Các địa phương ‘chia lửa’ cùng TP Hồ Chí Minh và Bình Dương chống dịch
Ngày 30/7, 50 cán bộ, y, bác sĩ của tỉnh Thanh Hóa đã lên đường hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương phòng, chống dịch COVID-19.
Chia tay đoàn cán bộ, y bác sĩ tình nguyện lên đường chi viện cho miền Nam chống dịch COVID-19. Ảnh: Hoa Mai/TTXVN
Đây là những cán bộ, nhân viên y tế được lựa chọn kỹ lưỡng, có nhiệt huyết, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng làm việc độc lập. Tất cả cán bộ y tế đã được tập huấn, hướng dẫn quy trình chuyên môn, kỹ thuật và các biện pháp phòng, chống lây nhiễm dịch, được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, xét nghiệm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Tại lễ xuất quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng mong muốn các thành viên của đoàn sẵn sàng thích ứng với mọi khó khăn, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ luật, giữ an toàn cho bản thân, đồng nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đây là đoàn cán bộ, y, bác sĩ thứ hai của tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ các tỉnh phía Nam phòng, chống dịch COVID-19.
*Theo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên, thực hiện cao điểm vận động toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 31/5 đến nay, các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị ủng hộ số tiền hơn 5,6 tỷ đồng, hàng hóa với giá trị ước khoảng 5 tỷ đồng. Các huyện, thị xã, thành phố tiếp nhận trực tiếp số hàng hóa chủ yếu là trang thiết bị y tế, các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm để thực hiện công tác phòng, chống dịch với giá trị ước khoảng 2 tỷ đồng.
Ngân hàng MB trao 1.5 tỷ đồng ủng hộ quỹ phòng chống COVID-19 tỉnh Phú Yên. Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN
Với tinh thần đồng hành vượt khó, sẵn lòng chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, nhiều ngân hàng trên địa bàn Phú Yên đã tích cực hỗ trợ tiền và hiện vật cho công tác phòng, chống dịch, chia sẻ khó khăn với bà con trong các khu vực bị cách ly, phong tỏa. Thời gian tới, các ngân hàng tham gia tích cực vào việc phối hợp chi trả tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi giúp người dân, doanh nghiệp tái sản xuất…
Toàn bộ số hàng hóa là trang thiết bị y tế tiếp nhận đã được phân bổ cho Sở Y tế, các trung tâm y tế, huyện, thị xã, thành phố. Các nhu yếu phẩm đã được chuyển đến các khu cách ly, khu phong tỏa, bệnh viện dã chiến để hỗ trợ người dân và bệnh nhân. Gần 1,2 tỷ đồng cũng được phân bổ cho 9/9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để phục vụ công tác chống dịch.
Video đang HOT
Ông Hồ Hồng Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên, cho biết, thời gian qua, đã có nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ, đóng góp cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 bằng những tình cảm chân thành. Những nguồn lực xã hội hóa này góp phần chia sẻ gánh nặng cho ngân sách nhà nước và lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, đại đoàn kết. Nguồn kinh phí, hiện vật tiếp nhận được sẽ nhanh chóng chuyển cho các đơn vị, địa phương, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
*Chiều 30/7, tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức đón 368 người dân của tỉnh trở về từ vùng dịch bằng tàu hỏa. Đây là việc làm vừa mang tính nhân văn đối với người dân và cũng là một cách “chia lửa” với các địa phương phía Nam đang vất vả đối chọi với đại dịch COVID-19.
Các công dân được tỉnh Thừa Thiên – Huế hỗ trợ đưa về địa phương. Ảnh: Mai Trang/TTXVN
Các trường hợp được đón về lần này là những người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ngay sau khi đến Ga Huế (thành phố Huế), toàn bộ người dân được hỗ trợ di chuyển bằng xe ô tô đến khu cách ly tập trung theo quy định .
Trước đó, tỉnh đã tổ chức đón đợt đầu tiên 239 người dân trở về bằng đường hàng không vào ngày 26/7. Tất cả các trường hợp đón về từ vùng dịch đều được hỗ trợ miễn phí chi phí đi lại, xét nghiệm và cách ly tập trung tại địa phương.
Dự kiến, đợt 3, tỉnh sẽ đón khoảng 250 người dân của tỉnh trở về bằng đường hàng không vào ngày 1/8. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại địa phương, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch tỉnh Thừa Thiên – Huế quyết định tạm dừng chương trình đón người dân sau 3 đợt tổ chức.
Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết, trường hợp người dân tự phát trở về, tỉnh vẫn xét duyệt, đón đưa đi cách ly. Tuy nhiên, người dân cần cân nhắc việc trở về trong giai đoạn này để đảm bảo an toàn cho chính mình và cộng đồng.
Theo Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch tỉnh Thừa Thiên – Huế, tổng quy mô cách ly toàn tỉnh đạt hơn 10.000 chỗ. Tuy nhiên, hiện nay, địa phương đang tổ chức cách ly cho hơn 8.000 người trở về từ vùng dịch và dự kiến trong vài ngày tới các khu cách ly tập trung sẽ hết công suất. Việc các khu cách ly quá tải sẽ gây nguy cơ lây lan dịch bệnh trên diện rộng.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế kêu gọi người dân sinh sống, học tập và làm việc tại các địa phương đang áp dụng Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ cần nghiêm túc thực hiện giãn cách xã hội, không tự ý di chuyển trở về quê lúc này. Khi cần thiết người dân có thể liên hệ chính quyền thông qua ứng dụng Hue-S hoặc đường dây nóng 19001075 để được hỗ trợ.
Thực hư nam công nhân tử vong do bị đồng nghiệp xịt vòi hơi vào hậu môn
Ngày 4/4, lực lượng Công an thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương khẳng định, nguyên nhân tử vong của nam công nhân ở Bình Dương không phải do bị xịt hơi vào hậu môn như mạng xã hội đăng tải.
Trên mạng xã hội xuất hiện một luồng thông tin cho biết: "Tại Bình Dương, nam công nhân giỡn giỡn lấy vòi xịt hơi, xịt vào vùng hậu môn khiến 1 nam công nhân khác không qua khỏi."
Nạn nhân trong vụ việc là Trần Thanh Việt (SN 1976, quê Sóc Trăng), công nhân Công ty nệm Kim Cương (Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, ở phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên).
Hình ảnh thông tin vụ việc được đăng tải trên mạng xã hội.
Vào ngày 30/3/2021, Trần Thanh Việt và Bùi Văn Tình (SN 1990, quê Thanh Hoá) đùa giỡn với nhau trong công ty. Trong thời điểm đang vui vẻ thì Tình có sử dụng vòi hơi để xịt vào người đồng nghiệp của mình.
Sau đó, Trần Thanh Việt bị đau bụng, được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương cấp cứu. Tới sáng ngày 03/04, nam công nhân này được chuyển viện lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) trong tình trạng sức khỏe nguy kịch. Sau đó Việt tử vong trong quá trình điều trị.
Nhận được tin báo, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tân Uyên cùng các đơn vị đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để lập hồ sơ tham mưu xử lý vụ việc.
Theo kết quả điều tra của lực lượng Công an, khám nghiệm tử thi cho thấy nguyên nhân tử vong ban đầu là do viêm phúc mạc, viêm đa tạng.
Nạn nhân có tiền sử bệnh đại tràng. Khi điều trị và phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, sức khỏe Việt dần ổn định. Sau đó, đến ngày 3/4, Việt bị nhiễm trùng vỡ trực tràng dẫn đến nguy kịch nên được chuyển viện lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và tử vong tại đây.
Cho nên, kết luận của cơ quan điều tra khẳng định rằng: Trần Thanh Việt tử vong không vì nguyên nhân bị xịt hơi vào vùng hậu môn.
Cơ quan Công an thực thi nhiệm vụ tại hiện trường vụ việc.
Cũng theo phòng Kỹ thuật hình sự (Công an tỉnh Bình Dương) cho biết thêm, áp suất hơi mà Tình xịt vào người Việt đo được là 3,8 kg. Với mức áp suất này, nội tạng bên trong cơ thể nạn nhân rất khó có thể bị ảnh hưởng lớn tới mức nguy hiểm tính mạng.
Hơn nữa, vị trí mà Tình xịt vào người Việt là lưng, chứ không phải hậu môn như trong thông tin Facebook đăng tải.
Hiện nay, với luồng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội Facebook, Công an thị xã Tân Uyên đang truy tìm người đưa tin không chính xác về nguyên nhân cái chết của Trần Thanh Việt để đề nghị xử phạt.
Đồng Nai: Tạm đình chỉ công tác 4 thanh tra giao thông trong 15 ngày Sở GTVT tỉnh Đồng Nai tạm đình chỉ công tác 4 TTGT trong 15 ngày để xác minh báo chí phản ánh kiểm tra phương tiện thủy "chớp nhoáng". Một đoạn sông Đồng Nai đoạn giáp ranh 2 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Ảnh minh họa Ngày 3/4, trao đổi với PV một lãnh đạo TTGT Sở GTVT Đồng Nai xác nhận Sở...