Các doanh nghiệp bao cấp có thể ‘chết’ khi vào TPP
Theo ông Lê An Hải Phó Vụ trưởng, Vụ thị trường Châu Á Thái Bình Dương, Bộ Công Thương, mặc dù Hiệp định TPP được nhận định sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, nhưng đối với những doanh nghiệp dựa vào sự bao cấp của Nhà nước có thể rơi vào tình trạng rất khó khăn.
Các doanh nghiệp rơi vào khó khăn
Chia sẻ tại Hội thảo thông tin thị trường và cơ chế tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu và vận tải vừa diễn ra sáng nay (17/11), ông Lê An Hải Phó Vụ trưởng, Vụ thị trường Châu Á Thái Bình Dương, Bộ Công Thương cho biết, TPP là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với sự tham gia của 12 quốc gia. Hiệp định gồm 30 chương và bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi và nghĩa vụ của Việt Nam gồm hàng hóa, dệt may, dịch vụ, đầu tư, mua sắm công, lao động, thương mại điện tử…
Cũng theo đại diện Vụ thị trường Châu Á Thái Bình Dương, Hiệp định TPP hướng tới xóa bỏ gần như hoàn toàn 100% thuế nhập khẩu (trừ một số mặt hàng duy trì hạn ngạch thuế quan để đảm bảo đời sống và công ăn việc làm của người dân). Chính vì vậy, Hiệp định TPP mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội về việc tham gia và các chuỗi cung ứng mới. Cùng với đó, các ngành sản xuất quan trọng như dệt may, giày dép, thủy sản sẽ có bước phát triển vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu
Tuy nhiên, cũng như nhiều Hiệp định thương mại tự do khác, ông Hải cho biết, Hiệp định TPP sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều thách thức. Theo đó, sức ép cạnh tranh sẽ lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi. “Một số doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn, trước tiên là các doanh nghiệp dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu”, ông Hải nhận định.
Video đang HOT
Liên quan đến câu chuyện làm thế nào để tận dụng được các ưa đãi thuế từ một Hiệp định thương mại tư do (FTA), Phó Vụ trưởng, Vụ thị trường Châu Á Thái Bình Dương cho biết, cách duy nhất là hàng hóa phải đáp ứng quy tắc xuất xử được thiết kế riêng cho mỗi FTA. Cùng với đó, các doanh nghiệp phải tìm hiểu về nội dung cam kết liên quan đến hàng hóa của mình trên mọi khía cạnh, cũng như đánh giá được tác động của các cam kết đói với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh.
Hội nhập là cơ hội để phát triển ngành logistics
Bên cạnh câu chuyện về Hiệp định thương mại tự do, những chiến lược để phát triển logistics tại Việt Nam cũng được các diễn giả đưa ra bàn luận tại Hội thảo sáng nay.
Theo ông Bùi Hồng Minh đại diện Cục xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, logistics là nền tảng của chuỗi cung ứng, hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại với nhiều FTA được ký kết như hiện nay, hoạt động này đang được gia tăng mạnh mẽ.
Cũng theo ông Minh, hiện nay, hoạt động logistics của Việt Nam còn nhiều hạn chế cả về quy mô hoạt động, vốn, lẫn nguồn lực. Đặc biệt, nhận thức về logistics còn sơ khai, trình độ đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách ở cơ quan Nhà nước và cán bộ quản lý ở doanh nghiệp liên quan đến vấn đề này còn yếu.
“Hiên nay, logistics thê giơi đang phat triên rất mạnh và nó thay thê nha san xuât đên kêt nôi phân phôi, đê đưa san phâm theo chuôi cung ưng tôi ưu. Trong khi đó, tại Việt Nam, phân lơn la các doanh nghiệp tham gia logistic là vừa và nhỏ, hoạt động khá đơn giản nên thiếu sức cạnh tranh trên thương trường”, ông Minh cho biết.
Trong khi đó, trao đổi với PV về vấn đền này, ông Nguyễn Tương Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam cho biết, logistics la một ngành quan trong trong đơi sông kinh tê, đăc biêt la xuất nhập khẩu, bởi no lam tăng gia tri gia tăng va tao năng lưc canh tranh cho hang hóa.
