Các giải pháp cấp bách để vực dậy ngành thủy sản
Ngành thủy sản cần được ưu tiên tiêm vaccine và các chính sách hỗ trợ để có thể phục hồi.
Ngành thủy sản có vai trò rất quan trọng, chiếm khoảng 35% trong tổng giá trị của ngành nông nghiệp và là lĩnh vực còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu các địa phương tiếp tục kéo dài giãn cách nghiêm ngặt thì các đơn vị kinh doanh trong ngành này khó có thể trụ lâu thêm và khó phục hồi.
Nhiều công ty thủy sản đề nghị sớm mở lại sản xuất để có thể thu ngoại tệ về từ xuất khẩu. Ảnh: QUANG HUY
Công suất chế biến thủy sản giảm 70%
Một khảo sát của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) vừa công bố cho thấy tính đến cuối tháng 8-2021, chỉ có khoảng 30%-40% doanh nghiệp (DN) thủy sản tại các tỉnh, thành phía Nam hoạt động được với mô hình “ba tại chỗ”. Khoảng 30%-40% đơn vị không đủ điều kiện thực hiện “ba tại chỗ” đã phải ngừng sản xuất, số còn lại đã tạm dừng sản xuất để tổ chức lại nhà máy thực hiện “ba tại chỗ”.
Đáng chú ý, ngay cả với những nhà máy thực hiện được phương án này thì lượng công nhân có thể huy động được chỉ khoảng 30%-50% tổng số lượng lao động; số còn lại nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. Ước tính, công suất chung của vùng ĐBSCL đã giảm 60%-70%.
Khảo sát cho thấy hiện nay ngành thủy sản hiện đang phải đối mặt với nhiều áp lực. Thứ nhất, tại các tỉnh, thành phía Nam có khoảng 70% nhà máy phải dừng sản xuất do các vấn đề liên quan đến dịch bệnh; số nhà máy còn lại thì lượng công nhân đi làm cũng chỉ còn khoảng 20%-40%.
Thứ hai, việc kéo dài thời gian giãn cách liên tục khiến nhiều bạn hàng mất kiên nhẫn. Thứ ba, các nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đầu vào của ngành thủy sản khan hiếm, khó tiếp cận do mỗi địa phương có chính sách chống dịch khác nhau, gây khó khăn cho công tác vận chuyển. Hạn chế này không được tháo gỡ sẽ khiến DN không thể duy trì sản xuất lâu.
Thứ tư là các công ty vẫn phải chi trả cho lượng nhân công nghỉ dịch, còn với những người làm việc “ba tại chỗ” thì chi phí phải trả lớn hơn 50% thông thường bởi ngoài lương còn có tiền phụ thêm, chi phí ăn ở tại chỗ…
Doanh nghiệp xoay sở để phục hồi
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, một đại gia lớn trong ngành thủy sản, cho biết tập đoàn có hai nhà máy: Một nhà máy tại Cà Mau, bình thường có 7.000 công nhân làm việc và một nhà máy tại Hậu Giang, có 6.000 công nhân. Nhưng khi thực hiện “ba tại chỗ”, nhà máy tại Cà Mau chỉ còn 1.600 công nhân, nhà máy tại Hậu Giang chỉ còn 1.300 công nhân.
Đáng lo nhất là nhà máy giảm công suất hoạt động thì phải giảm mua tôm, bà con không thả tôm giống nữa nên dự kiến từ tháng 10 đến tháng 12 tới đây sẽ thiếu hụt nguyên liệu xuất khẩu. Như vậy, nếu nới lỏng giãn cách xã hội, sản xuất mở cửa trở lại thì cũng sẽ thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng.
“Để khắc phục khó khăn trên, hiện chúng tôi đang chuyển đổi theo hướng tăng chế biến tôm có kích cỡ lớn nhằm tăng công suất trong điều kiện thiếu công nhân. Đồng thời, tập đoàn đã khuyến cáo bà con thả mật độ thưa hơn trước đây” – lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thông tin.
Đại diện nhiều công ty khác cũng cho hay hiện nhiều tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16 cùng với việc chỉ tập trung vào mục tiêu chống dịch, do đó khả năng phục hồi sản xuất rất khó.
Do vậy, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho rằng nếu TP.HCM nới lỏng giãn cách sau ngày 15-9 thì đây là tín hiệu đáng mừng vì các tỉnh, thành phía Nam, đặc biệt là miền Tây có thể sẽ mở cửa theo để đồng bộ. Nếu TP.HCM nới lỏng, mở cửa mà các địa phương khác vẫn siết chặt giãn cách thì vẫn khó cho sản xuất, kinh doanh.
“Vì vậy, nới lỏng giãn cách, tạo điều kiện phát triển kinh tế không chỉ giúp DN phục hồi sản xuất như trước đây mà còn đảm bảo việc làm cho hàng ngàn lao động và ổn định đầu ra tiêu thụ cho nhiều nông sản, người nông dân giảm thiệt hại” – ông Bình nói.
