Các địa phương tích cực dập dịch tả lợn châu Phi
Đến nay, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xảy ra tại 108 xã, phường, thị trấn ở chín huyện, thành phố tỉnh Lào Cai với số lợn tiêu hủy 24.000 con.
Hiện nay, ngoài việc tập trung dập dịch, tỉnh đang khuyến cáo nhân dân chăn nuôi lợn an toàn sinh học để phòng, chống dịch. Huyện Mèo Vạc (Hà Giang) bốn xã có DTLCP đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới. UBND huyện đã công bố hết dịch trên địa bàn các xã có dịch và tạm dừng hoạt động các chốt kiểm dịch động vật tạm thời. Đến nay, 52 xã, phường, thị trấn của chín huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Thái Nguyên đã qua 30 ngày không có lợn mắc DTLCP, trong đó có 16 xã, phường đã công bố hết dịch.
Cán bộ thú y huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) phun hóa chất tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng nuôi. Ảnh: KIM THOA
Tại Hải Dương, hiện có hơn 200 xã, phường, thị trấn công bố hết dịch. Tuy nhiên, mới đây đã có bốn xã bị tái phát dịch là Thái Tân, Hiệp Cát, huyện Nam Sách, Cổ Bì, huyện Bình Giang và Thăng Long huyện Kinh Môn. Tại Thanh Hóa đã có 128 xã tái phát DTLCP.
Đến nay, các địa phương ở tỉnh Hưng Yên đã tiêu hủy hơn 196,8 nghìn con lợn bị DTLCP. Trên địa bàn tỉnh đã có 130 xã, phường, thị trấn của 10 huyện, thị xã, thành phố công bố hết bệnh dịch.
Video đang HOT
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, hiện sáu huyện có DTLCP đã qua 30 ngày. Mặc dù vậy nguy cơ phát sinh các ổ dịch mới và lây lan vẫn cao nên ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân không vội tái đàn, nhất là những cơ sở chăn nuôi đã bị dịch bệnh.
Tại TP Cần Thơ, đến nay đã ghi nhận hơn 2.200 hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng của DTLCP, số lợn phải tiêu hủy hơn 56.000 con. Hiện nay đang là mùa mưa nên dịch diễn biến phức tạp, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn mà chuyển đổi sang những vật nuôi khác để ổn định cuộc sống. Hiện nay, DTLCP đã xuất hiện ở 15 huyện, thành phố ở Kiên Giang với số lợn tiêu hủy là 42.202 con, chiếm hơn 12,5% tổng đàn của tỉnh. Các ngành chức năng và địa phương đang tích cực vệ sinh môi trường, phun hóa chất dập dịch.
Ngày 27-9, tại Sơn La, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai (PCTT) phối hợp Văn phòng Điều phối nông thôn mới T.Ư tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp làm công tác PCTT và xây dựng nông thôn mới. Tại hội nghị, các đại biểu được hướng dẫn lập kế hoạch và xây dựng phương án ứng phó thiên tai cấp xã; hoạt động của lực lượng xung kích PCTT cấp xã; vai trò nòng cốt của lực lượng dân quân tự vệ trong hoạt động PCTT ở cơ sở…
Đài Khí tượng – Thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo, mực nước đỉnh triều tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai tiếp tục lên theo kỳ triều cường và đạt đỉnh vào khoảng ngày 30-9 và 1-10. Theo đó, tại trạm Phú An và Nhà Bè lên mức 1,60 đến 1,65 m, cao hơn mức báo động 3 từ 0,10 đến 0,15m. Mức độ rủi ro thiên tai do triều cường khu vực TP Hồ Chí Minh ở cấp độ 3. Trên sông Cửu Long, kết hợp giữa triều cường cao và nước từ thượng nguồn về cho nên mực nước tại các trạm trên dòng chính ở mức cao hơn báo động 3 từ 0,10 đến 0,20 m; trạm Cần Thơ (sông Hậu) lên mức 2,05 đến 2,10m, cao hơn báo động 3 từ 0,15 đến 0,20m. Mức độ rủi ro thiên tai do triều cường có khả năng đạt cấp độ 3 tại khu vực hạ lưu sông Tiền, sông Hậu.
Ngày 27-9, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, tối ngày 26-9, tàu cá QNa 91289 TS với sáu ngư dân khi đang khai thác hải sản trên biển bị chìm do chập điện và cháy. Toàn bộ ngư dân trên tàu đã được một tàu cá đang hành nghề gần đó cứu trợ.
Theo Cục Kiểm lâm, tại các huyện Tủa Chùa, Mường Lay (Điện Biên) và Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp ( Ninh Bình) nhiều ngày không mưa, nắng nóng, thời tiết khô hanh cho nên nguy cơ xảy ra cháy rừng ở cấp 4, cấp rất nguy hiểm. Cục Kiểm lâm đề nghị các địa phương và chủ rừng thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định.
