Các đồng minh vùng Vịnh mong mỏi một thỏa thuận an ninh với Mỹ

Theo dõi VGT trên

Hai trong số các đồng minh Arab thân cận nhất của Mỹ đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden chính thức hóa mối quan hệ quân sự giữa họ bằng một thỏa thuận trong bối cảnh Washington cảm thấy quan ngại về vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc ở Trung Đông.

Các đồng minh vùng Vịnh mong mỏi một thỏa thuận an ninh với Mỹ - Hình 1
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thái tử Saudi Arab Mohammed bin Salman gặp nhau tại Cung điện Al Salman khi ông Biden đến Jeddah tháng 7/2022. Ảnh: Reuters

Theo đài truyền hình CNN, Saudi Arab và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất ( UAE) gần đây đã kêu gọi hỗ trợ an ninh nhiều hơn từ Washington. Cả hai đều nhấn mạnh trong một thế giới ngày càng đa cực, lựa chọn của họ không chỉ giới hạn đối với Mỹ.

“Người Mỹ không muốn thấy Saudi Arab chuyển vũ khí từ Mỹ sang nơi khác”, Thái tử Saudi Arab Mohammed bin Salman (MBS) nói với người dẫn chương trình Bret Baier trên đài Fox News trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.

Cùng thời điểm, Anwar Gargash, cố vấn ngoại giao của Tổng thống UAE, đã mô tả sự can dự của Mỹ vào Trung Đông là một điều tích cực, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố sự hiện diện đó để không bị sót khoảng trống và tạo cơ hội cho người chơi khác tiến vào. Tại một hội nghị ở New York, cố vấn Anwar Gargash kêu gọi giữa hai bên cần một thỏa thuận an ninh “cứng rắn” mới.

Yêu cầu về một thỏa thuận chính thức nhằm mang lại cho các quốc gia vùng Vịnh một chiếc “ô” an ninh và ràng buộc Mỹ bảo vệ họ trước các cuộc tấn công quân sự đã trở thành một phần thiết yếu trong mối quan hệ giữa các quốc gia này với Washington.

Trong vài năm trở lại đây, các quốc gia vùng Vịnh đã phải đối mặt với các cuộc tấn công mà họ đổ trách nhiệm cho Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này, đồng thời nhận ra rằng phản ứng của Mỹ là chưa thỏa đáng.

Ali Shihabi, một nhà phân tích Saudi Arab làm việc Viện Hoover, một tổ chức tư vấn chính sách công Đại học Stanford, viết trong một bài bình luận: “Một cam kết an ninh thực chất của Mỹ mới ngăn cản được tham vọng của các đối thủ khác nhằm lật đổ vị thế của Washington trong khu vực. Nếu Mỹ muốn tận dụng tối đa khả năng của mình với Saudi Arab để triển khai sức mạnh quân sự vào khu vực, nước này cần phải tái triển khai khả năng răn đe bằng cách biến việc triển khai sức mạnh đó trở nên hữu hình và đáng tin cậy”.

Một hiệp ước an ninh là trọng tâm trong các cuộc đàm phán của Saudi Arab với Washington về khả năng bình thường hóa quan hệ với Israel. Một khi đạt được, thỏa thuận này sẽ đánh dấu một chiến thắng chính sách đối ngoại quan trọng của Tổng thống Joe Biden trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024.

Tháng trước, Thái tử Saudi Arab Mohammed bin Salman lần đầu tiên công khai thừa nhận các cuộc đàm phán bình thường hóa, nói rằng đất nước của ông đang tiến gần hơn trong việc đạt được thỏa thuận với Israel.

Hiện các cuộc thảo luận về thỏa thuận an ninh tiềm năng vẫn chưa được công khai, nhưng các chuyên gia đã đưa ra một số ý tưởng, từ hiệp ước công nhận an ninh vùng Vịnh là một phần lợi ích quốc gia của Mỹ, đến việc tuyên bố các quốc gia vùng Vịnh là đồng minh chính của Mỹ ngoài NATO, hay một cam kết an ninh chính thức từ Mỹ tương tự những cam kết trước đó Mỹ đã hình thành với các đồng minh châu . Vào những năm 1950, Mỹ ký hiệp ước phòng thủ với Tokyo và Seoul, cam kết bảo vệ hai quốc gia này trong trường hợp bị tấn công vũ trang. Cả hai quốc gia đều có sự hiện diện quân sự khá lớn của Mỹ và cũng được hưởng tư cách “đồng minh lớn ngoài NATO” (MNNA).

