Các địa phương chuẩn bị ra sao để đón học sinh trở lại trường
Tính đến ngày 22/10, toàn quốc có 26 tỉnh thành là vùng xanh. Tuy nhiên, một số địa phương được xác định vùng xanh nhưng học sinh vẫn đang học trực tuyến hoặc kết hợp.
Tận dụng thời gian “vàng” dạy trực tiếp
Theo công bố đến ngày 22/10, toàn quốc có 26 tỉnh, thành phố ở cấp độ 1 (vùng xanh), gồm: Bà Rịa-Vũng Tàu; Bắc Giang; Bắc Kạn; Bình Thuận, Cao Bằng, Điện Biên, Đồng Nai, Hà Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Yên, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Trà Vinh, Tuyên Quang, Yên Bái.
Trao đổi với PV Dân trí sáng 25/10, Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang, Sơn La, Thái Bình…, cho biết, các địa phương này đang tranh thủ thời gian “vàng” để học sinh đi học trực tiếp. Riêng Hà Nội, Bà Rịa- Vũng Tàu vẫn đang học trực tuyến.
Sở GD-ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng phương án để tham mưu UBND tỉnh quyết định. Theo đó, đến tháng 11, nếu toàn tỉnh trở lại vùng xanh an toàn, học sinh phổ thông sẽ đến trường để học tập trực tiếp.
Căn cứ vào cấp độ dịch, nhiều tỉnh thành đã cho học sinh trở lại trường (Ảnh: M. Hà).
Nếu bản đồ Covid-19 của tỉnh chưa được phủ xanh hoàn toàn, học sinh vùng đỏ, vùng cam tiếp tục học trực tuyến. Học sinh vùng xanh, vùng vàng đến trường chia đôi sĩ số, ca sáng, chiều và kết hợp hình thức trực tuyến để bổ trợ cho dạy trực tiếp.
Được biết, nhiều trường học ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang được trưng dụng làm khu cách ly y tế tập trung.
Tính đến thời điểm 30/10, dự kiến số lượng trường học trên địa bàn tỉnh hiện đang còn trưng dụng sử dụng làm khu cách ly y tế chưa bàn giao lại cho các đơn vị trường học là 41 trường.
Ngoài ra, cán bộ, giáo viên, nhân viên của ngành giáo dục ở địa phương này tiêm vaccine mũi 1 mới đạt 95,3%, mũi 2 hơn 32%. Học sinh phổ thông, giáo dục thường xuyên chưa được tiêm vaccine.
Tại Hà Nội, theo công bố của Sở Y tế, thành phố có tổng số xã, phường cấp độ 1 (vùng màu xanh) là 343; tổng số xã, phường cấp độ 2 (vùng màu vàng) là 236. Tổng số xã phường vùng 3 và 4 đều là 0.
Trao đổi với PV Dân trí, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, căn cứ vào việc phân chia cấp độ 1-2, sở này sẽ xây dựng phương án cụ thể để học sinh trở lại trường.
Video đang HOT
Hà Nội, TPHCM: Vẫn “nghe ngóng” dịch
Mặc dù thành phố chưa quyết định nhưng các trường học trên địa bàn Hà Nội vẫn chuẩn bị cơ sở vật chất, phun khử khuẩn trường lớp, sẵn sàng cho học sinh trở lại trường bất cứ lúc nào.
Theo Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Mê Linh, Phòng GD-ĐT đã thăm dò ý kiến của các nhà trường và phụ huynh, học sinh cho thấy, chỉ có chưa đến 10% phụ huynh chọn phương án để học sinh đi học trở lại từ 25/10.
Hà Nội và TPHCM có nhiều địa bàn vùng xanh nhưng vẫn chưa cho toàn bộ học sinh vùng này đến trường.
Khoảng 30% phụ huynh đồng ý cho học sinh tiểu học, THCS, trẻ mầm non đi học từ 1/11 và khoảng 60% phụ huynh, học sinh chọn phương án cho toàn bộ học sinh từ tiểu học, THCS đi học từ 1/11.
