Các doanh nghiệp, công dân Nhật Bản có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô
Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam do ông Manago Kazunori , Bí thư thứ 2 – Trưởng ban An ninh kiêm Lãnh sự Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam làm trưởng đoàn vừa đến thăm, làm việc với Công an Hà Nội về một số vấn đề liên quan đến tình hình ANTT trên địa bàn Thành phố. Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc CATP Hà Nội chủ trì tiếp đoàn.
Thay mặt Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, ông Manago Kazunori đã gửi lời hỏi thăm, chúc mừng đến các đồng chí trong Ban Giám đốc Công an Thành phố và toàn thể CBCS Công an Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống lực lượng CAND. Đại diện Đại sứ quán Nhật Bản cho biết thêm, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có nhiều doanh nghiệp và công dân Nhật Bản lưu trú…
Ông Manago Kazunori cám ơn sự hỗ trợ của CATP Hà Nội trong công tác bảo vệ an ninh cho công dân Nhật Bản sinh sống và làm việc tại Hà Nội trong những năm qua. Ông mong muốn, trong thời gian tới, Công an Hà Nội tiếp tục phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản trong việc bảo vệ an ninh, an toàn cho công dân, doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội nói riêng, tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô nói chung.
Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc CATP Hà Nội tiếp đoàn
Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc CATP gửi lời cảm ơn ông Manago Kazunori, Trưởng ban An ninh kiêm Lãnh sự Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, cùng lời hỏi thăm thân tình đến toàn thể nhân viên Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội.
Đồng thời, đồng chí Phó Giám đốc CATP cũng cho biết, Công an thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều kế hoạch tấn công, trấn áp, các loại tội phạm, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Hà Nội, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân trong đó có công dân Nhật Bản.
Theo ANTD
Chồng đánh vợ bị xử phạt như thế nào?
Theo nhận định của chuyên gia pháp lý, đánh vợ là hành vi bị cấm theo Luật phòng chống bạo lực gia đình và tùy theo mức độ sẽ có căn cứ xử lý.
Chồng đánh vợ gây bức xúc cộng đồng
Liên tiếp xuất hiện các clip ghi lại cảnh chồng đánh vợ lan truyền trên mạng xã hội thời gian gần đây khiến dư luận xôn xao và nhiều ý kiến bày tỏ sự bất bình đối với hành vi bạo lực này.
Trước đó, một đoạn clip dài hơn 20 giây ghi lại cảnh gia đình 4 người ngồi ở phòng khách trong ngôi nhà sang trọng. Sau đó, người vợ ẵm đứa con nhỏ trên tay đứng lên khỏi sofa, người chồng chạy tới đánh vào đầu vợ tới tấp. Người vợ đi ra phía cửa nhà nhưng chồng vẫn đi theo đánh liên tục, vừa dùng tay đánh lên đầu vừa đá vào người vợ.
Clip người chồng đánh vợ trước mặt hai con lan truyền trên mạng gây xôn xao dư luận.
Qua xác minh, người chồng có hành vi đánh vợ đang công tác tại một Kho bạc Nhà nước còn vợ là kế toán tại 1 trường tiểu học.
Mới đây nhất, một đoạn video vừa được đăng tải trên mạng đã gây phẫn nộ, bức xúc tột độ với người xem. Video ghi lại cảnh người chồng "thượng cẳng chân hạ cẳng tay" với vợ đang bế con nhỏ.
Người chồng được xác định là võ sư Nguyễn Xuân V. (SN 1987, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội). Còn vợ là chị Vũ Thị Thu L. (SN 1992). Được biết, chị L. mới sinh con 2 tháng đã bị chồng đánh đập.
Xử lý thế nào với hành vi chồng đánh vợ?
Nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ pháp lý, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Công ty Luật Đức An (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết Điều 42 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về xử lý Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì người chồng võ sư trong clip đã có hành vi bạo lực gia đình.
"Đây là hành vi bị cấm theo Luật phòng chống bạo lực gia đình. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự", luật sư Phạm Thị Bích Hảo nhận định.
Chuyên gia pháp lý này cho rằng, trong trường hợp bị xử phạt hành chính, người chồng sẽ bị xử phạt căn cứ theo Điều 49, Nghị định 167/2013/NĐ - CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình.
Người chồng được xác định là "võ sư" đánh vợ mới sinh con khiến nhiều người bất bình (Ảnh cắt từ clip).
"Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Nghị định 167/2013 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì người chồng có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 1000.000 đồng - 1.500.000 đồng và buộc xin lỗi công khai khi người vợ có yêu cầu", luật sư Bích Hảo nói.
Tuy nhiên, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo nhận định, trong trường hợp cơ quan chức năng xác định hành vi của người chồng đủ cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Sau khi đoạn clip đăng tải, dư luận phẫn nộ chỉ trích người chồng đã hành động bạo lực với vợ (Ảnh cắt từ clip)
"Tội Cố ý gây thương tích theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là tội chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại quy định Điều 155Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Do đó, trong trường hợp người vợ có đơn yêu cầu, giám định bị thương tích, cơ quan điều tra vẫn có thể xem xét tiến hành điều tra. Nếu tỷ lệ thương tích từ 11% đến 30% có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm", luật sư Phạm Thị Bích Hảo phân tích.
Ngoài ra, theo luật sư Bích Hảo, để phòng tránh tình trạng bạo lực gia đình, người vợ bị bạo hành nên thông báo đến Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan Công an để yêu cầu can thiệp đối với hành vi vi phạm nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Bên cạnh đó, nạn nhân khi bị bạo hành cũng có thể liên hệ với các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ để được tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ khi bị xâm phạm.
Video: Chồng "võ sư" đánh vợ túi bụi (Nguồn: Facebook)
Điều 49, Nghị định 167/2013/NĐ - CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình.
Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.
Theo giadinhvietnam
'Có thể bé trai 6 tuổi trường Gateway tự thay áo trong xe' Công an Hà Nội đang giám định gen chiếc áo bé trai 6 tuổi trường Gateway đang mặc để làm rõ thông tin. Tại buổi làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em của đoàn giám sát của QH hôm nay, Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc...