Các điểm giết mổ gia cầm tự phát: Vẫn khó kiểm soát
Khi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) chưa qua thì dịch cúm gia cầm H5N6 lại bùng phát ở một số địa phương.
Đây là dịch bệnh nguy hiểm với khả năng lây lan nhanh và có thể lây sang người, gây tử vong. Riêng tại Đồng Nai dịch cúm gia cầm H5N6 tuy chưa xảy ra nhưng địa phương cũng đã tăng cường các giải pháp phòng chống dịch bệnh.
Gia cầm được giết mổ trong điều kiện mất vệ sinh, gần bãi rác chợ Tam Hòa (TP. Biên Hòa). Ảnh: P.Liễu
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng mua bán, giết mổ gia cầm sống (chủ yếu là gà, vịt) vẫn diễn ra khá phổ biến tại nhiều chợ. Việc mua bán, giết mổ gia cầm thiếu sự quản lý cũng đang dấy lên mối lo ngại lây lan dịch bệnh. Đây cũng là một trong những vấn đề mà cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa.
* Cấm nhưng vẫn diễn ra
Quy định cấm giết mổ gia cầm sống tại chợ đã được TP.Biên Hòa quy định từ nhiều năm nay. Song, tình trạng mua bán, giết mổ gia cầm sống vẫn diễn ra tại nhiều chợ ở TP.Biên Hòa, nhất là các khu chợ tự phát. Giết mổ gia cầm xong, nhiều điểm bán vô tư lùa chất thải xuống suối, xuống cống hoặc cho chảy tự do ra đường, bốc mùi hôi tanh.
Tại khu vực chợ tự phát ở đầu đường Nguyễn Văn Tiên (thuộc phường Tân Phong), gần cây xăng 26 trên đường Đồng Khởi, trong quãng đường chừng 500m nhưng đã có đến 7 điểm mua bán, giết mổ gà, vịt tại chỗ. Một số điểm còn bày bán gà, vịt ngay trên vỉa hè khiến người đi bộ phải xuống lòng đường để tránh lồng, chuồng đựng gia cầm; chất thải gia cầm luôn tồn đọng trên vỉa hè bốc mùi hôi thối. Sau khi giết mổ gà, vịt giao cho khách, những thứ còn lại như: cặn tiết, lông, ruột… được vét sơ sài vào một chiếc thùng, còn lại được đẩy xuống cống thoát nước ở gần đó hoặc cho chảy tự do ra đường giao thông.
Còn ở chợ Tam Hòa, tình trạng giết mổ gia cầm tại chợ này diễn ra từ nhiều năm nay. Điều đáng nói là những tiểu thương ở đây giết mổ gà, vịt ngay trên miệng cống và sát bãi rác ở chợ. Nước rỉ rác từ bãi rác chảy qua chỗ làm gà, vịt nhưng người bán vẫn vô tư làm.
Tâm lý nhiều người dân hiện nay thích mua gia cầm sống làm tại chỗ hơn là mua loại đã làm sẵn vì quan niệm như vậy mới là thịt tươi sống, ngon. Thực tế hiện nay rất khó để tìm được điểm bán gia cầm sống có chứng nhận đã qua kiểm dịch tại các điểm giết mổ tự phát. Do đó, người tiêu dùng đành chấp nhận mua gà, vịt sống tại điểm giết mổ tự phát, chấp nhận việc giết, mổ gia cầm trong điều kiện không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
* Cần chủ động phòng ngừa dịch bệnh
Video đang HOT
Theo Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn, Biên Hòa hiện có khoảng hơn 200 điểm buôn bán, giết mổ gia cầm không phép, trong đó nhiều nhất ở phường Long Bình, kế đến là các phường: Trảng Dài, Tam Hòa, Hóa An, Hố Nai…
Gia cầm được bày bán tại một điểm bán gà ở khu chợ tự phát (thuộc phường Tân Phong, TP.Biên Hòa). Ảnh: P.Liễu
Ông Nguyễn Trường Giang, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Đồng Nai cho biết, các đoàn liên ngành của tỉnh thường xuyên kiểm tra nguồn hàng tại chợ truyền thống, định kỳ khử trùng, tiêu độc tại các điểm bán gia cầm có chứng nhận đã qua kiểm dịch. Tuy nhiên đối với các điểm bán ở chợ tự phát, hay ở lề đường thì rất khó kiểm soát.