Trong số các quốc gia vùng Vịnh, Bahrain, nơi đặt Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ, là quốc gia đầu tiên được tuyên bố là MNNA vào năm 2002. Qatar, nơi đặt trụ sở của Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ, đã được thêm vào danh sách này vào năm ngoái.

Jean-Loup Samaan, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Trung Đông thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết Saudi Arab và UAE có thể yêu cầu một hiệp ước toàn diện, tương tự như hiệp ước đã ký với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Video đang HOT

Nhà nghiên cứu gợi ý Washington có thể tiếp cận việc bán vũ khí và tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Saudi Arab và UAE tương đương với sự hiện diện ở Qatar hoặc Bahrain.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Mỹ có cam kết thực hiện một hiệp ước yêu cầu nước này phải bảo vệ các quốc gia vùng Vịnh trong trường hợp bị tấn công hay không.

David Des Roches, cựu quan chức Lầu Năm Góc từng làm việc ở Trung Đông, cho biết: “Điều này chỉ có thể được thực hiện thông qua một hiệp ước được Thượng viện phê chuẩn. Trong trường hợp không có bước đột phá thực sự, chẳng hạn như việc Saudi Arab công nhận Israel, thật khó để thấy chính quyền Tổng thống Biden đưa ra bất kỳ hiệp ước nào trước Thượng viện”.

Theo cựu quan chức này, mặc dù tổng thống có thể đưa ra một số nhượng bộ mà không cần sự phê chuẩn của Thượng viện, nhưng điều đó sẽ không đáp ứng được yêu cầu của các quốc gia vùng Vịnh.

Hình thành liên minh 4 bên Mỹ - Nhật - Úc - Philippines?

Sau nhiều hợp tác song phương lẫn đa phương, Mỹ cùng Nhật Bản, Úc và Philippines dường như đang tiến đến hình thành một liên minh 4 bên nhằm đối phó các nguy cơ, bao gồm tại Biển Đông.

Vừa qua, ngay bên lề Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cùng Phó thủ tướng - Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Hamada Yasukazu và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Carlito Galvez đã có cuộc hội đàm. Theo tờ Nikkei Asia, tại cuộc hội đàm, 4 bộ trưởng nhất trí tăng cường hợp tác an ninh để thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Hình thành liên minh 4 bên Mỹ - Nhật - Úc - Philippines? - Hình 1

Tàu tuần duyên của Mỹ và Nhật tại cảng ở Manila để tham gia tập trận tuần duyên lần đầu tiên giữa 3 nước.Ảnh Tuần duyên Philippines

Là lần đầu tiên 4 nước trên có cuộc hội đàm cấp bộ trưởng quốc phòng 4 bên, sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Mỹ - Nhật Bản - Úc - Philippines gần đây tăng cường hợp tác quân sự cả đa phương và song phương lẫn nhau. Từ ngày 1 - 7.6, Mỹ cùng với Nhật Bản và Philippines lần đầu tổ chức tập trận tuần duyên chung ở Biển Đông. Úc tham gia cuộc tập trận dưới vai trò quan sát viên. Hồi đầu tháng 2, Mỹ và Philippines còn tiết lộ đang xem xét điều lực lượng tuần duyên để tuần tra chung ở Biển Đông - một động thái được xem là đáp trả chiến lược vùng xám của Trung Quốc ở vùng biển này. Cũng trong tháng 2, trả lời tờ Nikkei Asia khi công du Nhật Bản, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. khẳng định "bảo vệ lãnh hải" của Philippines ở Biển Đông là trọng tâm trong nỗ lực tăng cường các thỏa thuận an ninh với Mỹ và Nhật Bản. Nói về các thỏa thuận quân sự với Mỹ và Nhật, ông tuyên bố: "Chúng tôi không muốn khiêu khích, nhưng... chúng tôi cảm thấy rằng các hợp tác sẽ giúp đảm bảo tuyến hàng hải an toàn ở Biển Đông. Và hơn nữa, chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để bảo vệ chủ quyền trên biển của chúng tôi".

Các động thái trên đặt ra câu hỏi liệu Mỹ - Nhật Bản - Úc - Philippines đang hình thành một liên minh dưới hình thức như "Bộ tứ" (Mỹ - Nhật Bản - Úc - Ấn Độ)? Để làm rõ vấn đề này, các chuyên gia quốc tế đã đưa ra một số nhận định khi trả lời Thanh Niên ngày 5.6.

