng để tránh bệnh răng miệng
Ít khi đánh răng hoặc đánh răng quá nhanh
Hãy nhớ rằng làm sạch răng cũng tốn khá nhiều thời gian vì có rất nhiều mảng bám trên răng, chúng có thể góp phần gây tình trạng viêm nhiễm. Vì vậy là rất cần thiết khi ít nhất đánh răng 2 lần một ngày, tốt nhất là 3 lần và thời gian cho mỗi lần đánh là 2 phút. Các nha sĩ khuyên bạn nên coi miệng là hình vuông, đánh 4 góc, mỗi góc 30 giây.
Làm sạch răng thường xuyên
Tối đa 1 ngày nên đánh răng 3 lần, tuy nhiên có một số người lại quá chú ý và thường xuyên làm sạch răng để tránh hôi miệng. Sự "nhiệt tình" quá trong trường hợp này mang tới tác dụng phụ không mong muốn đó là gây kích thích nướu và làm suy giảm men răng.
"Bỏ qua" chỉ nha khoa
Bạn cần biết sâu răng thường xuyên tấn công nhất là vào những kẽ hở ở bề mặt răng. Thức ăn dễ dàng bị mắc kẹt tại đó và rất khó để làm sạch nếu chỉ dùng bàn chải đánh răng. Còn nếu bạn cố tình bỏ bê vấn đề này thì bạn sẽ phải đối mặt với việc bị sâu răng. Vì vậy đừng "bỏ qua" chỉ nha khoa, đây là công cụ đơn giản nhất và hiệu quả nhất giúp bạn làm sạch răng tại nhà.
Đánh răng không đúng cách
Chúng ta thường đánh răng với chuyển động ngang mà không tập trung vào những khu vực khác nhau trong khoang miệng - điều này thực sự rất sai lầm. Vậy đánh răng thế nào mới là đúng "kỹ thuật"? Đầu tiên là đánh bề mặt răng hàm với chuyển động theo hướng dọc, cầm bàn chải ở góc 450. Sau đó làm sạch tới bề mặt nhai của răng hàm với chuyển động ngang và tròn. Tiếp đó làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm xỉa răng nhựa. Cuối cùng đừng quên súc miệng 2-3 lần một ngày.
Không vệ sinh bàn chải đánh răng
Sau khi làm sạch các mảng bám trên răng thì một số vẫn còn bám lại trên lông bàn chải vì thế nếu sau khi đánh răng bạn không rửa bàn chải thì rất có thể vi khuẩn sẽ bám trụ lại ở đó, sinh sôi nảy nở và lần sau khi bạn sử dụng lại bàn chải chúng sẽ xâm nhập vào khoang miệng. Bởi thế sau khi đánh răng hãy rửa bàn chải thật sạch và hong khô ở nơi thoáng gió.
Bàn chải điện tốt hơn bàn chải thường
Thực tế hiện nay chỉ có loại bàn chải điện chuyển động theo kiểu xoay và dao động cùng lúc là tốt hơn bàn chải thường, vì với loại chuyển động kết hợp như thế chúng sẽ loại bỏ hoàn toàn được các mảng bám. Điều cần lưu ý với những người có men răng và nướu răng nhạy cảm là không nên ngày nào cũng sử dụng bàn chải điện. Còn với người bình thường sử dụng bàn chải điện sẽ có khả năng làm hỏng nướu và gây tổn thương men răng hơn các loại bàn chải thông thường.
Hiếm khi thay bàn chải đánh răng
Bàn chải đánh răng nên được thay 3-4 tháng một lần, nếu có thể thường xuyên hơn càng tốt. Bởi sau một khoảng thời gian sử dụng dần dần lông bàn chải mất đi tính linh hoạt và trở nên biến dạng. Khi bạn thấy màu sắc của lông bàn chải đã bị đổi màu tức là khi đó nên thay bàn chải mới.
Bàn chải đánh răng nên được thay 3-4 tháng một lần
Nhai kẹo cao su thay vì đánh răng. Không phải là không tốt khi muốn làm sạch răng bằng cách nhai kẹo cao su sau khi ăn, thế nhưng bạn nên nhớ rằng điều đó không đồng nghĩa với việc không cần phải đánh răng sau đó. Có thể trong khi nhai kẹo cao su bề mặt bên ngoài của răng trông có vẻ đã được làm sạch nhưng còn các phần bên trong lại hoàn toàn bị bỏ quên, thế nên đừng bao giờ đánh đồng hai việc này vào làm một.
Theo Mai Thương (An ninh thủ đô)
Hạn sử dụng của đồ dùng thiết yếu trong nhà Những món đồ quá "hạn sử dụng" có thể đe dọa sức khỏe gia đình bạn. Hạn sử dụng không chỉ áp dụng với thực phẩm mà vật dụng sinh hoạt thường ngày cũng phải có hạn sử dụng của nó. Sau đây là hạn sử dụng của một số vật dụng phổ biến trong gia đình bạn. Khăn lau bát: 2 tuần...