Video đang HOT
Giải pháp bền vững
Để phục hồi sản xuất một cách bền vững, VASEP và các công ty trong ngành thủy sản đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thứ tự ưu tiên các thành phần được tiêm vaccine phòng COVID-19. Trong đó, chú ý ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức “ba tại chỗ” tại các địa phương trong tháng 9-2021, nhất là lực lượng công nhân ngành thủy sản làm việc trong môi trường khép kín và ẩm ướt rất dễ lây lan dịch bệnh.
Ngoài ra, VASEP đề xuất các địa phương không áp dụng cứng nhắc quy định sản xuất “ba tại chỗ” sau khi đã tiêm đủ vaccine phòng COVID-19. Đặc biệt, với những người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 thì các địa phương nên cho tham gia sản xuất bình thường với điều kiện thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh. Có như vậy mới không làm chuỗi sản xuất, cung ứng ngành thủy sản bị đứt gãy và phục hồi sản xuất được.
Cùng với đó, ngành ngân hàng nên cung cấp thêm tín dụng với mức lãi suất hợp lý cũng như khoanh nợ, giãn nợ… để DN tái đầu tư phục hồi sản xuất. Song song đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về giảm thuế, tiền điện, nước…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định quan trọng nhất hiện nay là phải giải quyết được khâu tiêu thụ, bảo đảm nguồn cung thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu. Bộ đã tổng hợp các khó khăn, kiến nghị của các địa phương, DN để trình Chính phủ.
Gỡ khó cho ngành thủy sản vượt 'bão' Covid-19
Những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phía Nam đang đẩy ngành thủy sản lâm vào thế vô cùng khó khăn khi đứng trước nguy cơ mất thị trường xuất khẩu, đứt gãy chuỗi sản xuất.
Theo thống kê của Hải quan, tính đến cuối tháng 7/2021, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 5 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng trong tháng 7/2021, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn tăng 7,5% đạt gần 854 triệu USD, trong đó xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU tăng mạnh, sang các nước thuộc Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hàn Quốc tăng nhẹ, xuất khẩu sang Trung Quốc tiếp tục giảm sâu 20%.
Cá tra là một mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. (Nguồn: Báo Hải quan)
Khó khăn "bủa vây" ngành thủy sản
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dù tính đến giữa tháng 7 tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản vẫn đang trên đà tăng trưởng khá ấn tượng, tuy nhiên từ nửa cuối tháng 7, việc áp dụng các chỉ thị giãn cách xã hội, tình hình sản xuất nguyên liệu và chế biến thủy sản chững lại rõ rệt.
Nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 264 triệu USD, giảm tới 41% so với nửa cuối tháng 7 và giảm 30,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Cũng theo VASEP, đến nay, cả nước đã có 123 cơ sở chế biến thủy sản tạm dừng hoạt động. Tổng công suất chế biến của ngành cũng chỉ đạt khoảng 30-40% so với trước.
Sau hơn một tháng các doanh nghiệp thủy sản tại TP. Hồ Chí Minh và 19 tỉnh thành phía Nam hoạt động trong điều kiện áp dụng Chỉ thị 16 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phát sinh nhiều khó khăn, bất cập tác động lớn tới việc bảo đảm an toàn phòng chống dịch cũng như nỗ lực duy trì sản xuất, xuất khẩu.
Theo đó, hầu hết các tỉnh thành đã yêu cầu các doanh nghiệp chỉ được duy trì hoạt động khi đảm bảo điều kiện "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường - 2 địa điểm" để phòng, chống dịch bệnh lây lan vào các nhà máy, các khu công nghiệp.
Tuy nhiên, một bất cập lớn là nhiều doanh nghiệp chế biến buộc phải đóng cửa do không thực hiện được "3 tại chỗ" hoặc nghi ngờ có ca nhiễm Covid-19.
Việc triển khai áp dụng quy định phòng chống dịch ở mỗi địa phương cũng khác nhau, khiến cả người nuôi và doanh nghiệp không tránh khỏi lúng túng.