Hình thành liên minh 4 bên Mỹ - Nhật - Úc - Philippines? - Hình 2

Có thể hình thành nhanh hơn "Bộ tứ"

Có khả năng cao cuộc họp cấp Bộ trưởng quốc phòng 4 nước lần đầu sẽ mở đường hình thành nên "Bộ tứ" (vốn bao gồm Mỹ - Nhật - Úc - Ấn Độ) phiên bản Đông Á, vì quá trình hình thành khá giống "Bộ tứ" ban đầu, cũng bắt đầu từ một cuộc họp không chính thức và dần dần được thể chế hóa.

Không những vậy, quá trình thể chế hóa của liên minh mới có thể nhanh hơn so với quá trình hình thành "Bộ tứ" vì những lý do sau: Nhật Bản, Úc và Philippines đều là đồng minh của Mỹ; Philippines hiện cân bằng hơn và sẵn sàng tăng cường quan hệ với Mỹ; Nhật Bản, Úc và Mỹ có khả năng và sẵn sàng cung cấp các hỗ trợ để Philippines nâng cao khả năng thực thi pháp luật hàng hải, hỗ trợ nhân đạo/cứu trợ thiên tai...

Vì thế, nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, khuôn khổ 4 bên Mỹ - Nhật - Úc - Philippines có thể sẽ phát triển nhanh hơn nhiều so với "Bộ tứ".

PGS Kei Koga (Chương trình các vấn đề toàn cầu và chính sách công - Trường Khoa học xã hội - Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore)

Hình thành liên minh 4 bên Mỹ - Nhật - Úc - Philippines? - Hình 3

Chia sẻ chung nguyện vọng

Cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng 4 bên Mỹ, Nhật Bản, Úc, Philippines lần đầu khẳng định tầm quan trọng về địa lý của Manila cũng như mạng lưới ngoại giao và quốc phòng đang mở rộng của Manila ở khu vực. Cả 4 nước đều có nguyện vọng về một chuẩn mực hàng hải dựa trên luật lệ ở Biển Đông và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ở góc độ nào đó, có thể kỳ vọng một "Bộ tứ" thứ hai, và dù không thể so sánh với Ấn Độ, nhưng Philippines có chỗ đứng riêng trong các liên kết ngoại giao và hiện đại hóa quân sự ngày càng rộng lớn hơn. Washington, Tokyo và Canberra đều đang hỗ trợ Manila về bảo vệ lãnh hải, hiện đại hóa quân sự để chuyển hướng sang phòng thủ bên ngoài. Có nhiều tiềm năng để hình thành một liên minh 4 bên như vậy vì 4 quốc gia đều thống nhất các chính sách đối ngoại và an ninh chung. Trong đó, Philippines đại diện cho Đông Nam Á, và sẽ có vị thế bình đẳng trong các chương trình nghị sự an ninh khác nhau trong khu vực.

TS Chester B.Cabalza (Chủ tịch Tổ chức nghiên cứu phát triển quốc tế và hợp tác an ninh, Philippines)

Hình thành liên minh 4 bên Mỹ - Nhật - Úc - Philippines? - Hình 4

Nỗ lực của chính phủ Tổng thống Marcos Jr.

Bốn quốc gia này đã hợp tác song phương với nhau trong một thời gian. Gần đây, chính quyền của Tổng thống Marcos Jr. nỗ lực tăng cường quan hệ an ninh và đầu tư với Nhật Bản, Mỹ và Úc. Đó chính là yếu tố quan trọng để khiến cho khả năng liên minh 4 bên trở nên khả thi. Và tất nhiên tác động không nhỏ là do chính hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như trong khu vực.

So với "Bộ tứ" thì liên minh này nếu hình thành sẽ khác cả về địa lý lẫn mô hình. "Bộ tứ" không phải chỉ bao gồm các đồng minh theo hiệp ước như giữa 4 nước Mỹ, Úc, Nhật Bản và Philippines. Và tầm hoạt động của liên minh 4 nước nếu có sẽ chủ yếu xoay quanh vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Tất nhiên, ngoài các khác biệt trên, cả "Bộ tứ" lẫn liên minh 4 nước trên nếu có thì đều được thúc đẩy từ mối quan tâm chung.

