Các địa phương tích cực phòng, chống rét cho gia súc, thủy sản
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (25-12) tại đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục rét, nhiệt độ từ 15 đến 18 o C, gần mức rét đậm. Riêng tại vùng núi Bắc Bộ nhiệt độ có nơi dưới 10 o C.
Người dân thôn Mã Hồng, xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ ( Hà Giang) che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong những ngày giá rét. Ảnh: LÊ HẢI
Trên biển, ngày 25-12, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 5 – 8 độ vĩ bắc nên vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái-lan có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, biển động. Sóng biển tại khu vực bắc Biển Đông cao từ 2 – 4 m, tại vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi từ 2 – 3 m. Riêng vùng biển phía đông bắc của khu vực bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8; biển động mạnh; sóng biển cao từ 3 – 5 m. Cảnh báo mức độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.
Trước đợt rét tăng cường trong một tuần qua, các cơ quan chức năng và bà con nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP Hải Phòng đang tích cực tăng cường thực hiện các biện pháp chống rét cho thủy sản. Chi cục Thủy sản Hải Phòng đã hướng dẫn bà con duy trì mực nước ao có độ sâu hơn 2 m để ổn định nhiệt độ; cho thủy sản ăn đầy đủ, khi nhiệt độ nước ao xuống dưới 15oC thì ngừng cho ăn, vào thời điểm nắng ấm trong ngày có thể cho ăn bằng thức ăn tinh, thức ăn chế biến.
Huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã chỉ đạo các phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN & PTNT), UBND các xã, thị trấn hướng dẫn người dân cách phòng, chống rét cho đàn gia súc; đồng thời, khuyến cáo người dân tích trữ thức ăn, giữ ấm chuồng trại, không chăn thả rông trâu, bò ngoài rừng; tổ chức tiêm phòng vắc-xin lở mồm long móng cho đàn trâu, bò. Hiện tổng đàn trâu, bò toàn huyện là hơn 20.000 con.
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện có hơn 111 nghìn hộ chăn nuôi với gần 300 nghìn con trâu, bò. Các huyện, thành phố trong tỉnh đã kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống đói rét và dịch bệnh cho đàn gia súc, đặc biệt tại các huyện vùng cao nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân. Qua rà soát của ngành chăn nuôi và thú y tỉnh, hiện còn hơn 20.800 hộ chăn nuôi trong chuồng tạm. Đáng chú ý, có 13 hộ tại huyện Hoàng Su Phì vẫn còn chăn nuôi theo hình thức thả rông.
Sau khi dịch tả lợn châu Phi được khống chế, ngay từ đầu năm 2020 tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều giải pháp chỉ đạo tái đàn, khôi phục chăn nuôi lợn, đến nay tổng đàn đạt 620 nghìn con, bằng 90% so với thời điểm trước khi có dịch. Tổng đàn chủ yếu tập trung ở các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn, chăn nuôi an toàn sinh học…
Video đang HOT
Chi cục Bảo vệ thực vật và trồng trọt tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vụ xuân 2021 sẽ nghiêng về “vụ xuân lạnh”, do đó các địa phương phải bám sát khung lịch thời vụ, theo dõi diễn biến thời tiết để đôn đốc chỉ đạo bà con thực hiện đúng kỹ thuật. Đặc biệt, khuyến cáo 100% diện tích mạ phải được phủ ni-lông đúng kỹ thuật; chọn thời điểm ngâm ủ giống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra. Về khung lịch thời vụ, phấn đấu kết thúc gieo trỉa trong tháng 2-2021.
Theo thống kê của Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Trị, sau các trận mưa lũ liên tiếp vừa qua, trên địa bàn tỉnh có hơn 200 ha hồ tiêu bị hư hại do ngập úng. Hiện nay tình hình mưa rét kéo dài nên tại các vườn tiêu bị ngập úng tiếp tục xảy ra tình trạng rụng lá, rụng đốt, gây chết với tỷ lệ từ 15 đến 20%, nơi cao lên đến 30 – 50%. Các cơ quan chức năng đang khẩn trương tìm giải pháp xử lý, hỗ trợ người dân khôi phục vườn hồ tiêu.