Huyện Ba Vì của Hà Nội có hơn 60.000 học sinh ở cả 3 cấp. Học sinh ở xã nào chủ yếu học tập trung ở xã đó, không phải đi chéo xã.
Ông Phùng Ngọc Oanh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện này cho PV Dân trí biết, với tình hình kiểm soát dịch như hiện nay, mong muốn của ông có thể cho học sinh, ít nhất là lớp 6, lớp 9 và lớp 12 đi học trực tiếp. Đối tượng học sinh trung học có ý thức cao hơn về phòng dịch, và các nhà trường đã chuẩn bị kỹ các biện pháp giãn cách, phòng dịch.
Các phòng GD-ĐT như Hà Đông; Bắc Từ Liêm, Long Biên… cũng cho biết, đang chờ hướng dẫn của Sở GD-ĐT Hà Nội trong việc cho học sinh trở lại trường.
Trong thời gian này, các trường học ở các quận huyện của Hà Nội vẫn tiến hành vệ sinh, chuẩn bị cơ sở vật chất sẵn sàng cho học sinh trở lại lớp bất cứ lúc nào.
Tại TPHCM, ngày 24/10, địa phương này chính thức thông báo kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 theo nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
Theo đó, có 9/22 địa phương đạt cấp độ 1 (vùng xanh), 12 địa phương đạt cấp độ 2 (vùng vàng – nguy cơ trung bình) và 1 địa phương cấp độ 3 (vùng cam – nguy cơ cao).
Nếu chiếu theo văn bản của Bộ GD-ĐT về việc các trường học ở khu vực thuộc cấp độ 1 và 2 có thể dạy học trực tiếp hoàn toàn, TPHCM có 9 thành phố/ quận/ huyện đủ điều kiện cho học sinh tới trường.
Được biết, trong đợt dịch này TPHCM trưng dụng gần 1.500 cơ sở giáo dục làm khu cách ly, bệnh viện dã chiến, khu thu dung, điểm tiêm vắc xin…
Đến nay, còn khoảng 1.000 cơ sở vẫn đang phục vụ chống dịch, dự kiến giữa tháng 11 mới hoàn tất việc bàn giao. Sau đó, cần khoảng một tháng để vệ sinh, sửa chữa cơ sở vật chất.
Kế hoạch tiêm vắc xin cho780.000 trẻ em độ tuổi 12-17 cũng chưa có thời gian triển khai cụ thể nên TPHCM chưa quyết định mở cửa trường học trở lại.
Cần Thơ chuẩn bị gì cho học sinh trở lại trường vào đầu tháng 11?
Xác định dịch ở cấp độ 1 (vùng xanh) và đảm bảo đạt các tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong trường học do Bộ GDĐT quy định nên TP.Cần Thơ sẽ cho học sinh trở lại trường.
Hiện, Sở GDĐT đang xin ý kiến ngành y tế và UBND TP.Cần Thơ có chủ trương cho học sinh trở lại trường vào đầu tháng 11.
Chuẩn bị các điều kiện để đón học sinh trở lại trường
Theo lãnh đạo Sở GDĐT TP.Cần Thơ, việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục được công bố dịch mức độ 1 (vùng xanh) và đảm bảo các tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong trường học do Bộ GDĐT quy định nên được phép cho học sinh đi học trở lại. Hiện, TP.Cần Thơ đã đủ các điều kiện này.
Trước khi tập trung học sinh đến trường, nhà trường cần khẩn trương liên hệ với chính quyền địa phương thu hồi cơ sở, nhanh chóng sửa chữa, hoàn thiện, khử khuẩn các trường học đang được trưng dụng làm nơi cách ly tập trung để sẵn sàng đón học sinh trở lại trường.
Ngoài ra, cần thực hiện tiêm ngừa cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động (mỗi người được tiêm ít nhất 1 mũi), đề nghị xét nghiệm COVID-19 cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh của trường học.