GS John Blaxland (Trung tâm nghiên cứu quốc phòng và chiến lược, Đại học Quốc gia Úc)

Hình thành liên minh 4 bên Mỹ - Nhật - Úc - Philippines? - Hình 5

Củng cố khả năng răn đe

Hiện đã có một liên minh giữa Mỹ và Philippines, nhưng tôi nghĩ Nhật Bản sẽ khó tham gia một liên minh chính thức khác bởi vì người dân Nhật Bản khó đồng ý. Tuy nhiên, thực tế là Mỹ - Nhật Bản - Philippines đang mở rộng hợp tác và hợp tác quân sự nhằm củng cố khả năng răn đe trước hành vi hung hăng của Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông. Hợp tác 3 bên này gửi đi thông điệp Bắc Kinh phải đối mặt với sự kháng cự ngày càng tăng.

Các cuộc tập trận quân sự trên biển với sự tham gia của Mỹ - Nhật - Úc - Philippines có thể sẽ sớm diễn ra. Việc Lực lượng phòng vệ trên không và Lực lượng phòng vệ trên bộ Nhật Bản tham gia tập trận ở Philippines sẽ phức tạp hơn về mặt chính trị, nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng thì có thể Tokyo sẽ điều động Lực lượng phòng vệ trên không tập trận với lực lượng không quân của Mỹ, Philippines và Úc ở Philippines trong thời gian tới. Và Tokyo cũng có thể điều động Lực lượng phòng vệ trên bộ tham gia tập trận quy mô nhỏ nếu dư luận Nhật Bản đồng thuận.

Bắc Kinh không thể đổ lỗi cho những diễn biến trên. Cả Philippines và Úc ngày càng lo ngại Trung Quốc. Một nguyên tắc chung là các quốc gia thường có xu hướng phối hợp với nhau để chống lại mối đe dọa chung.

Cựu đại tá hải quân Mỹ Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii Thái Bình Dương)

Hình thành liên minh 4 bên Mỹ - Nhật - Úc - Philippines? - Hình 6

Philippines muốn có thêm "đòn bẩy"

Việc Philippines tham gia hợp tác quốc phòng 3 bên Mỹ - Nhật - Úc dưới thời Tổng thống Marcos Jr. phản ánh những lo ngại ngày càng tăng của Manila về hành vi của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ông Marcos Jr. đã thay đổi cách tiếp cận so với người tiền nhiệm, không còn nhân nhượng với Bắc Kinh mà chuyển sang thân cận với Washington. Theo quan điểm của Mỹ và Nhật Bản, việc tiếp cận các căn cứ ở Philippines nhằm thúc đẩy các hoạt động ở xa còn nhằm đề phòng rủi ro nổ ra xung đột trong khu vực, đặc biệt ở eo biển Đài Loan.

Manila nhiều khả năng sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự từ Washington, Tokyo và Canberra để nâng cấp khả năng quân sự của Philippines, muốn hướng tới ngăn chặn Bắc Kinh trong các tranh chấp chủ quyền, nhưng không muốn kích động Bắc Kinh. Điển hình, chính quyền của Tổng thống Marcos Jr. đã khẳng định quyền tiếp cận mới của Mỹ đối với các căn cứ của Philippines không thể được sử dụng cho mục đích tấn công, điển hình như nếu xung đột ở eo biển Đài Loan nổ ra. Sử dụng các mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn như một đòn bẩy, Tổng thống Marcos Jr. đang cố gắng đàm phán một thỏa thuận thăm dò chung với Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ở Biển Đông với điều khoản thuận lợi hơn cho Philippines.

GS Yoichiro Sato (chuyên gia về quan hệ quốc tế, Đại học Ritsumeikan châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản; Học giả cao cấp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak, Singapore)