Theo Sở NN và PTNT tỉnh Bình Thuận, tính đến giữa tháng 12-2020, tỉnh có hơn 91% tàu cá đã thực hiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; trong đó, nhóm tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên đạt 100%; nhóm tàu có chiều dài từ 15 đến 24 m đạt 91%. Số thuyền nghề giã cào đã lắp đặt đạt 96%. Để sớm hoàn thành việc lắp đặt theo đúng quy định, Sở tiến hành rà soát lại từng trường hợp tàu cá, chủ tàu cụ thể để có phương án giải quyết; xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân lắp đặt…
Tại Bình Phước, hơn hai tháng trở lại đây, giá thu mua cao-su dù chưa đạt đến đỉnh điểm như giai đoạn năm 2011 – 2012, nhưng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Tại huyện Bù Gia Mập, giá thu mua mủ nước bình quân khoảng 325 đồng/độ. Theo các hộ dân, năm nay giá thu mua mủ nước cao hơn gần 100 đồng/độ so với cùng kỳ năm 2019. Riêng mủ chén (mủ đặc) giá thu mua hiện nay dao động khoảng 13.000 đến 15.000 đồng/kg.
Chiều 24-12, thông qua UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế trao một tỷ đồng từ nguồn cán bộ, chiến sĩ đóng góp một ngày lương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt. Dịp này, Thượng tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã gửi tặng 100 triệu đồng ủng hộ tỉnh Thừa Thiên Huế để giúp đỡ các gia đình khó khăn sau bão, lụt. Lãnh đạo UBND tỉnh đã tiếp nhận số tiền và cho biết, sẽ nhanh chóng chuyển kinh phí hỗ trợ đến những nơi cần thiết, góp phần giúp nhân dân khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
Nâng năng suất, tìm đầu ra cho sắn miền Trung
Sắn (khoai mì) được xem là cây dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau và điều kiện kinh tế nông hộ.
Nhằm tìm giải pháp phát triển sản xuất sắn bền vững và phòng chống bệnh khảm lá sắn hiệu quả, xây dựng mối liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững, vừa qua Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp Sở NNPTNT Quảng Ngãi tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề: "Giải pháp nâng cao năng suất sắn và liên kết tiêu thụ sản phẩm khu vực miền Trung".
Phá vỡ quy hoạch, bị dịch bệnh đe dọa
Sắn (khoai mì) được xem là cây dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn đồng thời cũng là nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản, bên cạnh đó tinh bột sắn còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, thị trường đầu ra tốt.
Tuy nhiên theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, hiện nay việc phát triển cây sắn thiếu bền vững, tình trạng phá rừng trồng sắn, trồng sắn quảng canh năng suất thấp, ô nhiễm môi trường trong chế biến tinh bột sắn... tiếp tục là những vấn đề nan giải.
"Các nhà máy cần có chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, ký kết hợp đồng tiêu thụ ổn định để bà con yên tâm sản xuất... Nông dân cần nắm vững quy trình phòng chống bệnh khảm lá sắn, tuân thủ chỉ đạo của ngành nông nghiệp để góp phần giảm dịch bệnh".
Ông Kim Văn Tiêu
Đáng chú ý là hiện nay, dịch bệnh khảm lá sắn đang ngày càng lan rộng ra nhiều tỉnh thành, có thể làm giảm năng suất sắn đến 90%, thậm chí nếu vườn nhiễm nặng trong giai đoạn đầu có thể mất trắng. Bệnh lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng và qua hom giống nên lây lan rất nhanh, gây hại nghiêm trọng đến các vùng trồng sắn ở Việt Nam.
