Các điểm tâm linh nổi tiếng ở Tokyo để cầu duyên, sự nghiệp và bình an
Nếu đã tìm hiểu về đền thờ, chùa chiền ở Nhật Bản, có lẽ bạn không thể không biết chùa Sensoji và đền thờ Meiji Jingu ở Tokyo. Hai ngôi đền này chủ yếu phục vụ như những điểm thu hút khách du lịch hơn là điểm đến tâm linh.
Người Nhật tin rằng việc đi chùa có thể nhận phước lành. Ở nhật, có những ngôi đền được cho là mang lại may mắn trong tình yêu, học tập hoặc thậm chí bảo vệ máy tính của bạn khỏi sự cố và vi-rút.
1. Imado Jinja
Imado Jinja là ngôi đền nhỏ nằm ở Asakusa (Asakusa là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Tokyo.) Ngôi đền gắn với truyền thuyết của chú mèo may mắn Maneki Neko. Những bức tượng mèo này thường giơ chân trái lên, để “mời may mắn” vào nhà.
Tuy nhiên, đền Imado Jinja nổi tiếng vì có một cặp tượng mèo (một con đực, một con cái), đều giơ bàn chân phải lên. Chú mèo Maneki Neko với bàn chân phải giơ lên được cho là mang lại may mắn trong tình yêu và cuộc sống cá nhân – đó là lý do tại sao những người đang tìm kiếm “một nửa của mình” thường đổ xô đến ngôi đền này. Chụp ảnh hai chú mèo, mua bùa may mắn hoặc treo tấm gỗ nhỏ kèm theo lời ước bên ngoài ngôi đền, có thể giúp bạn tìm thấy tình yêu đích thực.
2. Taisha
Ngôi đền Izumo Taisha khá nhỏ nằm ở khu vực Roppongi của Tokyo và nổi tiếng cầu tình yêu hoặc cầu hôn nhân viên mãn. Thật trớ trêu, người ta cho rằng “đất Roppongi” cầu tình yêu không thiêng và vì thế không khí ngôi đền tĩnh lặng về đêm. Tuy nhiên, điều đó không gây ảnh hưởng đến tâm lý của những người trẻ Nhật Bản, thậm chí là các cặp vợ chồng đính hôn, đến và cầu nguyện cuộc sống vĩnh cửu và hạnh phúc.
3. Tokyo Daijingu
Video đang HOT
Đối với những người không cầu may riêng về khía cạnh đặc biệt nào trong cuộc sống, có thể ghé thăm đền Tokyo Daijingu. Đền được xây thêm từ đền Ise – một trong những điểm tâm linh nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Vì đền Ise nằm ở cuối quận Mie, không phải ai cũng có thể đi tới đó, vì vậy người ta xây Tokyo Daijingu phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Người dân thờ cúng một số vị thần ở đó, như Amaterasu (vị thần bảo vệ của Hoàng gia và tất cả người Nhật), Toyouke-no-Ohkami (vị thần liên quan đến tất cả mọi thứ nông nghiệp, công nghiệp, thực phẩm và nhà ở), và nhiều vị thần khác. Vì ngôi đền này thờ các vị thần khác nhau nên du khách có thể cầu may trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống; có thể là tình yêu, hôn nhân, con cái, học tập, sự nghiệp, kinh doanh, v.v.
4. Yoyogi Hachimangu
Yoyogi Hachimangu là điểm tâm linh không thể bỏ lỡ, ngôi đền nằm trong công viên Yoyogi, ở trung tâm Tokyo. Ngôi đền này nổi tiếng cầu sự nghiệp, rất nhiều người nổi tiếng ở Nhật Bản, và chủ sở hữu công ty lớn đến đây cầu nguyện. Đền Yoyogi Hachiman thờ Hoàng đế Oji – người được cho là xua đuổi tà ma và mang lại vận may cho bất cứ ai cầu nguyện tại đền thờ. Ngôi đền rất thiêng, bạn nên đến đây trước ngày phỏng vấn việc làm, ngày thi hay cơ hội thăng tiến trong công việc.
5. Yushima Tenjin
Ngôi đền Yushima Tenjin được cho là mang lại may mắn cho bạn trong học tập. Ngôi đền thờ Michizane Sugawara – học giả được tôn là thần học. Nơi này tấp nập trẻ nhỏ và học sinh trong kỳ thi quốc gia, chúng treo tấm gỗ với dòng chữ ‘Tôi muốn vượt qua’ bên ngoài đền thờ để cầu may trong kỳ thi. Nếu bạn du học Nhật, nhất định phải đến đền Yushima Tenjin.
6. Đền Kanda
Ba vị thần được thờ cúng tại đền thờ Kanda – Onamuchi no Mikoto (vị thần cầu hôn nhân), Sukunahiko no Mikoto (còn được gọi là Ebisu-sama, (vị thần cầu buôn bán) và Taira no Masakado no Mikoto (vị thần may mắn). Vì vậy, ngôi đền là một trong những nơi mà bạn có thể cầu nguyện tất cả mọi thứ – từ may mắn kinh doanh đến hôn nhân. Tuy nhiên, điều đặc biệt duy nhất ở ngôi đền này nằm ở chiếc bùa may mắn khổng lồ mà người ta bán – thậm chí còn có một con chip giống với chip IC dùng để bảo vệ máy tính của bạn khỏi virus và sự cố.
