Với một số loại thực phẩm, gia đình bạn nên hạn chế ăn hoặc cần lưu ý khi chế biến và ăn uống bởi chúng có chứa độc tố tự nhiên gây hại sức khỏe.
Thực phẩm thường chứa các chất hóa học tự nhiên cần thiết cho quá trình tăng trưởng và sức khỏe con người, bao gồm chất đường bột, chất đạm và vitamin. Tuy nhiên vài loại thực phẩm lại chứa độc tố tự nhiên có thể gây hại cho người.
Các loại hạt
Hạt táo, lê, mơ và đào có chứa chất gọi là amygdalin. Chất này có thể chuyển thành chất cyanide trong dạ dày gây khó chịu, gây bệnh và đôi khi có thể gây tử vong. Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm vương quốc Anh khuyến cáo người dân không ăn nhiều hơn hai hạt mơ mỗi ngày. Với trẻ em, chỉ nuốt một vài hạt có thể gây bệnh và trong một vài trường hợp có thể gây tử vong.
Video đang HOT
Củ cải trắng
Củ cải trắng thường chứa nhóm độc tố furocoumarins. Nồng độ gây độc của chất này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do vậy cần loại bỏ triệt để vỏ và phần hư hỏng trên củ trước khi nấu. Khả năng giảm độc tố khi củ cải được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng hoặc đun sôi.
Khoai tây
Khoai tây thường chứa độc tố glycoalkaloids với hàm lượng cao trong mầm, vỏ khoai tây. Khả năng gây bệnh dạ dày và thậm chí tử vong từ ngộ độc glycoalkaloids đã được nghiên cứu. Glycoalkaloids không bị phá hủy bởi quá trình nấu nướng. Do đó tránh ăn mầm và loại bỏ tất cả phần màu xanh trên củ khoai tây hoặc các phần bị hư hỏng trước khi nấu. Không ăn các củ khoai tây đã nấu chín nhưng vẫn còn vị đắng.
Đậu tây
Hạt đậu tây và hạt đậu đỏ có chứa độc tố lectins với hàm lượng cao. Nghiên cứu cho thấy khi ăn 4-5 hạt đậu sống có thể gây đau dạ dày nặng, nôn mửa và tiêu chảy. Để loại trừ độc tố này nên ngâm hạt ít nhất 5 giờ, sau đó đun sôi kỹ trong nước ít nhất 10 phút. Không nên nấu đậu ở nhiệt độ thấp và thời gian kéo dài vì không thể phá hủy hết chất độc. Hạt đậu nấu không đúng nhiệt độ có thể còn gây độc hơn so với những hạt thô (chưa nấu).
Khoai mì và măng
Độc tố cyanogenic được tìm thấy trong khoai mì (sắn) sống và trong măng. Để tránh chất độc này, khoai mì phải được bỏ vỏ và nấu chín khi ăn. Măng tươi nên được thái lát mỏng theo chiều dọc, loại bỏ phần xơ dày bên ngoài, đun trong nước muối nhẹ 8-10 phút để loại bỏ hoàn toàn độc tố này.
Theo VNE
Tin mới nhất
Lời khuyên của chuyên gia giúp người bệnh đái tháo đường đón Tết vui khỏe
05:08:21 29/01/2025
Để thưởng thức món tráng miệng, hãy cắt giảm lượng carbohydrate trong bữa ăn chính. Chia sẻ một món tráng miệng hoặc ăn một phần nhỏ. Thông thường, chỉ cần một hoặc hai miếng đồ ăn ngọt là đủ để thỏa mãn vị giác.
Loại ký sinh trùng có mặt trong tiết canh, lòng lợn tái
05:06:38 29/01/2025
Sau khi vào cơ thể, ấu trùng giun xoắn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non, phát triển thành giun trưởng thành và sinh sản. Ấu trùng mới đẻ theo máu xâm nhập cơ, tạo thành kén và tồn tại tới 20 năm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ăn dưa hành muối như thế nào để an toàn trong ngày Tết?
05:05:40 29/01/2025
Thực phẩm nào khi nấu lên (nhất là các loại rau củ) đều có thể bị mất đi do tác dụng của nhiệt, cho nên ăn dưa muối vì không qua đun nấu có thể giữ lại các chất chống oxy hóa gần như nguyên vẹn.
Làm gì để giảm chứng đầy bụng, khó tiêu trong những ngày Tết?
22:01:31 28/01/2025
Đặc biệt, ăn quá no, ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, vừa ăn xong đã nằm ngay khiến cho hoạt động tiêu hóa bị đình trệ, thực phẩm không tiêu hóa được gây chướng bụng, đầy hơi.
Cách xử trí và giảm tác nhân dị ứng ở trẻ
09:26:25 28/01/2025
Khi thấy bề mặt da có hiện tượng mẩn đỏ, ngứa rát, tuyệt đối không được gãi để tránh làm da bị tổn thương nặng hơn, trong trường hợp cần thiết phải đến gặp bác sĩ, tránh tình trạng nhiễm trùng da.
Vụ ngộ độc do uống nhầm thuốc chuột: 23 bệnh nhi đã được ra viện
09:24:13 28/01/2025
Các cháu có tổn thương não, trong ngày 28-29 Âm lịch chụp lại MRI não, nếu ổn thì cũng có thể chuyển viện hoặc ra viện kèm đơn thuốc và hẹn khám lại.
Cách giảm đau bụng mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt
08:20:35 28/01/2025
Bác sĩ Hương khuyến cáo nếu các biện pháp trên không giảm được triệu chứng, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tự chế pháo, nam thanh niên bị mù mắt, mất ngón tay
07:42:54 28/01/2025
Trước đó, anh N. mua nguyên vật liệu trôi nổi trên thị trường về nhà tự làm pháo nổ. Trong lúc thực hiện, quả pháo bất ngờ phát nổ dẫn tới các thương tích nói trên.
6 nhóm người không nên ăn nhiều gạo nếp
07:40:46 28/01/2025
Người có thể trạng nhiệt là người thường có các biểu hiện như nóng trong, mụn nhọt, nhiệt miệng, táo bón... Gạo nếp theo Đông y có tính ấm, có thể kích động nhiệt trong cơ thể, vì vậy có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng kể trên.
Trời rét đột ngột, nhiều người già, trẻ nhỏ phải nhập viện
05:29:35 28/01/2025
Trong 2 ngày 26 và 27/1 (tức ngày 27 và 28 tháng chạp), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, thời tiết Hải Dương chuyển rét đậm, có thời điểm rét hại khiến nhiều người già, trẻ nhỏ phải nhập viện điều trị.
Món ăn bài thuốc từ cây tầm xuân
05:27:10 28/01/2025
Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây tầm xuân như hoa, lá, quả, đặc biệt là rễ tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết và giải độc. Dược liệu có vị đắng, chát, tính mát được dùng để chữa nhiều chứng bệnh.
Cách nấu canh đậu xanh tía tô giải độc gan ngày Tết
05:23:56 28/01/2025
Vỏ đậu xanh giải nhiệt độc giúp bớt mờ mắt. Các bệnh lý dùng đậu xanh để điều trị như giải cảm sốt, giải ngộ độc thuốc hay thức ăn hoặc uống thuốc quá liều, chống các bệnh ôn nhiệt mùa hè, chữa giời leo, giải rượu, trị bí tiểu.