Các địa phương tập trung bảo vệ và phát triển rừng
Hiện toàn tỉnh Yên Bái có hơn 461.523 ha đất có rừng; trong đó, rừng tự nhiên là 245.551 ha, rừng trồng là 215.980 ha. Hằng năm, các địa phương trong tỉnh trồng mới hơn 15 nghìn ha rừng, đưa độ che phủ rừng của tỉnh đạt 63%.
Người dân xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) chăm sóc cây vầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: NGUYỄN ĂNG
Trong năm 2019, nhờ công tác quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả cho nên tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Hà Giang đạt 57,2%. Bên cạnh đó, việc chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng được diễn ra công khai, đúng quy định với số tiền gần 73 tỷ đồng…
Năm 2020, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh iện Biên dự kiến kế hoạch thu 241,866 tỷ đồng từ các đơn vị chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong đó: iều phối từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam 224,139 tỷ đồng và thu nội tỉnh 17,727 tỷ đồng; dự kiến kế hoạch chi trả cho các hộ trồng, chủ rừng là 241,866 tỷ đồng…
Thành phố Hà Nội có diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng gần 27.160 ha. Trong đó, diện tích rừng đặc dụng hơn 10.964 ha, rừng phòng hộ hơn 5.865 ha… Thành phố đã tổ chức giao khoán 6.400 ha rừng phòng hộ, đặc dụng cho các chủ rừng với mức khoán bình quân hơn 900 nghìn đồng/ha… Chi cục Kiểm lâm Hà Nội thường xuyên tuần tra, kiểm tra những vùng trọng điểm hay xảy ra cháy rừng ở các vùng giáp ranh, đồng thời tuyên truyền cho người dân về nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng, trồng rừng…
Video đang HOT
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, năm 2020, các địa phương trong tỉnh sẽ trồng mới khoảng 6.000 ha rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh lên 45%. Ngoài trồng mới, tỉnh Phú Yên tiếp tục chăm sóc 16.600 ha rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 1.368 ha, khoán bảo vệ rừng 35.325 ha.
Ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đang khuyến khích, chuyển giao khoa học – kỹ thuật cho các hộ trồng rừng trồng thêm các loại cây dược liệu dưới tán rừng. Hiện, toàn tỉnh có 94.550 ha dược liệu dưới tán rừng được khai thác bền vững. Trồng dược liệu dưới tán rừng có chi phí và công chăm sóc ít, lợi nhuận bình quân đạt từ 120 đến 200 triệu đồng/ha/năm.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã lắp 1.000 bộ thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá của ngư dân huyện Hoài Nhơn (Bình ịnh). Bộ giám sát này đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của ngư dân, nhất là hỗ trợ truy xuất nguồn gốc thủy sản ngay tại cảng cá. Theo kế hoạch, tỉnh Bình ịnh sẽ lắp đặt khoảng 3.300 máy giám sát hành trình cho tàu cá.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh, trong vòng sáu năm qua, bình quân mỗi năm có hơn 2.100 hộ nông dân ở vùng nước ngọt và lợ trong tỉnh nuôi tôm càng xanh với diện tích hơn 2.000 ha, sản lượng tôm thương phẩm đạt hơn 1.600 tấn tôm. Ngành nông nghiệp tỉnh đã mở rộng sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực từ năm lên tám triệu con/năm để đáp ứng nhu cầu con giống.
Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, lúc 3 giờ ngày 5-1, tàu cá QNa 91717 TS có ba ngư dân, bị phá nước, hỏng máy, nguy cơ chìm cách phía đông bắc đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 40 hải lý. Văn phòng yêu cầu đơn vị chức năng triển khai các biện pháp hỗ trợ tàu bị sự cố. Cùng ngày, tàu cá N 92885 TS có bảy ngư dân đã được tàu N 92147 TS đến hỗ trợ lai kéo về cảng Ninh Cơ, Nam ịnh. Trước đó, tàu cá N 92885 TS bị mất chân vịt cách phía đông nam đảo Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng) khoảng 22 hải lý.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, trong tuần này, độ mặn trên các sông Nam Bộ sẽ tăng vào những ngày cuối tuần. Cụ thể, độ mặn lớn nhất dự báo sẽ xảy ra trên sông Gành Hào (Cà Mau): 24,8g/l; sông Hàm Luông (Bến Tre): 23,5 g/l; sông Hậu (Sóc Trăng): 14,2 g/l; sông Cái Lớn (Kiên Giang): 12,6 g/l; sông ồng iền (TP Hồ Chí Minh): 11,5 g/l… Mức độ rủi ro do xâm nhập mặn ở khu vực Nam Bộ: Cấp 1 – 2.