7. Đền Suitengu
Tất cả ai sắp làm mẹ, gia đình có con nhỏ hoặc bất cứ ai muốn cầu cho con cái khỏe mạnh nhất định nên đến ngôi đền này. Một số vị thần được thờ tại đền Suitengu, như Amenominakanushi (vị thần nguyên thủy, theo thần thoại Nhật Bản) và Benzaiten, nữ thần âm nhạc. Tuy nhiên, ngôi đền được xây dựng để cầu nguyện cho linh hồn của Hoàng đế nhí Antoku (6 tuổi) và mẫu hậu của Hoàng đế, họ bị chết đuối sau trận chiến nổi tiếng.
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Cứu di sản khỏi những xót xa
Sở hữu nhiều khối di sản khổng lồ, Việt Nam trở thành quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch di sản vào bậc nhất trong khu vực.
ó là thế mạnh, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức khi cùng với sự phát triển nóng của ngành du lịch lại đang tiềm ẩn nguy cơ khai thác theo lối tận thu, dẫn đến việc phá hoại di sản, phá hoại cảnh quan thiên nhiên.
Ai đã từng vượt hàng nghìn kilomet, đặc biệt là trải qua gần 10 tiếng đồng hồ vượt cung đường hiểm trở từ TP Hà Giang lên Đồng Văn, rồi đến Mã Pì Lèng đều khao khát được ngắm cảnh quan hoang sơ của địa danh được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào năm 2010. Thế nên, rất dễ hiểu tại sao công trình Panorama với đầy đủ các tiện nghi để ngủ nghỉ, check in, giải trí nằm giữa đường đèo Mã Pì Lèng lại hấp dẫn đến vậy.
Tuy nhiên, vì tư duy tận thu, mà chủ công trình đã quên trách nhiệm bảo tồn di sản. Công trình Panorama trên đèo Mã Pì Lèng đã được xử lý theo hướng cải tạo, chỉnh trang thành điểm dừng chân cho khách du lịch là những gì Bộ VHTT&DL thống nhất để trả lại vẻ đẹp vốn có của Mã Pì Lèng.
Thực tế trước đó, nhiều địa phương sai lầm trong phát triển du lịch đã đánh đổi di sản cùng với cảnh quan tươi đẹp và môi trường trong lành. Dễ thấy nhất là Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng) đã rơi vào thảm họa xây dựng tràn lan, quá tải du lịch, tác động tiêu cực cảnh quan môi trường. Để rồi, nếu như 10 năm trước, Sa Pa, Đà Lạt là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn, thì nay với những người yêu thích vẻ đẹp hoang sơ vốn có của di sản đều lắc đều từ chối.
Bởi vì, một Sa Pa mờ sương lặng lẽ, một Đà Lạt buồn mộng mơ đã dần biến mất, thay vào đó chỉ còn là đô thị du lịch, dần mất đi bản sắc và bị bê tông hoá một cách lạnh lùng. Sa Pa bị xoay vòng của bài toán phát triển cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ đô thị hóa.
Linh hồn của Đà Lạt xưa là kiến trúc độc đáo. Song sự phát triển manh mún, tự phát thiếu đồng bộ, thiếu kiểm soát của những năm qua đã dần xóa đi những gì vốn là đặc trưng riêng của nơi này, khiến Đà Lạt cũng trở nên xô bồ, ồn ào. Để rồi, du khách đổi biệt danh "Đà Lạt mộng mơ" thành "Đà Lạt không biết buồn". Hiện nay, Tràng An (Ninh Bình), hay Hạ Long (Quảng Ninh) cũng đang trong tình trạng báo động khi cảnh quan xây dựng đang dần phá vỡ vẻ đẹp vốn của di sản.
Di sản đẹp là để ngắm, là cần tạo những tiện ích để thu hút du lịch. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc phá vỡ di sản, tận thu du lịch để kiếm tiền. Mỗi di sản đều là những tài sản quốc gia, mất đi là không thể lấy lại được hoặc phải mất rất nhiều năm mới kiến tạo được (đối với các di sản thiên nhiên). Vì thế, để di sản vẫn được bảo tồn vẹn nguyên các giá trị, cảnh quan, hệ sinh thái của địa phương không bị ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình phát triển du lịch, cần nhất là ý thức của mỗi người dân - chủ sở hữu thật sự của di sản. Mỗi cá nhân cần đối xử với di sản như với một tài sản vô giá.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng cần đánh giá đúng vai trò và giá trị của di sản, di tích trong tương quan với phát triển du lịch. Mỗi dự án phát triển du lịch cần tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, đánh giá những tác động của du lịch trên nhiều phương diện. Từ đó, chọn phương án thích hợp nhất với điều kiện tự nhiên, văn hóa, con người của từng địa phương. Chỉ có như vậy, phát triển du lịch mới thật sự cân bằng. Và Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), những giá trị di sản lại thấy rõ hơn việc phát huy giá trị khi gắn kết hài hòa với bảo tồn và phát triển.
Theo kinhtedothi.vn
Câu chuyện đằng sau 7 điểm ma ám nổi tiếng nước Mỹ Từ những pháo đài ma đến các vụ án chết chóc khủng khiếp, loạt địa điểm trên nước Mỹ ẩn giấu nhiều câu chuyện ám ảnh lưu truyền. Ảnh: Pornstar Porn. Tòa án Moundville: Trong hơn 100 năm hoạt động, tòa án Moundville ở phía tây bang Virginia là một trong những cơ sở cải huấn bạo lực nhất nước Mỹ. Nơi đây...