Các giải chuyên nghiệp: Dừng hay đá?
Cuối ngày 11-8, các CLB chuyên nghiệp vẫn chưa nhận thông báo của VPF đề xuất những giải pháp cho bóng lăn trở lại sau khi rò rỉ một số kiểu chơi mà người trong cuộc đều cảm thấy bất an.
Dễ thông cảm cho các nhà tổ chức giải đấu chuyên nghiệp Việt Nam trong mùa dịch bệnh COVID-19 phức tạp đã không thể dự báo cột mốc sẽ hoàn tất cuộc chơi dù mong muốn là ngày 31-10. Đã từng một lần VPF bị các thành viên phê phán vì giữa mùa dịch không lo phòng, chống dịch lại nói chuyện đá bóng. Cho nên bây giờ họ rất sợ điều tiếng và thậm chí là những giải pháp có thể bất khả thi vì không hợp lý.
Hai phương án nhưng vẫn chưa thấy khả thi
Theo đó, VPF dự kiến từ đầu tháng 9 bóng lăn trở lại gấp gáp trong hai tháng để cán đích bế mạc giải đúng ngày 31-10. Tuy nhiên, mọi thứ đều phải diễn ra với điều kiện an toàn tuyệt đối hoặc phải trong tầm kiểm soát y tế chặt chẽ như hồi đầu mùa đá hai trận trên các sân không có khán giả. 14 đội V-League sẽ chơi hai trận nữa để hoàn tất 13 vòng của giai đoạn 1, sau đó phân nhóm tám đội tranh vô địch và sáu đội phía dưới chạy trốn một suất trụ hạng.
Tương tự, 12 đội hạng Nhất sẽ thi đấu hai vòng nữa là xong giai đoạn 1 và phân mỗi nhóm sáu đội chạy đua vô địch để chọn một đội lên hạng, sáu đội nhóm dưới tranh năm suất trụ hạng. Song song hai giải đấu này, Cúp Quốc gia chơi tiếp ba vòng tứ kết, bán kết và chung kết.
Một phương án khác, xấu hơn là VPF sẽ chọn thời điểm phù hợp để 26 đội chuyên nghiệp đá hai lượt nữa, V-League không xuống hạng và hạng Nhất có hai đội lên. Giải pháp tình thế này nghe có vẻ nhanh chóng và phù hợp, còn thực tế chẳng giải quyết điều gì. Bởi gần như chỉ có CLB Sài Gòn còn động lực đá một trận thắng nữa là chắc chắn vô địch, còn lại chỉ chơi cho hết trách nhiệm, chưa kể nguy cơ tiêu cực dễ phát sinh. Ngược lại, chi phí để vận hành các trận đấu này là rất lớn, hơn gấp nhiều lần tiền thưởng 3 tỉ đồng cho nhà vô địch, thì nên đá hay nên dừng có lợi hơn?
Video đang HOT
V-League và các giải chuyên nghiệp có thể sẽ phải chọn phương án hủy nếu tình hình dịch bệnh còn phức tạp và các CLB bị khủng hoảng kinh tế. Ảnh: PHƯƠNG NGHI
Hoãn giải đến… năm sau
Ở phương án 1, dự kiến bóng lăn vào đầu tháng 9 không chắc khả thi, khi các đội SHB Đà Nẵng và Quảng Nam còn bị cách ly, xét nghiệm COVID-19 với một số trường hợp tiếp xúc gần. Ít nhất nửa tháng nữa họ mới trở lại sân tập trong điều kiện còn giãn cách xã hội, liệu có đủ tâm thế để bước vào cuộc chơi. Giả sử hai đội này phải đá trên sân trung lập, trong khi các đối thủ đều có cơ hội chơi trên sân nhà thì làm sao giải quyết sự công bằng?
Đấy là nói đến sự tái xuất của các giải bóng đá chuyên nghiệp trong điều kiện “bình thường mới” không còn ca nhiễm COVID-19, còn bây giờ chẳng ai đoán biết điều gì sẽ xảy ra cả.