Ngày 6-1, UBND thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang công bố hết dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) kể từ ngày 31-12-2019. Theo thống kê, từ ngày 21-5-2019 đến ngày 28-11-2019, DTLCP đã xảy ra tại 1.255 hộ chăn nuôi ở 131 xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện, thị xã, thành phố làm tổng đàn lợn bị tiêu hủy 28.468 con với trọng lượng hơn 1,7 triệu tấn. ến nay, DTLCP đã được khống chế và qua 30 ngày không xảy ra dịch.
PV VÀ CTV
Theo NDĐT
Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
Nhằm bảo vệ rừng và phát triển rừng (BVR&PTR) bền vững, đặc biệt là phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), những năm qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) trong công tác quản lý, BVR, PCCCR.
Hạt Kiểm lâm - Huyện đoàn Hà Trung phối hợp phát thực bì phòng cháy rừng năm 2019.
Hạt Kiểm lâm Hà Trung được giao quản lý 9.637 ha đất lâm nghiệp trên địa bàn 4 huyện, thị xã, gồm: Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Bỉm Sơn. Trong đó, có 2.800 ha rừng trồng chủ yếu là thông, keo, bạch đàn, có nguy cơ cháy rất cao. Thời gian qua, được sự quan tâm của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hạt được thụ hưởng Dự án "Nâng cao năng lực PCCCR" và được hỗ trợ phần mềm "Phân vùng trọng điểm cháy rừng". Hạt được hỗ trợ phần mềm kiểm lâm; phần mềm cảnh báo rừng; phần mềm cập nhật diễn biến cháy rừng và được tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong BVR, PCCCR. Qua đó, giúp lực lượng kiểm lâm nắm bắt được diễn biến cháy rừng và làm tốt công tác cảnh báo nhiệt độ cấp cháy rừng trong những ngày cao điểm nắng nóng, qua đó phát hiện sớm đám cháy khi mới phát sinh để kịp thời không chế.
Nhằm từng bước ứng dụng KHCN, các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ công tác PCCCR, thời gian qua ngoài ứng dụng phần mềm chuyển bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp từ định dạng TAB của Mapinfo vào GPS để quản lý phát rẫy trong sản xuất nương rẫy ở Mường Lát; "xây dựng, số hóa và chuyển bản đồ khu vực trọng điểm cháy trên địa bàn huyện Như Thanh vào máy GPS"; các mô hình, sáng kiến ứng dụng thiết bị công nghệ GPS phục vụ công tác BV&PTR, diễn biến tài nguyên rừng, PCCCR tại các địa phương trong tỉnh. Năm 2018, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã triển khai xây dựng phần mềm "Phân vùng trọng điểm cháy rừng"; đồng thời lắp đặt 7 trạm khí tượng quan trắc tự động trên địa bàn các huyện có nguy cơ cháy rừng cao, kết hợp ảnh vệ tinh, bản đồ hiện trạng rừng, các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh.
Phần mềm được xây dựng trên cơ sở nền bản đồ kiểm kê rừng của các huyện, số liệu khí tượng quan trắc khu vực lân cận, tự động đưa ra danh sách các lô rừng trọng điểm cháy theo từng ngày trong tháng, từng tháng trong mùa nắng nóng, khô hanh. Để sử dụng phần mềm này, cán bộ quản trị tại các hạt kiểm lâm được quyền truy cập, chỉnh sửa cấp khí tượng theo chỉ số P, sửa cấp trọng điểm cháy rừng theo chỉ tiêu Y. Trên cơ sở theo dõi các yếu tố khí tượng, vào các ngày nắng nóng có nguy cơ cháy rừng cao, thì phần mềm sẽ tự động đưa ra mức cảnh báo cháy rừng trên địa bàn từng huyện. Kết quả cảnh báo cháy rừng được gửi qua email thường trực của chi cục kiểm lâm, hạt kiểm lâm các huyện và được kịp thời đăng tải trên các bản tin truyền thanh, truyền hình cấp huyện, cấp tỉnh nhằm cảnh báo nguy cơ cháy rừng cho chính quyền địa phương, các chủ rừng và người dân, từ đó đưa ra các giải pháp PCCCR có trọng tâm, trọng điểm.
Việc ứng dụng KHCN phục vụ công tác quản lý BVR, PCCCR của Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã góp phần bảo vệ hiệu quả diện tích rừng hiện có, đảm bảo độ che phủ của rừng; tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các lực lượng, các ngành, địa phương và cộng đồng trong việc thực hiện có hiệu quả công tác BVR, PCCCR.
Theo Baothanhhoa
Quảng Nam: Thu hơn 136 tỷ đồng để bảo vệ rừng "Hình thức giao khoán rừng có sự thay đổi căn bản sang ưu tiên cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách. Ngoài ra, cũng khẩn trương triển khai dự án nâng cao năng lực giám sát rừng bằng công nghệ cao trong đầu năm 2020. Với sự cải tổ toàn diện và ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý rừng...