Các giám đốc tố nhau tại phiên tòa “chuyến bay giải cứu”
Giám đốc Công ty Vinamichi Phạm Bích Hằng tố Giám đốc Công ty cổ phần Thái Hòa Trần Minh Tuấn nhắn tin đe đọa mình với nội dung: “Chị không gặp tôi thì các cơ quan tố tụng sẽ bắt chị” và nhắn tin cho người quen của Hằng rằng: “Nếu Hằng không gặp thì Tuấn sẽ cho xong đời’”.
Ngày 14/7, phiên tòa xét xử vụ “ chuyến bay giải cứu” tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư bào chữa. Trong vụ án này, bị cáo Phạm Bích Hằng (Giám đốc Công ty Vinamichi) bị truy tố về tội “Đưa hối lộ”; bị cáo Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng Thái Hòa) bị truy tố về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định, bị cáo Tuấn đã đưa hối lộ hơn 700 triệu đồng và lừa đảo chiếm đoạt hơn 5,6 tỷ đồng và bị cáo Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng.
Tháng 6/2021, bị cáo Hằng đã đưa 1 tỷ đồng cho bị cáo Tuấn để nhờ xin cấp phép chuyến bay, cách ly y tế cho nhân sự Công ty Sự kiện và Bầu trời Hà Nội. Sau khi nhận tiền, bị cáo Tuấn không đưa cho cá nhân nào. Công ty Sự kiện và Bầu trời Hà Nội cũng không được cấp phép các “chuyến bay giải cứu”.
Bị cáo Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần Thái Hòa.
Khi bị cáo Hằng yêu cầu trả lại tiền thì bị cáo Tuấn chỉ trả lại 400 triệu đồng. Số tiền còn lại, bị cáo nói đã chi cho Tổ 5 Bộ: Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Công an,Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông Vận tải để chiếm đoạt.
Tháng 8/2021, bị cáo Hằng thỏa thuận với bị cáo Tuấn để xin cấp phép các chuyến bay thông qua pháp nhân Công ty Du lịch Quốc tế, do bị cáo Hằng mượn pháp nhân.
Video đang HOT
Thời điểm này, bị cáo Tuấn đưa ra thỏa thuận với nội dung: Hằng chi 3,5 triệu đồng một khách cấp phép chuyến bay, 1,5 triệu đồng một khách cách ly. Từ cuối tháng 10/2021, bị cáo Tuấn nâng giá xin cách ly lên 2,5 triệu đồng một khách. Bị cáo Hằng có nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép chuyến bay, cách ly và chuẩn bị tiền. Bị cáo Tuấn đi nộp hồ sơ và đưa tiền cho thành viên Tổ 5 Bộ và địa phương liên quan.
Theo thỏa thuận, mỗi chuyến thành công thì bị cáo Tuấn được hưởng 300 triệu đồng. Thực hiện thỏa thuận trên, bị cáo Hằng đã chuyển hơn 12 tỷ đồng cho bị cáo Tuấn.
Bị cáo Phạm Bích Hằng, Giám đốc Công ty Vinamichi.
Số tiền này bị cáo Tuấn đã dùng để thanh toán tiền thuê máy bay hơn 4,3 tỷ đồng, đưa hối lộ hơn 799 triệu đồng cho một số cá nhân. Cụ thể, bị cáo Tuấn đưa cho cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng 200 triệu đồng; cựu Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Đỗ Hoàng Tùng 2.000 USD; cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng 500 triệu đồng và một số cá nhân khác.
Bị cáo Tuấn cũng đã trả lại 1,3 tỷ đồng cho bị cáo Hằng và được bị cáo Hằng trả công 1,2 tỷ đồng theo thỏa thuận. Ngoài ra, bị cáo Tuấn còn chi 100 triệu đồng khi xin cấp phép cách ly. Số tiền còn lại hơn 5 tỷ đồng, bị cáo Tuấn chiếm đoạt của bị cáo Hằng.
Liên quan đến vụ “chuyến bay giải cứu”, theo yêu cầu của bị cáo Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh) và bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế), cuối tháng 11/2021, bị cáo Hằng đã đưa hối lộ thêm 400 triệu đồng cho hai cá nhân khác để được duyệt cấp phép “chuyến bay giải cứu”.
Trả lời thẩm vấn, bị cáo Tuấn không thừa nhận nội dung như cáo trạng nêu. Bị cáo Hằng khai, đã bị Tuấn đe dọa, ép phải gặp để xác nhận rằng, Hằng đã nhận lại số tiền từ Tuấn trả lại, dù thực tế không có việc này.
Cũng theo lời khai của bị cáo Hằng, bị cáo Tuấn còn nhắn tin cho Hằng với nội dung: “Chị không gặp tôi thì các cơ quan tố tụng sẽ bắt chị” và nhắn tin cho người quen của Hằng rằng: “Nếu Hằng không gặp thì Tuấn sẽ cho xong đời’”. Bị cáo Hằng khẳng định tại tòa, bị cáo Tuấn dùng những lời lẽ nói chuyện với bị cáo rất du côn. Và trong quá trình điều tra vụ án, bị cáo Hằng đã làm tường trình rõ sự việc này.