Trong khi đó, nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến-xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài. Các vật tư, phụ liệu, bao bì...phục vụ chế biến thủy sản cũng bị thu hẹp, giảm công suất nguồn cung đến 50%.
Trong khi sản xuất bị sụt giảm, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc bị mất, thì các chi phí cho doanh nghiệp đảm bảo được "3 tại chỗ" lại tăng vọt và đang tạo áp lực lớn.
Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc Công ty Vĩnh Hoàn chuyên chế biến và xuất khẩu cá tra tại Đồng Tháp nhìn nhận, phương án "3 tại chỗ" chỉ là giải pháp tình thế, doanh nghiệp chỉ đạt tối đa 50% công suất, không thể giải quyết lượng cá đang tồn đọng. Các doanh nghiệp đang tính đến kịch bản "hậu 3 tại chỗ" dựa theo kinh nghiệm các nước.
VASEP dự báo, kim ngạch xuất khẩu của tháng 8 sẽ giảm mạnh do sản xuất sụt giảm trong hơn 1 tháng qua. Trong đó, ngành hàng cá tra bị tổn thất mạnh nhất vì hơn nửa số nhà máy cá tra bị ngừng hoạt động trong thời gian qua.
Xuất khẩu tôm và cá ngừ có thể giảm ít hơn so với cá tra. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản tập trung khá nhiều ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông nên chắc chắn cũng giảm mạnh so với tháng trước và so với tháng 8/2020.
"Ngành thủy sản nếu không khôi phục các hoạt động trở lại vào tháng 9 sẽ dễ gãy đổ chuỗi sản xuất hoặc còn rất ít cơ hội để phục hồi. Riêng nuôi trồng thủy sản, nếu không kịp khôi phục sản xuất, nguyên liệu tôm, cá... sẽ ứ đọng, nông dân vô cùng khó khăn", VASEP nhận định.
Không chỉ đứng trước nguy cơ "đứt gãy" chuỗi sản xuất, ngành thủy sản còn chịu tác động từ Quy định Khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và cảnh báo thẻ vàng.
Nghiên cứu về ngành thủy sản vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố cho thấy, tác động ngắn hạn trực tiếp nhất đối với thủy sản Việt Nam sẽ là lệnh cấm thương mại từ Ủy ban châu Âu nếu không giải quyết được các yêu cầu về chống khai thác thủy sản IUU.
Theo ước tính của WB, toàn ngành thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD nếu mất thị trường EU.
Trong số này, tổn thất từ thủy sản khai thác, bao gồm cá ngừ, cá kiếm, nhuyễn thể, mực, bạch tuộc và các loài sinh vật biển khác, sẽ chiếm khoảng 387 triệu USD mỗi năm.
Các tác động gián tiếp đối với thủy sản nuôi trồng có nguyên do từ việc giảm sút uy tín, gánh nặng kiểm soát hải quan ngày càng tăng và không tận dụng được thuế quan ưu đãi của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
Ngành thủy sản nuôi trồng có thể mất khoảng 93 triệu USD do các tác động gián tiếp.
Về trung hạn, nếu lệnh cấm kéo dài trong 2-3 năm có thể gây gián đoạn xuất khẩu thủy sản Việt Nam, và hệ lụy là làm giảm ít nhất 30% thu nhập từ thủy sản khai thác.
Báo cáo cũng đánh giá về những thách thức mới đối với ngành thủy sản do đại dịch Covid-19 gây ra, đang ảnh hưởng rất nhiều đến các công ty sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản.
Nỗ lực tháo gỡ
VASEP cho rằng mục tiêu trong Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 là: sớm kiểm soát được đại dịch Covid-19 để khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian sớm nhất vẫn còn chưa đủ và chung chung.
Với ngành thuỷ sản, nếu không khôi phục vào tháng 9/2021 thì sẽ có nhiều hậu quả gãy đổ chuỗi, không còn hoặc còn rất ít cơ hội để phục hồi.
Cần ưu tiên hướng dẫn xét nghiệm và tiêm vaccine cho công nhân tại các nhà máy chế biến thủy sản. (Nguồn: Báo Công Thương)
Riêng nuôi trồng thủy sản nếu không kịp khôi phục sản xuất, nguyên liệu tôm, cá... sẽ ứ đọng, nông dân vô cùng khó khăn.
Do đó, VASEP đề xuất trong mục tiêu cần có thời gian để nỗ lực khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian sớm nhất và không muộn hơn 15/9.
