Các địa phương ở Trung Quốc tìm cách thu hút cử nhân về nông thôn làm việc
Các chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã bắt đầu triển khai các biện pháp hỗ trợ để ổn định thị trường việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao đáng báo động.
Thanh niên Trung Quốc tìm việc làm trên trang tuyển dụng. Ảnh: THX
Với mục tiêu thu hút cử nhân tốt nghiệp đại học vào các vị trí việc làm thiết yếu ở nông thôn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã “dỗ ngọt’ bằng khoản trợ cấp năm lên tới 50.000 nhân dân tệ (NDT) cho mỗi người.
Sáng kiến của chính quyền tỉnh Vân Nam được công bố vào ngày 5/6, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi thanh niên và trong nhóm sinh viên mới tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc đều đạt mức cao kỷ lục, kéo căng thêm nền kinh tế vốn đã tổn hại sau 2 năm dịch COVID-19.
Chính quyền Trung Quốc đã chỉ đạo các cán bộ địa phương đi tiên phong trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm. Trung Quốc đặt mục tiêu giữ tỷ lệ thất nghiệp dưới 5,5% trong năm nay.
Cụ thể, chính quyền tỉnh Vân Nam đề xuất trợ cấp hàng năm 50.000 NDT cho những sinh viên nào chọn làm việc tại các vùng quê, trong cách lĩnh vực giáo dục, y tế, nông nghiệp và chính sách xóa đói giảm nghèo. Đây không phải là một số tiền trợ cấp nhỏ khi so với thu nhập trung bình của một người dân tại tỉnh này chỉ chưa đầy 10.000 NDT/tháng.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị qua khảo sát của Trung Quốc đã tăng lên 6,1% vào tháng 4 vừa qua – đánh dấu mức tồi tệ nhất trong hai năm và cao thứ hai kể từ năm 2018, khi các nhà chức trách bắt đầu cung cấp dữ liệu hàng tháng.
Cùng thời điểm, tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trong độ tuổi từ 16 đến 24 cũng đạt mức cao kỷ lục 18,2%. Các nhà nhân khẩu học và những chuyên gia khác đánh giá tình hình sẽ tồi tệ hơn khi 10,76 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm nay.
Tháng trước, sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cảnh báo về triển vọng “không mấy lạc quan” đối với thị trường việc làm, chính phủ nước này đã công bố gói chính sách gồm 33 đề mục nhằm ổn định nền kinh tế, trong đó cam kết trợ cấp cho các công ty thuê sinh viên mới tốt nghiệp và giảm giá chi phí đóng bảo hiểm cho các công ty không sa thải nhân viên.
Ngoài tỉnh Vân Nam, các chính quyền địa phương khác đã bắt đầu triển khai các biện pháp hỗ trợ để ổn định thị trường việc làm, mở các lớp đào tạo nghề miễn phí trong vòng 6 tháng cho sinh viên mới tốt nghiệp và người thất nghiệp đã tốt nghiệp trong vòng ba năm trở lại.
Tỉnh Hà Nam cũng ứng dụng các nền tảng kỹ thuật số để thúc đẩy tìm kiếm việc làm và đơn giản hóa quy trình tuyển dụng. Trong khi đó, các nhà tuyển dụng của bên thứ ba được thưởng 300 NDT cho mỗi vị trí mà họ tuyển người thành công. Một số trường đại học trên cả nước cũng trợ cấp cho những sinh viên muốn khởi nghiệp.
Video đang HOT
Các ứng viên tranh nhau nộp đơn ứng tuyển tại một hội chợ việc làm ở Trung Quốc. Ảnh: CNBC
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng trong thời gian ngắn, Trung Quốc sẽ khó kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao.
Ông Peng Peng, Chủ tịch điều hành Hội cải cách Quảng Đông, một tổ chức tư vấn trực thuộc chính quyền Vân Nam, cho biết: “Các chính sách cứu trợ của chính quyền trung ương phải được thực hiện một cách cẩn thận và phải nỗ lực vì động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu các yếu tố cơ bản của nền kinh tế không được cải thiện, sẽ không có cuộc đại tu nào trong thị trường việc làm”.
Phân tích của công ty Moody’s Analytics vào tuần trước dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc trong năm nay sẽ là 4,2%, tương đương với năm 2020 – năm đại dịch lần đầu tiên bùng phát.
Trong năm 2018 và 2019, tỷ lệ trên lần lượt là 3,8% và 3,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát tại các đô thị của Trung Quốc được coi là một thước đo không hoàn hảo vì nó không bao gồm số liệu của hàng chục triệu lao động nhập cư tại quốc gia này.
Người tìm việc Trung Quốc đang ngày càng đặt mục tiêu tìm việc làm ổn định, thậm chí có xu hướng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng tìm đến các vị trí công chức ở tỉnh lẻ, nông thôn. Nhiều người cũng đã chọn cách tránh xa các công ty tư nhân và nước ngoài mặc dù những cơ sở đó đề nghị mức lương hấp dẫn hơn.
Tại một huyện nhỏ với khoảng 350.000 dân ở tỉnh Quảng Đông, hơn 700 ứng viên có bằng sau đại học từ các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc và nước ngoài đã nộp đơn ứng tuyển. Theo Tommy Wu, nhà kinh tế hàng đầu tại Oxford Economics, sáng kiến mới ở Vân Nam cũng như các biện pháp tương tự ở các tỉnh thành khác sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp địa phương tuyển được nhân viên có trình độ.