Tại phiên tòa, bị cáo Chử Xuân Dũng (cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội) trả lời thẩm vấn về hành vi nhận tiền hối lộ của bị cáo Tuấn như sau: “Bị cáo biết bị cáo Tuấn qua một người quen giới thiệu. Trong lúc ký duyệt, bị cáo không nhớ tên công ty nào vì đơn vị nào trình lên thì bị cáo ký ngay. Với trách nhiệm của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội phụ trách thì bị cáo phải thực hiện việc đó”.
Cũng theo lời khai của bị cáo Chử Xuân Dũng thì bị cáo nhận tiền qua thư ký nên không nhớ số tiền bao nhiêu, chỉ nhớ thư ký nói đây là chỗ người quen, xin được cách ly.
Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) bất ngờ nhận tội
Quá trình điều tra, bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao) không thừa nhận đã nhận hối lộ.
Nhưng sang ngày xét xử thứ 3 (13/7), bị cáo Lan bất ngờ thừa nhận đã 32 lần nhận hối lộ của 8 doanh nghiệp với tổng số tiền 25 tỷ đồng
Trong ba ngày xét xử trước đó, Hội đồng xét xử thường xuyên cách ly bị cáo Lan khỏi phòng xử án để lời khai của các bị cáo liên quan được đảm bảo tính khách quan
Trước bục khai báo, bị cáo Lan cho biết, việc tổ chức cấp phép chuyến bay đưa công dân về nước thuộc công tác bảo hộ công dân và Phòng Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự. Khi bị cáo được phân công là Phó Cục trưởng phụ trách và Quyền Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cũng có quy định là thủ trưởng đơn vị sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các mảng của đơn vị.
Quy trình tiếp nhận hồ sơ liên quan đến các chuyến bay combo được gửi đến Cục Lãnh sự, văn phòng đưa lên và ghi phân công cho Phòng Bảo hộ công dân rồi gửi lên lãnh đạo Cục Lãnh sự xem. Phòng Bảo hộ công dân sẽ tập hợp các yêu cầu của doanh nghiệp lập thành danh sách báo cáo.
Trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp do Tổ công tác 5 bộ (Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thôngVận tải) đã thống nhất trước đó, Phòng Bảo hộ công dân sẽ lựa chọn doanh nghiệp đủ tiêu chí, được hiểu là danh sách đề xuất các doanh nghiệp rồi đưa lên cho Phó Cục trưởng phụ trách xem xét. Sau khi nhận được đề xuất, bị cáo Lan đã phân công cho Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Đỗ Hoàng Tùng xem và điều chỉnh.
Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (hàng trên), cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự- Bộ Ngoại giao.
Nếu hoàn chỉnh rồi sẽ đưa lên cho bị cáo để báo cáo Thứ trưởng Tô Anh Dũng. Theo giải thích của bị cáo Lan, tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp cấp phép chuyến bay bao gồm: địa bàn đông công dân bị mắc kẹt được ưu tiên, các địa phương phải có văn bản tiếp nhận công dân, không dồn nhiều quá một thời điểm vào một địa phương, người đưa về phải là công dân Việt Nam có nhu cầu về nước đang kẹt ở nước ngoài, doanh nghiệp phải đảm bảo việc thực hiện trọn gói cho công dân.
"Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, có một số doanh nghiệp do lãnh đạo bộ, ngành giới thiệu đến gặp bị cáo và bị cáo đã gặp rồi nhận quà, nhận tiền của một số doanh nghiệp", bị cáo Lan khai rõ.
Bị cáo Lan thừa nhận sai phạm, đồng thời thừa nhận tất cả các lần nhận tiền cũng như số tiền từ các cá nhân, hoặc hoặc doanh nghiệp xin cấp phép "chuyến bay giải cứu" thể hiện trong tài liệu truy tố.
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, trong quá trình cấp phép các chuyến bay, từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2022, bị cáo Lan đã nhận hối lộ 32 lần của 8 cá nhân là đại diện doanh nghiệp, với tổng số tiền hơn 25 tỷ đồng. Trong quá trình điều tra, bị cáo Lan và gia đình mới nộp 900 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
Trước đó, trong quá trình điều tra, bị cáo Lan không khai nhận hành vi nhận hối lộ. Do đó, tại bản cáo trạng truy tố, bị cáo Lan không được ghi nhận tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là "thành khẩn khai báo, ăn năn, hối cải".
"Việc bị cáo nhận tiền hối lộ là nguyên nhân để các doanh nghiệp lợi dụng tăng giá chuyến bay, làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước. Bị cáo gửi lời xin lỗi Đảng, Nhà nước...", bị cáo Lan thành khẩn
Cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng: "Lúc cầm tiền, bị cáo không nhận thức là vi phạm" Bị cáo Tô Anh Dũng khi giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã nhận hối lộ 37 lần (từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2021) của 13 doanh nghiệp với tổng số tiền 21,5 tỷ đồng. Khai trước tòa chiều 12/7, bị cáo Dũng cho rằng: "Lúc cầm tiền, bị cáo không nhận thức là vi phạm". Trước bục khai báo, bị...