Đã có một số ý kiến cho rằng các nhà làm giải nếu không muốn vi phạm hợp đồng với nhà tài trợ trong điều kiện bất khả kháng thì cần dừng cuộc chơi cho đến khi kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh COVID-19 thì đá tiếp, có thể kéo dài đến sang năm. Bởi thời gian của năm 2020 dần cạn kiệt trong lúc không ai biết ảnh hưởng của dịch kéo dài bao lâu. Hy vọng 26 đội bóng chuyên nghiệp sau khi tiếp nhận các giải pháp của VPF sẽ tìm ra nhiều phương án khác hợp lý hơn để cùng nhau vượt qua mùa dịch.
AFF hoãn và hủy tất cả giải còn lại trong năm 2020
AFF chính thức thông báo hoãn toàn bộ giải từ nay đến cuối năm 2020. Tổng cộng chín giải đấu cấp khu vực gồm giải dành cho các đội tuyển nam và nữ từ AFF Cup đến các giải trẻ U-16, U-19 nam, U-15, U-18 nữ cùng những giải futsal dành cho cấp đội tuyển và cấp các CLB, các giải bóng đá bãi biển.
AFF giải thích với các liên đoàn thành viên là do diễn biến dịch COVID-19 tại nhiều nước Đông Nam Á đặc biệt có dấu hiệu trở lại tái phát và rất phức tạp khiến việc di chuyển của các đội không an toàn cũng như gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, việc hủy và dồn những giải quan trọng sang năm 2021 sẽ tạo ra một áp lực lớn dễ quá tải đối với nhiều đội bóng, nhất là năm 2021 cũng là năm tổ chức SEA Games 31.
V-League - cuộc chơi tốn kém của các ông bầu
Quy chế bóng đá chuyên nghiệp quy định mức ngân quỹ tối thiểu các CLB V-League phải đảm bảo mỗi năm là 35 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số thực tế nhiều đội bóng phải chi ra lớn hơn rất nhiều...
Đội hình cực mạnh của CLB bóng đá Thanh Hoá
Trước đó vào năm 2010, con số ngân quỹ các CLB V-League cần đảm bảo theo Quy chế bóng đá chuyên nghiệp chỉ là 15 tỷ đồng. Không phải VFF vô cớ đưa ra mức sàn này. Trao đổi với người viết, ông Phạm Ngọc Viễn, từng kinh qua một loạt vị trí lớn ở cả VFF và VPF cho biết, VFF phải tiến hành khảo sát các đội bóng, "đếm" tới từng khoản chi nhỏ để xác định số tiền một đội bóng ở V-League cần sử dụng cho mỗi mùa giải. Nó bao gồm cả ngân sách hoạt động cho đội 1 gồm tiền lương, chuyển nhượng, di chuyển, ăn uống...và kinh phí đào tạo trẻ.
Quy định là vậy nhưng ở nhiều giai đoạn, bóng đá Việt Nam chứng kiến mức chi tiêu khủng khiếp của nhiều đội bóng. Có thể kể tới những cái tên như Hà Nội T&T (hiện nay là CLB Hà Nội), Becamex Bình Dương, Sài Gòn Xuân Thành, HAGL và thậm chí cả The Vissai Ninh Bình thời bầu Trường... Số tiền các ông chủ bỏ vào đội bóng lên tới cả trăm tỷ đồng. Trước khi chia tay CLB bóng đá Thanh Hoá, FLC có mùa giải chi không dưới 130 tỷ đồng. Thanh Hoá có lúc sở hữu dàn quân cực mạnh với những cái tên "hàng tuyển" như Trọng Hoàng, Vũ Minh Tuấn hay ngoại binh Pape Omar. Hai năm liên tiếp, đội bóng xứ Thanh là đối trọng với CLB Hà Nội trong cuộc đua vô địch cho tới khi FLC nói lời chia tay.
Hà Nội cũng chính là một trong những đội bóng có mức chi khủng ở V-League. Ngoài mức lương vài chục triệu đồng/tháng cho các ngôi sao, mỗi trận thắng của CLB Hà Nội cũng có giá hàng trăm triệu đồng.