Máy bay chở 133 người rơi ở Quảng Tây, Trung Quốc kích hoạt cơ chế khẩn cấp
Thông tin ban đầu cho biết máy bay khởi hành từ thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam và đang trên đường đến thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông.
Mảnh vỡ máy bay tìm thấy tại hiện trường - Ảnh: CCTV
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin một chiếc máy bay chở 133 người đã bị rơi ở địa phận thuộc tỉnh Quảng Tây nhưng chưa rõ nguyên nhân vụ việc cũng như tình trạng hiện tại của những người trên đó.
Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), máy bay gặp nạn là một chiếc Boeing 737 của Hãng China Eastern Airlines. Nó gặp nạn ở một khu vực nông thôn gần thành phố Ngô Châu thuộc Quảng Tây và "gây ra một đám cháy".
Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), sau thông tin về vụ tai nạn hàng không ở tỉnh Quảng Tây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ngay lập tức ra chỉ thị yêu cầu phải khởi động ngay cơ chế khẩn cấp, toàn lực tổ chức cứu hộ.
Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) thông báo đã kích hoạt cơ chế khẩn cấp này.
Lực lượng cứu hộ tìm thấy mảnh vỡ của máy bay gặp nạn - Ảnh: NHÂN DÂN NHẬT BÁO
Thông tin ban đầu có 133 người trên máy bay
Một chiếc Boeing 737 của Hãng China Eastern Airlines cất cánh từ quốc tế Trường Thủy, Côn Minh ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - Ảnh (minh họa): PLANESPOTTERS.NET
Chưa rõ chính thức có 133 hay 132 người trên máy bay, tuy nhiên, trang tin Thepaper.cn của Trung Quốc cho biết: "Trước mắt đã xác nhận được chiếc máy bay đã rơi xuống và bị hủy hoại. Trên máy bay có 132 người, bao gồm 123 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn. Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc đã kích hoạt cơ chế khẩn cấp và cử tổ công tác đến hiện trường".
Một đoạn video trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy cảnh khói bốc lên từ một vùng núi, nghi là nơi máy bay rơi và một video khác cho thấy một mảnh vỡ nghi là của chiếc máy bay xấu số. Hiện chưa thể xác minh được các video trên.
Trang web chính thức của Hãng hàng không China Eastern Airlines đã chuyển sang màu đen trắng, dù vậy tới lúc này vẫn chưa rõ số phận của hơn 130 con người trên máy bay ra sao.
Vị trí xảy ra vụ tai nạn máy bay ở Ngô Châu (Wuzhou), tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc - Ảnh: AFP
Máy bay mới hoạt động gần 7 năm
Theo Thời báo Hoàn Cầu, Văn phòng quản lý các tình huống khẩn cấp Ngô Châu cho biết đã cử đội cứu hộ tới hiện trường. Theo truyền thông Trung Quốc, chuyến bay số hiệu MU 5735 cất cánh từ sân bay quốc tế Trường Thủy, Côn Minh ở tỉnh Vân Nam lúc 13h15 (giờ địa phương) và dự kiến đến thành phố Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông lúc 15h07.
Chiếc máy bay thuộc một công ty con của Hãng hàng không China Eastern Airlines ở tỉnh Vân Nam và mới hoạt động được hơn 6 năm rưỡi.
Trang Hoàn Cầu dẫn thông tin từ nền tảng thông tin chuyến bay Feichangzhun App cho biết máy bay gặp nạn là Boeing 737-800, số đăng ký B-1791, được giao vào ngày 22-6-2015. Như vậy, chiếc máy bay đã hoạt động được 6,8 năm.
Trên máy bay có tổng cộng 162 ghế, trong đó có 12 ghế hạng thương gia và 150 ghế hạng phổ thông.
Thời gian qua trên thế giới đã ghi nhận một số sự cố liên quan tới loại máy bay Boeing 737-800 như: Máy bay Boeing 737-800 hạ cánh khẩn cấp ở Nga vì lỗi động cơ, máy bay Boeing 737-800 của Hãng hàng không Ukraine rơi sau khi vừa cất cánh từ sân bay Khomeini ở thủ đô Tehran của Iran...
Đội cứu hộ được triển khai tới hiện trường vụ tai nạn máy bay ở Ngô Châu, tỉnh Quảng Tây - Ảnh: NHÂN DÂN NHẬT BÁO
Đội cứu hộ đã tới hiện trường
Theo Nhân dân Nhật báo, đội cứu hộ đầu tiên gồm 117 người đã đến hiện trường vụ tai nạn máy bay ở Ngô Châu (tỉnh Quảng Tây), và một trung tâm chỉ huy tìm kiếm và cứu nạn tuyến đầu đã được thành lập tại hiện trường.
Hiện tại, Cơ quan Cứu hỏa Quảng Tây đã điều động 650 người và gấp rút đến hiện trường để triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn theo 3 hướng.
'Cô giáo thôn quê đẹp nhất' Trung Quốc bị tố làm từ thiện trái phép Cô giáo tốt nghiệp tại Mỹ và nổi tiếng về thúc đẩy giáo dục ở nông thôn Trung Quốc bừa bị cáo buộc làm từ thiện trái phép. Cô Gina nổi tiếng về hỗ trợ giáo dục tại vùng nông thôn Trung Quốc. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCMP Tờ South China Morning Post ngày 28.9 đưa tin một cô giáo nông thôn nổi...