Theo NDĐT
Đón bình minh ở Thượng Phùng
Một ngày mặt trời lên muộn, chúng tôi đã có những trải nghiệm khó quên ở Thượng Phùng - một xã biên giới của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Tôi thức dậy lúc sáng sớm sau một đêm khó ngủ tại Đồn Biên phòng Săm Pun bởi tiếng xe ô tô ầm ì chạy suốt đêm. "Ở vùng biên heo hút này sao nhiều xe hàng thế?" - tôi đem băn khoăn đó, hỏi những người lính biên phòng trong tuần trà chào buổi sáng. "Tiếng gió đó nhà báo ơi. Đặc sản ở đây là gió mà". "Trời, gió rít khủng khiếp thế sao" - tôi thốt lên. Một cán bộ biên phòng tiếp lời: "Ở đây, gió làm cho cây không lớn nổi ấy chứ". Gió, sương muối, đất đai khô cằn là một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả canh tác của người dân không cao. Đây cũng là thách thức mà chính quyền địa phương đang tìm cách hóa giải. Trong đó, Đồn Biên phòng Săm Pun với vai trò làm tham mưu cho xã cũng đang tìm mọi nguồn lực, xây dựng các mô hình giúp dân xóa đói, giảm nghèo.
Cán bộ Đồn Biên phòng Săm Pun tới thăm người dân trên địa bàn
Sương tan cũng là lúc người dân kéo tới tập trung ở sân đồn biên phòng. Những gương mặt sạm nắng gió không giấu được sự háo hức. Hỏi ra mới biết, họ tập trung ở đây để chờ sang Trung Quốc làm việc. Trước đây, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bà con trong vùng thường vượt biên sang Trung Quốc làm thuê. Thậm chí còn có các đường dây đưa người đi nước ngoài trái phép. Tình trạng người lao động bị quỵt tiền công, bị trấn lột khi trở về nhà thường xuyên xảy ra. Điều đó khiến cho an ninh trật tự ở Thượng Phùng diễn biến phức tạp, việc quản lý, kiểm soát người qua lại biên giới gặp nhiều khó khăn.
Trước thực trạng đó, năm 2016, Đồn Biên phòng Săm Pun đã tham mưu cho lãnh đạo huyện Mèo Vạc xây dựng cơ chế hợp tác xuất khẩu lao động với huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Với sự bảo hộ của chính quyền hai bên, người dân sẽ được tạo điều kiện thuận lợi sang làm việc tại huyện Phú Ninh; đồng thời các công ty, doanh nghiệp của huyện Phú Ninh cũng được tạo điều kiện để tuyển công dân Mèo Vạc sang làm việc. Người lao động được đảm bảo trả tiền công đúng với công sức bỏ ra và được hưởng bảo hiểm y tế. Người dân từ 18 đến 55 tuổi có sức khỏe tốt muốn xuất khẩu lao động chỉ cần đăng ký với xã.
Khi người lao động được xét duyệt, UBND huyện Mèo Vạc sẽ hỗ trợ làm giấy thông hành, bố trí xe đưa người lao động tới bàn giao cho phía đối tác tại cửa khẩu Săm Pun. Việc thực hiện thỏa thuận đưa lao động sang biên giới làm việc hợp pháp đã góp phần làm giảm tình trạng lao động tự do vượt biên trái phép, giúp người lao động an tâm hơn khi làm việc.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Chảo Đức Sơn, thôn Lùng Vần Chải, xã Thượng Phùng phấn khởi: "Chính quyền có chủ trương đưa người dân sang Trung Quốc lao động thế này, tôi thấy rất tốt. Vợ tôi đã đăng ký đi đợt trước với mức lượng 9 triệu đồng/tháng, được miễn phí chỗ ngủ và 2 bữa ăn". Thực tế, trong nhiều năm qua, Thượng Phùng vẫn là xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang. Cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông còn rất hạn chế, hầu hết chỉ đi được xe máy vào mùa nắng. Với tinh thần chia sẻ "Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau", từ đầu năm 2018, phòng Tham mưu BĐBP Hà Giang đã nhận giúp đỡ xã Thượng Phùng xóa đói, giảm nghèo, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện tốt chương trình, Phòng Tham mưu đã tổ chức phát động cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị kết hợp sự ủng hộ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tham gia đóng góp xây dựng được quỹ vốn 250 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, đơn vị đã triển khai hỗ trợ 10 hộ nghèo mỗi hộ 1 con bò và 15 triệu đồng tiền vốn để mua lợn giống, thức ăn chăn nuôi và sửa chữa chuồng trại. Thông qua đó đã giúp nhân dân trên địa bàn có điều kiện để chăn nuôi, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, giảm tỷ lệ hộ nghèo một cách bền vững. Đến nay 100% thôn, bản ở xã Thượng Phùng có nhà văn hóa, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng dân cư trong thôn. Trong ngày khai giảng năm học mới Phòng Tham mưu BĐBP Hà Giang tổ chức vận động quyên góp các nhà hảo tâm tặng 10 suất quà trị giá hơn 10 triệu đồng cho các cháu học sinh nghèo. Ngoài ra, Phòng Tham mưu phối hợp với Đồn Biên phòng Săm Pun còn đề xuất với chính quyền xã Thượng Phùng căn cứ vào quỹ đất hiện có của xã thực hiện việc hỗ trợ cấp đất theo quy định của pháp luật cho các hộ nghèo trên địa bàn an cư lạc nghiệp.
Ngọc Lan
Theo Congthuong
Thông tin mới vụ 4 sinh viên tử vong khi lao xe máy vào dải phân cách Cơ quan chức năng TP Thái Nguyên (Thái Nguyên) cho biết không khởi tố vụ 5 sinh viên đi xe máy đâm vào dải phân cách làm 4 người tử vong xảy ra trên địa bàn vừa qua. Hiện trường vụ tai nạn. Trưa 26/8, một lãnh đạo công an TP Thái Nguyên cho biết, cơ quan điều tra công an TP Thái...