Tại Quảng Ngãi, có thời điểm tổng diện tích trồng sắn lên đến 20.000ha, sản lượng sắn cung cấp cho các nhà máy đạt gần 350.000 tấn, trong khi theo quy hoạch đến năm 2025, tổng diện tích sắn toàn tỉnh mới là 18.000ha, trong đó có 13.000ha trên đất trồng cây hàng năm và 5.000ha trên đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất. Cây sắn ở Quảng Ngãi tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi và đồng bằng như: Sơn Hà 5.100ha, Bình Sơn 2.000ha, Sơn Tịnh 1.600ha...
Tuy nhiên, cây sắn tại Quảng Ngãi đang bị virus khảm lá tấn công trên diện rộng với tổng diện tích nhiễm hơn 4.854ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 1.191ha, nhiễm trung bình 2.791,5ha, nặng là 871,5ha.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhấn mạnh, diễn đàn tổ chức với kỳ vọng các bên liên quan sẽ tích cực tham gia, cùng chung tay, chia sẻ và nhìn nhận lại các vấn đề về phát triển cây sắn hiện nay, bao gồm phát triển không theo quy hoạch, kế hoạch; liên kết sản xuất và tiêu thụ còn lỏng lẻo, sản phẩm thu hoạch không kết hợp với kế hoạch thu mua, chế biến làm tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch rất cao...
Nhiều diện tích trồng sắn vẫn theo tập quán quảng canh, người trồng không đầu tư chăm sóc dẫn tới năng suất thấp và làm suy kiệt đất trồng.
Các đại biểu tham quan dây chuyền sản xuất của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Sơn Hải. Ảnh: Mạnh Hùng
"Đó là chưa kể, thị trường giá cả thu mua không ổn định đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đầu tư, thu nhập của người trồng sắn. Việc xử lý nước thải trong quy trình chế biến tinh bột sắn cũng còn nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường..." - ông Kim Văn Tiêu nhấn mạnh.
Gắn sản xuất với tiêu thụ bền vững
Tại diễn đàn, Ban chủ tọa, Ban cố vấn đã trao đổi, chia sẻ và trả lời 35 câu hỏi của bà con nông dân và các đại biểu xoay quanh các vấn đề như: Chính sách hỗ trợ giống sắn mới có khả năng kháng bệnh khảm lá cho nông dân, kỹ thuật trồng thâm canh cây sắn, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho cây sắn, đặc biệt bệnh chổi rồng và bệnh khảm lá sắn; thiết kế, xây dựng hệ thống kênh mương cấp và thoát nước cho vùng trồng sắn; chính sách hỗ trợ tiêu hủy đối với diện tích sắn bị bệnh...
Kết luận diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu đề nghị về phía các cơ quan quản lý, cần xây dựng quy hoạch vùng trồng sắn tập trung theo hướng linh hoạt, có đầu tư thâm canh với quy mô thích hợp (khoảng 500.000ha), không phá rừng để trồng sắn. Tăng cường công tác quản lý môi trường tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn; quản lý chặt chẽ chất lượng cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...
Bên cạnh đó, các viện, trường, nhà khoa học cần tăng cường công tác nghiên cứu, chọn tạo các giống sắn có khả năng kháng bệnh và thích ứng cao trong điều kiện biến đổi khí hậu. Nhanh chóng trồng thử nghiệm trên diện rộng các bộ giống kháng bệnh khảm lá đã được nghiên cứu, chọn tạo để đưa vào bộ giống quốc gia. Ứng dụng và chuyển giao sản xuất bộ giống có năng suất và hàm lượng tinh bột cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp trồng rải vụ để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hoạt động đảm bảo công suất.
Bên cạnh đó, hệ thống khuyến nông và các cơ quan chuyên môn của địa phương cần đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua các mô hình trồng thâm canh sắn, mô hình trồng sắn có tưới nước, trồng sắn phủ bạt, trồng xen sắn với các cây họ đậu để cải tạo đất, trồng sắn thích ứng biến đổi khí hậu... để giúp bà con tăng hiệu quả kinh tế.
Khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 11037/VP-KT, đề nghị các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố về triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Công văn nêu rõ, UBND thành phố nhận...