https://baotintuc.vn/the-gioi/cac-dong-minh-vung-vinh-mong-moi-mot-thoa-thuan-an-ninh-voi-my-20231003093123694.htm
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở BangkokNgười đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở Bangkok
20 giờ trước
Hàn Quốc bắt người tảo mộ nghi gây vụ cháy rừng lớn nhất lịch sửHàn Quốc bắt người tảo mộ nghi gây vụ cháy rừng lớn nhất lịch sử
10 giờ trước
Động đất Myanmar: Tâm chấn Mandalay tiếp tục rung chuyểnĐộng đất Myanmar: Tâm chấn Mandalay tiếp tục rung chuyển
12 giờ trước
Động đất tại Myanmar: Ghi nhận hàng loạt dư chấnĐộng đất tại Myanmar: Ghi nhận hàng loạt dư chấn
hôm qua
Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644
hôm qua
Nhật Bản công bố kế hoạch sơ tán khẩn dân đảo gần Đài LoanNhật Bản công bố kế hoạch sơ tán khẩn dân đảo gần Đài Loan
hôm qua
Hơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ MyanmarHơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ Myanmar
22 giờ trước
Động đất tại Thái Lan: Bác sĩ phẫu thuật ngoài trời để chạy đua cứu sống bệnh nhânĐộng đất tại Thái Lan: Bác sĩ phẫu thuật ngoài trời để chạy đua cứu sống bệnh nhân
hôm qua

Tin đang nóng

Hà Hồ - Kim Lý hôn nhau trên phố Paris, Midu ngọt ngào bên chồng doanh nhânHà Hồ - Kim Lý hôn nhau trên phố Paris, Midu ngọt ngào bên chồng doanh nhân
9 giờ trước
O Sen Ngọc Mai lần đầu có chia sẻ sau gần 1 năm "ở ẩn" vì vụ việc nhạy cảmO Sen Ngọc Mai lần đầu có chia sẻ sau gần 1 năm "ở ẩn" vì vụ việc nhạy cảm
10 giờ trước
Xuất hiện 1 ông lớn cố cứu Triệu Lộ Tư giữa bão drama, nhưng làm 1 hành động khiến netizen ngao ngánXuất hiện 1 ông lớn cố cứu Triệu Lộ Tư giữa bão drama, nhưng làm 1 hành động khiến netizen ngao ngán
10 giờ trước
Tuyên bố khẩn cấp từ phía Kim Soo Hyun, drama sẽ đi về đâu?Tuyên bố khẩn cấp từ phía Kim Soo Hyun, drama sẽ đi về đâu?
10 giờ trước
Chị dâu tự ý cho con vào phòng ngủ chơi khiến tôi mất oan hơn 2 tỷ, chưa bắt đền xu nào mà chị đòi "nhảy lầu" ăn vạChị dâu tự ý cho con vào phòng ngủ chơi khiến tôi mất oan hơn 2 tỷ, chưa bắt đền xu nào mà chị đòi "nhảy lầu" ăn vạ
2 giờ trước
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm được điều chưa từng có trong lịch sử, đỉnh cỡ này thì Daesang trong tầm tay!Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm được điều chưa từng có trong lịch sử, đỉnh cỡ này thì Daesang trong tầm tay!
8 giờ trước
6 câu thoại "thấm tận tim" ở tập cuối Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt6 câu thoại "thấm tận tim" ở tập cuối Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt
9 giờ trước
Việt Nam hỗ trợ đồ cứu trợ và viện trợ 300.000 USD giúp MyanmarViệt Nam hỗ trợ đồ cứu trợ và viện trợ 300.000 USD giúp Myanmar
9 giờ trước

Tin mới nhất

Tổng thống Trump thông báo về lịch điện đàm với Tổng thống Putin

Tổng thống Trump thông báo về lịch điện đàm với Tổng thống Putin

2 giờ trước
Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với NBC News vào sáng sớm ngày 30/3 (theo giờ địa phương), Tổng thống Trump cũng cho biết sẽ tăng thuế quan đối với hàng hóa của Nga nếu tiến trình giải quyết cuộc xung đột hiện nay không có bước tiến...
Truyền thông Mỹ tiết lộ cảm giác lẫn lộn ở Washington khi Ukraine đánh chìm soái hạm của Nga

Truyền thông Mỹ tiết lộ cảm giác lẫn lộn ở Washington khi Ukraine đánh chìm soái hạm của Nga

2 giờ trước
Theo một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ, các sĩ quan hải quân Mỹ và Ukraine đang trong một phiên họp chia sẻ tình báo thường lệ khi một tín hiệu bất ngờ xuất hiện trên radar.
Lễ Idul Fitri ở Indonesia: Tinh thần bao dung và sự đoàn kết tôn giáo

Lễ Idul Fitri ở Indonesia: Tinh thần bao dung và sự đoàn kết tôn giáo

2 giờ trước
Mọi người dù ở đâu cũng sẽ trở về cùng gia đình, chia sẻ niềm vui sau một tháng Ramadan khổ hạnh và ăn mừng cùng bạn bè, gia đình, và cùng nhau trao đổi những món quà nhỏ, những lời chúc mừng đong đầy tình cảm.
Thái Lan vẫn sẽ tổ chức lễ hội Songkran theo đúng kế hoạch