Trước thực tế đó, góp ý Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, VASEP đã bày tỏ quan tâm đến vấn đề: Dùng bảo hiểm xã hội để trả lương cho người lao động; Dừng thu phí, điều chỉnh giảm phí hạ tầng cửa khẩu, cảng biển, khu công nghiệp; Giảm 30% tiền điện cho các doanh nghiệp chế biến, nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 6 tháng cuối năm 2021.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định và không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản, Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị UBND các địa phương phía Nam thực hiện một số giải pháp:
Thứ nhất , các địa phương quan tâm, động viên các doanh nghiệp và chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 và giám sát việc tuân thủ mô hình sản xuất "3 tại chỗ", "một cung đường - 2 địa điểm" theo nguyên tắc ưu tiên đảm bảo sức khoẻ, tính mạng của người lao động là trước hết và trên hết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ hai , các địa phương chỉ đạo ngành chức năng liên hệ từng doanh nghiệp đang gặp khó khăn trên địa bàn, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và vận chuyển nguyên vật liệu, bố trí nhân công lao động duy trì sản xuất, hướng dẫn thực hiện các quy định về phòng chống dịch tại các doanh nghiệp để đảm bảo mục tiêu vừa duy trì sản xuất, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, vừa đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch.
Cuối cùng là ưu tiên hướng dẫn xét nghiệm và tiêm vaccine cho công nhân tại các nhà máy chế biến thủy sản, các đầu mối/thương lái thu gom thủy sản nhằm giảm đi lại, chi phí dịch vụ, duy trì sản xuất trước mắt và lâu dài, ổn định chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Báo cáo của WB cũng đánh giá về những thách thức mới đối với ngành thủy sản do đại dịch Covid-19 gây ra, đang ảnh hưởng rất nhiều đến các công ty sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản.
"Tuy nhiên, nếu Việt Nam sớm gỡ được thẻ vàng IUU, tận dụng được các ưu đãi thuế quan và thay đổi thể chế từ EVFTA thì cơ hội phục hồi và tăng trưởng trở lại tại thị trường EU là rất khả thi.
Điều này cho thấy cần có những giải pháp hợp lý, hiệu quả để sớm khắc phục thẻ vàng, đưa ngành thủy sản hướng tới mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng năm từ 7-9% và đạt 16-18 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2030", Báo cáo của WB nhấn mạnh.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Phải đảm bảo tăng trưởng thủy sản Tại cuộc họp trực tuyến về sản xuất, tiêu thụ thủy sản những tháng cuối năm 2021 và khó khăn vướng mắc trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vào sáng 4/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với một số địa phương và hiệp hội, doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Nam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầu

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'

Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ

Một công dân Thanh Hóa bị khống chế, cưỡng bức lao động tại Campuchia

Vụ công nhân muốn viết di chúc nhờ nhận tiền thôi việc: Đề xuất bất ngờ

Tàu chở 6 người bị sóng lớn đánh chìm trên biển Nha Trang

Xe tải lật đè xe máy của 2 người đàn ông đi làm trong đêm
Có thể bạn quan tâm

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
Pháp luật
00:32:07 22/02/2025
Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
Thế giới
00:19:40 22/02/2025
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô
Lạ vui
00:13:14 22/02/2025
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn
Góc tâm tình
00:10:12 22/02/2025
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới
Sao thể thao
23:58:31 21/02/2025
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền
Netizen
23:57:01 21/02/2025
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"
Sáng tạo
23:54:57 21/02/2025
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé
Hậu trường phim
23:38:49 21/02/2025
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ
Phim châu á
23:34:06 21/02/2025
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc
Sao việt
23:04:47 21/02/2025