“Theo phân cấp quản lý, những khu chợ ở các phường, xã thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương. Song, nhiều địa phương thiếu sự giám sát, dẫn đến các điểm giết mổ gia cầm tại chỗ, tự phát vẫn diễn ra tràn lan. Tôi cho rằng, về lâu dài lãnh đạo thành phố cũng nên có kế hoạch sắp xếp tại mỗi chợ một góc giết mổ gia cầm an toàn, vệ sinh để đáp ứng nhu cầu người dân và cả của tiểu thương” – ông Giang nói.
Dù Đồng Nai chưa xảy ra dịch cúm gia cầm, tuy nhiên cần tăng cường và chủ động trong cảnh giác và phòng ngừa lây lan dịch bệnh. Hiện Đồng Nai đang tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch lưu thông trên thị trường, các ngành nông nghiệp – phát triển nông thôn, y tế và công thương vẫn đang tăng cường giám sát, nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi nhiễm cúm trên gia cầm và trên người. Tuy nhiên, người dân vẫn nên cảnh giác, chủ động phòng ngừa bằng việc hạn chế mua gia cầm không rõ nguồn gốc và giết mổ tại những nơi không bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hữu, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khuyến cáo: “Hiện nay tại nhiều khu chợ, những lồng gà, chuồng vịt, chỗ giết mổ được đặt ngay bên cạnh những hàng bán rau củ, thực phẩm tươi sống khác… Thực tế này tạo nguy cơ gây ô nhiễm chéo thực phẩm bởi vi khuẩn, vi trùng từ nguồn nước thải do giết mổ gia cầm sống sẽ văng dính lên các thực phẩm tươi sống gây ô nhiễm thực phẩm và dễ gây ngộ độc, chưa kể còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh khi mua bán, giết mổ gia cầm không qua kiểm dịch”.
Phương Liễu
Theo baodongnai.com.vn
Chăn nuôi an toàn sinh học, gia cầm sống khỏe dù "sát vách" ổ dịch
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh dịch theo khuyến cáo từ các cơ quan thú y, các hộ chăn nuôi gia cầm ở "sát vách" các ổ dịch cúm A/H5N6 còn chăm sóc, bảo vệ đàn gia cầm của mình theo các bí quyết riêng độc đáo và hiệu quả.
Đầu tư chăn nuôi VietGAP
Khởi sự từ năm 2005, đến nay đã gần 15 năm gắn bó với nghề chăn nuôi lợn, gia cầm, giờ đây anh Nguyễn Văn Lâm đã có trang trại khá lớn ở trong khu chăn nuôi tập trung của xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) và trang trại đã được cấp chứng nhận chăn nuôi an toàn VietGAP.
Công nhân chăm sóc đàn gà tại trang trại của anh Lâm ở Quốc Oai (Hà Nội). Ảnh: H.Đ
Với diện tích trang trại 12.000m2, anh Lâm đã tính toán hợp lý để đảm bảo tính tiện lợi và hiệu quả. Các chuồng trại chăn nuôi lợn và gà đẻ trứng đều được anh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Chính việc làm này đã giúp trang trại của anh giảm được nhân công mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao.
Dù đã chăn nuôi nhiều năm nhưng anh Lâm vẫn luôn chịu khó tìm tòi chịu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Với quy mô chăn nuôi lớn, song anh chỉ thuê 4 - 5 lao động thường xuyên, khi cao điểm có thể huy động thêm lao động tại chỗ để tiết kiệm nhân công, giảm chi phí. Các chuồng nuôi trong trang trại đều có hệ thống máng ăn, máng uống tự động. Chất thải được xử lý bằng hệ thống hầm biogas, mọi quy trình đều đảm bảo kỹ thuật, với chi phí thấp nhất.
Anh Lâm cho biết, hàng tháng nguồn thu từ cá, lợn, gia cầm và một số cây ăn quả trong trang trại đạt vài chục triệu đồng. "Điều thuận lợi khi chăn nuôi ở khu tập trung ngoài khu dân cư là không chỉ hạn chế dịch bệnh mà còn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hơn thế nữa, chúng tôi còn chủ động đầu tư và rất thuận lợi cho việc giao dịch, vận chuyển thức ăn, vật tư ra vào trang trại mà không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân" - anh Lâm nói.