Thái Lan vẫn sẽ tổ chức lễ hội Songkran theo đúng kế hoạch

2 giờ trước
Cũng theo TAT, khách du lịch và các công ty lữ hành không hề hủy đặt phòng. Để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, TAT sẽ tìm kiếm hợp tác từ Viện Kỹ thuật Thái Lan và Sở Công trình Công cộng để kiểm tra các khách sạn cao tầng.
Những khó khăn của Myanmar khi đối phó với hậu quả của động đất

Những khó khăn của Myanmar khi đối phó với hậu quả của động đất

2 giờ trước
Các tổ chức quốc tế cho biết ngay sau trận động đất, công tác cứu trợ đã gặp nhiều khó khăn, do thiếu thốn nghiêm trọng vật tư y tế, trong khi lực lượng cứu hộ không đủ thiết bị để tìm kiếm người sống sót dưới đống đổ nát.
Isar Aerospace khẳng định đã thu được nhiều thông tin từ vụ phóng tên lửa Spectrum

Isar Aerospace khẳng định đã thu được nhiều thông tin từ vụ phóng tên lửa Spectrum

2 giờ trước
Theo video phát trực tiếp vụ phóng, tên lửa Spectrum đã bốc khói từ hai bên và sau đó rơi trở lại mặt đất với một vụ nổ mạnh. Tên lửa rơi xuống vào khoảng giây thứ 40 sau khi rời bệ phóng ở trung tâm vũ trụ Andoya của Na Uy.
Căng thẳng tại Trung Đông: Israel nêu điều kiện đàm phán chấm dứt xung đột Gaza

Căng thẳng tại Trung Đông: Israel nêu điều kiện đàm phán chấm dứt xung đột Gaza

2 giờ trước
Các thủ lĩnh Hamas sẽ được phép rời khỏi Dải Gaza, chúng tôi sẽ đảm bảo an ninh chung ở Gaza và thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về di cư tự nguyện", ông Netanyahu nói tại cuộc họp.
Mỹ đề nghị được tiếp cận các đảo của Nhật gần Đài Loan

Mỹ đề nghị được tiếp cận các đảo của Nhật gần Đài Loan

10 giờ trước
Các thỏa thuận về việc nâng cấp bộ chỉ huy quân sự của Mỹ tại Nhật Bản và tăng tốc sản xuất tên lửa đạt được trong chuyến công du đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đến châu Á.
Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

10 giờ trước
Ngày 30/3, người phát ngôn lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen, ông Yahya Saree, tuyên bố rằng lực lượng này đã tấn công tàu sân bay USS Harry STruman ba lần trong 24 giờ qua.
Có người trúng giải độc đắc Powerball hơn 500 triệu USD

Có người trúng giải độc đắc Powerball hơn 500 triệu USD

10 giờ trước
Kết quả xổ số Powerball tại bang California (Mỹ) ngày 29.3 đã tìm được người trúng giải độc đắc trị giá 527 triệu USD.
WHO có thể phải giảm hơn 1 tỉ USD ngân sách

WHO có thể phải giảm hơn 1 tỉ USD ngân sách

10 giờ trước
Hãng AFP ngày 30.3 đưa tin Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cân nhắc giảm 1/5 chi tiêu, trong bối cảnh nguồn tài trợ bị gián đoạn.
Phe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sập

Phe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sập

10 giờ trước
Lực lượng đối lập chính ở Myanmar đã công bố ngừng bắn một phần để hỗ trợ cứu nạn sau động đất Myanmar, trong khi Thái Lan ra lệnh điều tra vụ cao ốc bị sập, chôn vùi nhiều người.

Có thể bạn quan tâm

Vừa ra mắt đã bán chạy nhất Steam, nhận 94% rating tích cực, bom tấn vội giảm độ khó, sợ game thủ "dỗi quit"

Vừa ra mắt đã bán chạy nhất Steam, nhận 94% rating tích cực, bom tấn vội giảm độ khó, sợ game thủ "dỗi quit"

Mọt game

1 phút trước
Tựa game soulslike mới nhất, The First Berserker: Khazan dù vừa ra mắt nhưng đã gặt hái thành công lớn cho nhà phát triển Neople.
Sỏi san hô nguy hiểm không?