Cũng theo ông Tương, tăng cương liên kêt la việc làm cân thiêt lúc này đê logistics phat triên va nâng cao năng lưc canh tranh cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Và Bô Công Thương co vai tro quan trong và đăc biêt trong kêt nôi giưa cac doanh nghiệp.
Theo_VnMedia
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo về nguy cơ đối đầu giữa các nước lớn
Trong buổi nói chuyện về an ninh quốc phòng tại thư viện mang tên Tổng thống Ronald Reagan ở bang California (Mỹ), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cảnh báo về khả năng xảy ra các cuộc tranh giành quyền lợi tại những vùng biển tranh chấp có giàu tài nguyên khoáng sản và nguy cơ đối đầu, thậm chí là xung đột giữa các nước lớn.
Ông Ashton Carter cũng cho biết, sau chuyến công du kéo dài 8 ngày và các cuộc họp, gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một trong những mối lo ngại lớn của Mỹ chính là việc Trung Quốc mở rộng và tăng tốc việc xây dựng các căn cứ quân sự ở Biển Đông và điều này có thể dẫn đến khả năng xảy ra xung đột giữa các quốc gia trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói: "Mỹ cùng với hầu hết các nước trong khu vực đang quan ngại sâu sắc về tiến độ và quy mô bồi đắp đất đá ở Biển Đông".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. (Ảnh: Defense ministry)
Theo Bộ trưởng Carter, cách hành xử của Trung Quốc chính là "liều thuốc thử" cho chính cam kết của nước này về an ninh và hòa bình trong khu vực". Ông Ashton Carter đồng thời bày tỏ lo ngại về viễn cảnh quá trình quân sự hóa tiếp tục diễn ra, cũng như khả năng các hoạt động này sẽ làm tăng nguy cơ tính toán sai hoặc nổ ra xung đột giữa các bên tuyên bố chủ quyền. Vì thế, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Washington đang tập trung hướng trục về châu Á - Thái Bình Dương bằng việc đưa những tàu chiến và các loại trang thiết bị quân sự hiện đại nhất đến khu vực.
Theo lý giải của ông Ashton Carter thì cách tiếp cận này để "răn đe những kẻ hiếu chiến, bảo vệ các đồng minh và chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những tình huống bất ngờ trong khu vực so với những gì chúng tôi đã làm trước đây". Chưa hết, ông Ashton Carter còn nói về việc Nga mở rộng hoạt động quân sự ở Bắc Cực và hé lộ rằng, Mỹ đang hiện đại hóa các loại vũ khí, đầu tư phát triển công nghệ mới về quốc phòng như máy bay không người lái, các loại bom thông minh, hệ thống laser....
Hãng tin AP cho biết, buổi nói chuyện ở thư viện Tổng thống Ronald Reagan được tổ chức thường niên và luôn có sự tham gia của các quan chức quân sự, các chính khách hàng đầu nước Mỹ để trao đổi và thảo luận về các chính sách quốc phòng của Mỹ. Lần này, trong bối cảnh Mỹ phái tàu khu trục tên lửa dẫn đường the USS Lassen áp sát một đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), vấn đề Biển Đông đã được "mổ xẻ" kỹ càng. Các ý kiến đều thống nhất bày tỏ quan ngại về hành động đơn phương bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trước đó vài ngày, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã kêu gọi Trung Quốc và các nước Đông Nam Á giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông. Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại EU Federica Mogherini nói: "Mặc dù không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông, EU ủng hộ một trật tự hàng hải dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS). Chúng tôi phản đối bất cứ ý đồ nào nhằm đòi chủ quyền lãnh thổ hoặc lãnh hải thông qua hăm dọa, ép buộc, sử dụng vũ lực hay bất cứ hành động đơn phương nào gây thêm mâu thuẫn".
Theo Gia Nam
Công an nhân dân
Mỹ, Nhật cố đưa vấn đề Biển Đông vào Đối thoại quốc phòng ASEAN và khu vực Mỹ và Nhật Bản đang cố gắng đẩy vấn đề tranh chấp ở Biển Đông vào thông cáo chung của Đối thoại Bộ trưởng quốc phòng ASEAN với đối tác châu Á - Thái Bình Dương đang diễn ra ở Malaysia. Các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tham dự Hội nghị - Ảnh: Reuters Cuộc đối thoại của các bộ trưởng quốc phòng...