Nằm giáp ranh với vùng chăn nuôi mới xảy ra dịch cúm A/H5N6 tại xã Việt Thống, huyện Quế Võ (Bắc Ninh), nhưng trại gà của gia đình ông Phạm Minh Trường ở huyện Việt Yên (Bắc Giang) lâu nay được coi như một "pháo đài", dịch bệnh bất khả xâm phạm. Từ hệ thống chuồng trại đến thiết bị phục vụ đàn gà đều được chủ trang trại này đầu tư rất bài bản, quy mô.
Ông Trường cho biết, trung bình mỗi năm ông liên kết với một công ty chăn nuôi 3 - 4 lứa gà thương phẩm, mỗi lứa khoảng 1 vạn con, sau khi trừ chi phí ông thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Để tránh được dịch bệnh trong nuôi gà, ông Trường đã tốn khá nhiều tiền đầu tư hệ thống chuồng trại, thiết bị chăn nuôi, toàn bộ máng ăn, máng uống đều tự động. Thức ăn cho gia cầm hằng ngày được nhập từ cơ sở có uy tín, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Trang trại tuyệt đối không sử dụng thức ăn ẩm mốc, kém chất lượng hoặc từ cơ sở không rõ nguồn gốc.
"Riêng nguồn nước uống cho gia cầm, tôi cũng đầu tư lắp một hệ thống lọc riêng hiện đại, đảm bảo sạch 100%. Ngoài ra, chúng tôi còn thường xuyên bổ sung khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa, các thuốc trợ sức, trợ lực định kỳ hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột, sau khi vận chuyển hoặc khi tiêm chủng vaccine đê tăng sức kháng bênh cho gia cầm" - ông Trường chia sẻ.
Theo ông Trường, để chăn nuôi an toàn, không còn cách nào khác là phải theo hướng an toàn sinh học. Các biện pháp phòng dịch, sát trùng chuồng trại, tiêm vaccine cho đàn vật nuôi cũng phải tiến hành định kỳ và thường xuyên. Bên cạnh việc đầu tư chăn nuôi hiện đại, vào những ngày có dịch bệnh này, gia đình ông Trường còn hạn chế tối đa người ra vào chuồng trại, trừ người nhà, người ngoài không được tiếp cận khu vực chăn nuôi.
Phòng chống cúm gia cầm hiệu quả
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, để phòng chống bệnh cúm gia cầm, một trong những phương pháp hiệu quả nhất hiện nay là tiêm phòng vaccine theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Khi tiêm phòng xong cần cho gia cầm ăn uống tốt để nâng cao sức đề kháng, nâng cao hiệu quả kháng thể, tạo miễn dịch tốt cho con vật.
Song song với đó, cần phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi 1-2 lần/tuần bằng các loại hoá chất như Chloramin B, Benkocid, Iodine... Dùng vôi bột rắc xung quanh khu vực chuồng nuôi, hệ thống cống rãnh, khu vực có người qua lại...
Việc dùng vôi bột còn có tác dụng hạn chế và ngăn chặn côn trùng và gia súc qua lại làm lây lan dịch bệnh giữa các chuồng nuôi, các khu vực chăn nuôi. Đây là biện pháp khử trung tiêu độc đơn giản, dễ làm nhưng hiệu quả rất cao, người chăn nuôi nên thực hiện tốt phương pháp này.
Ông Sơn cho biết, với hệ thống thoát nước thải, có thể dùng vôi bột cho vào bao tải để ở hệ thống nước thải chảy qua. Đây là biện pháp rất tốt để khử trùng, tiêu độc ngăn chặn mầm bệnh.
Bên cạnh đó, bà con nên tiến hành thu gom chất độn chuồng, chất thải chăn nuôi để ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học hoặc xử lý chất thải bằng đệm lót sinh học nhằm tiêu diệt mầm bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Sau mỗi đợt chăn nuôi phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và để trống chuồng 2-3 tuần nhằm phá vỡ vòng luân chuyển của mầm bệnh.
Theo Danviet
Lãnh đạo Cục Thú y nói gì về sự nguy hiểm của cúm gia cầm H5N6? Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam xảy ra dịch cúm gia cầm. Từ năm 2003, chúng ta đã phải ứng phó với dịch cúm gia cầm, đến năm 2009 ứng phó với chủng virus H1N1 lây sang người. Từ đó đến nay, hàng năm vẫn xảy ra lác đác một số ổ dịch nên người chăn nuôi cũng như các ban...