Sỏi san hô nguy hiểm không?

Sức khỏe

14 phút trước
Nhiều người chủ quan cho rằng sỏi san hô không có triệu chứng, không gây đau là không nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị, sỏi sẽ tăng dần về kích thước và để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Cặp đôi diễn viên - ca sĩ chính thức kết hôn sau 10 năm yêu, quyết định thay đổi 180 độ chỉ sau 1 cuộc gặp gỡ với gia đình

Cặp đôi diễn viên - ca sĩ chính thức kết hôn sau 10 năm yêu, quyết định thay đổi 180 độ chỉ sau 1 cuộc gặp gỡ với gia đình

Sao châu á

16 phút trước
Bên cạnh đó, cặp đôi ca sĩ - diễn viên này còn thay đổi 1 kế hoạch quan trọng liên quan tới đám cưới, khiến công chúng bị quay như chong chóng .
Điều gì giúp 'Nhạn Hồi Thì' tạo cơn sốt trên màn ảnh?

Điều gì giúp 'Nhạn Hồi Thì' tạo cơn sốt trên màn ảnh?

Hậu trường phim

30 phút trước
Dự án phim Nhạn Hồi Thì chính thức trở thành hắc mã đầu tiên trong năm, gia nhập câu lạc bộ phim ăn khách (bạo khoản) của nền tảng.
"Mẹ một con" Minh Hằng: Vóc dáng quyến rũ, chồng tặng vàng và xe tiền tỷ

"Mẹ một con" Minh Hằng: Vóc dáng quyến rũ, chồng tặng vàng và xe tiền tỷ

Sao việt

46 phút trước
Nhờ sự ủng hộ từ chồng doanh nhân, Minh Hằng ngày càng rạng rỡ và thành công. Cô tự tin có thể cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp.
Ngôi sao phim "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" qua đời

Ngôi sao phim "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" qua đời

Sao âu mỹ

49 phút trước
Theo người đại diện của ông, nam diễn viên đã qua đời vào thứ Bảy, ngày 29/3 (giờ địa phương) tại Waimanalo, Hawai i, do biến chứng sau một cơn đột quỵ.
Cách nấu bún chân giò ngon chuẩn vị tại nhà

Cách nấu bún chân giò ngon chuẩn vị tại nhà

Ẩm thực

1 giờ trước
Bún chân giò là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà bạn có thể dễ dàng chế biến tại nhà mỗi dịp cuối tuần. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Phim Trung Quốc tưởng không hay mà hay không tưởng: Lập kỷ lục 2025, nữ chính đẹp phong thần đúng chuẩn xé truyện bước ra

Phim Trung Quốc tưởng không hay mà hay không tưởng: Lập kỷ lục 2025, nữ chính đẹp phong thần đúng chuẩn xé truyện bước ra

Phim châu á

1 giờ trước
Thời điểm hiện tại, Khi Chim Nhạn Trở Về (Quý Nữ) đang làm mưa làm gió trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ. Mới đây, bộ phim đã vượt mốc 30.000 điểm nhiệt trên Tencent Video.
Khi "con tôi ở nhà ngoan lắm" chỉ là một ảo tưởng

Khi "con tôi ở nhà ngoan lắm" chỉ là một ảo tưởng

Phim âu mỹ

1 giờ trước
Sự thật là không phải đứa trẻ nào cũng giống như cha mẹ nghĩ. Khi bước ra khỏi cánh cửa gia đình, chúng có thể trở thành một con người hoàn toàn khác.
Chồng muốn nạp tiền vào livestream để "khẩu nghiệp", tôi ngăn cản liền bị anh dọa ly thân

Chồng muốn nạp tiền vào livestream để "khẩu nghiệp", tôi ngăn cản liền bị anh dọa ly thân

Góc tâm tình

2 giờ trước
Chẳng hiểu thanh niên chủ phòng livestream kia có gì hay mà mọi người cứ rần rần lên, lại còn muốn bỏ tiền ra để chửi anh ta nữa?!?
Đúng 12h30 ngày mai, thứ Hai 31/3/2025, 3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc

Đúng 12h30 ngày mai, thứ Hai 31/3/2025, 3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc

Trắc nghiệm

6 giờ trước
3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc.Thần Tài mang lại may mắn bất ngờ cho người tuổi Ngọ,