Thực hiện vệ sinh, phun khử khuẩn trường lớp theo đúng hướng dẫn của cơ quan y tế trước khi đón học sinh trở lại trường. Ảnh: Bạch Cúc
Đối với các cơ sở giáo dục có dịch vụ đưa, đón học sinh bằng xe ô tô phải thực hiện các yêu cầu quy định về an toàn vệ sinh, khử khuẩn trước, trong và sau khi đưa đón học sinh; Đối với học sinh tự đi học hoặc do gia đình đưa đón, gia đình học sinh có trách nhiệm quản lý và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đường từ nhà đến trường và từ trường về nhà; Gia đình kiểm tra thân nhiệt cho học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường tự đo thân nhiệt trước khi đến trường.
Khi học sinh đến trường, nhà trường bố trí người đón và giao nhận trẻ mầm non, học sinh tiểu học tại cổng trường; Bố trí chỗ ngồi giữa 2 học sinh có khoảng cách phù hợp theo hướng dẫn của ngành y tế và điều kiện của đơn vị; Không tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể cho đến khi Chính phủ công bố hết dịch... cũng như kịp xử trí các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học.
Phụ huynh đồng tình
Sau nhiều tháng học sinh phải học trực tuyến tại nhà, nhiều phụ huynh tại TP.Cần Thơ mong muốn con em mình được đi học trở lại một khi dịch dần được kiểm soát.
Chị Nguyễn Thụy Hải Âu (phường Thới Bình, quận Ninh Kiều) có hai bé, một bé học lớp 7 và một bé học lớp 8 thời gian qua học online tại nhà, điều này gây không ít khó khăn khi mỗi ngày phải đối diện với màn hình máy tính, điện thoại.
"Mong con được đến trường lắm, khi thành phố đủ điều kiện đón học sinh trở lại học tập thì tôi sẵn sàng cho con đến trường, bây giờ học online thì con khó hiểu bài hơn so với học trên lớp. Vợ chồng tôi đều phải đi làm nên không giám sát được, cũng lo con sẽ mất kiến thức" - chị Hải Âu chia sẻ.
Học sinh học online tại nhà. Ảnh: NVCC
Còn chị Nguyễn Thị Huệ (phường An Hòa, quận Ninh Kiều) đã phải trải qua một thời gian dài căng thẳng, mệt mỏi khi vừa hỗ trợ con học vừa làm việc online. Thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới, chị cũng mong muốn con sớm được trở lại trường, tuy nhiên cũng còn nhiều lo lắng khi con chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.
"Mong muốn con đến trường học tập lắm, nhưng tuyệt đối phải đảm bảo an toàn, sẵn sàng đáp ứng các điều kiện thì lúc đó mới an tâm được", chị Huệ chia sẻ.
Theo lãnh đạo Sở GDĐT TP.Cần Thơ, do tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp nên việc tổ chức học trực tuyến là phương án tốt nhất, đảm bảo an toàn nhưng không ngừng việc học. Tuy nhiên, theo nhận định việc học trực tuyến cũng có một số khó khăn nhất định cho các em.
Hiện, Sở GDĐT TP.Cần Thơ đang xin ý kiến ngành y tế và UBND TP.Cần Thơ có chủ trương cho học sinh trở lại trường vào đầu tháng 11. Ảnh: Bạch Cúc
Vì vậy, khi đảm bảo các điều kiện an toàn, thì việc cho học sinh trở lại trường là cần thiết. Các em cần có nhiều hoạt động giao lưu, những trải nghiệm thực tế, đặc biệt là sự tương tác với thầy cô, bạn bè. Thế nên, khi học tập ở trường các em có tâm thế tốt hơn, phát huy tính sáng tạo chủ động trong học tập và hiệu quả giáo dục tốt hơn.
Hà Nội đang chờ duyệt phương án cho học sinh trở lại trường Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn, UBND TP.Hà Nội cũng chỉ đạo Sở GD-ĐT xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kịp thời các hoạt động GD-ĐT tương ứng cấp độ dịch.Tuy nhiên, học sinh vẫn chưa biết bao giờ trở lại trường. Xây dựng kế hoạch đi học tương ứng cấp độ dịch, nhưng... Công điện số 22 ngày 20.10 của...