Đầu tư mua sắm cầu thủ thường "ngốn" túi tiền các ông bầu một khoản rất lớn. Becamex Bình Dương từng có giai đoạn khuynh đảo thị trường chuyển nhượng, gắn liền với danh hiệu "Chelsea Việt Nam". Tuy nhiên cũng nhờ vậy, đội bóng đất Thủ mới đủ sức mạnh cạnh tranh được với CLB Hà Nội của bầu Hiển mà đỉnh cao là 2 chức vô địch V-League liên tiếp các năm 2014, 2015. Tương tự, The Vissai Ninh Bình trong nhiều năm từng trở thành "trạm trung chuyển" cầu thủ với những thương vụ chuyển nhượng trên dưới chục tỷ đồng gắn với tên tuổi "siêu cò" Trần Tiến Đại.
Ninh Bình có lúc đã mua cả trung vệ Như Thành và tiền đạo Việt Thắng với số tiền "lót tay" của cả hai cộng lại được cho không dưới 20 tỷ đồng. "Cò" Đại cũng là người biến Xuân Thành Sài Gòn thành một "tay chơi" khét tiếng ở V-League khi mua sắm hàng loạt ngôi sao bóng đá Việt Nam như Huỳnh Kesley Alves hay Phước Tứ. Số tiền "lót tay" Phước Tứ được nhận khi đầu quân cho đội bóng này cũng được cho lên tới 14 tỷ đồng.
Khi đưa lứa trẻ của Học viện HAGL-JMG lên chơi V-League, bầu Đức từng gây bất ngờ khi tuyên bố chỉ cần 15 tỷ đồng để nuôi một đội bóng. Tuy nhiên trong một lần chia sẻ gần đây, bầu Đức đã "thống kê miệng" rằng trong 20 năm làm bóng đá, số tiền ông phải bỏ ra lên tới 2.000 tỷ đồng, tức trung bình mỗi năm khoảng 100 tỷ. Những người có trí nhớ tốt sẽ thấy rằng khi mới làm bóng đá, bầu Đức cũng đi theo đúng con đường nhiều ông bầu khác ở Việt Nam đều làm là tung tiền mua ngôi sao để cạnh tranh cúp vô địch, làm hình ảnh quảng bá thương hiệu.
Năm năm trở lại đây, HAGL thường xuyên lo trụ hạng nhưng gần 20 năm trước, đội bóng phố núi từng sở hữu "dream team" với một loạt ngôi sao Thái Lan như Kiatisuk, Dusit hay Thonglao... chưa kể các cầu thủ Việt Nam chất lượng cao. Nhờ vậy, đội bóng phố núi mới có 2 chức vô địch V-League liên tiếp hồi những năm 2003.
Chi "khủng" như vậy trong khi bóng đá không tạo ra được những nguồn thu trực tiếp từ tiền bán vé, áo đấu, bản quyền truyền hình... nhưng vì sao các ông bầu vẫn chấp nhận đổ tiền vào cuộc chơi. Đáp án rất dễ: tất cả đều được nhận lại phần của mình từ địa phương như dự án, đất đai bên cạnh tên tuổi trở nên nổi tiếng, nâng cao thương hiệu doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng vì vậy, khi các ông bầu gặp khó khăn, bóng đá lập tức khó thở. Trường hợp CLB bóng đá Thanh Hoá mới đây là ví dụ khi bầu Đệ yêu cầu được hỗ trợ tài chính.
Tuy nhiên gần 10 năm trước, bóng đá Việt Nam đã đứng trước yêu cầu không sử dụng tiền ngân sách cứu các đội bóng. Đó là một trong những điều kiện cần để các đội bóng dần tự tìm cách sống được trên đôi chân của mình.
Các CLB sợ trả lương cho cầu thủ khi V-League hoãn Sau khi VPF thông báo hoãn giải V-League vô thời hạn, không ít CLB đã kiến nghị nên kết thúc giải giữa đường, trao cúp cho đội đang dẫn đầu, còn suất rớt hạng thì không tính, tức vẫn giữ nguyên 14 đội. Điều này cho thấy các đội quan tâm việc trụ hạng nhiều hơn là đá để vô địch. Trong khi...