Các địa điểm tên lửa Triều Tiên đã rục rịch
Quân đội Hàn Quốc đã phát hiện các hoạt động gia tăng tại các địa điểm tên lửa tầm trung và tầm xa của CHDCND Triều Tiên vào hôm nay, 29.3, vài giờ sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh cho các tên lửa sẵn sàng tấn công Mỹ.
Hãng Yonhap dẫn nguồn tin quân sự cho biết “các hoạt động gia tăng đột ngột của xe cộ và binh sĩ vừa mới được phát hiện tại các địa điểm tên lửa tầm trung và tầm xa của CHDCND Triều Tiên”.
“Tình trạng sẵn sàng chiến đấu có hiệu lực tại các địa điểm tên lửa của CHDCND Triều Tiên từ ngày 26.3 nên có khả năng họ sẽ thực sự khai hỏa”, nguồn tin nói với hãng Yonhap.
Theo hãng KCNA, vào sáng nay, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh đặt các lực lượng tên lửa chiến lược trong tình trạng sẵn sàng tấn công các mục tiêu Mỹ và Hàn Quốc, sau khi Mỹ điều hai chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 đến diễn tập trên bán đảo Triều Tiên hôm 28.3.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ tập trận chung với Hàn Quốc
Hãng KCNA tường thuật trong một bản tin rằng ông Kim đã triệu tập một cuộc họp khẩn các lãnh đạo quân đội vào rạng sáng nay để đưa ra mệnh lệnh.
Video đang HOT
Nếu có bất kỳ sự khiêu khích liều lĩnh nào của Mỹ, quân đội CHDCND Triều Tiên phải “tấn công một cách tàn nhẫn lục địa Mỹ…, các căn cứ quân sự tại Thái Bình Dương, bao gồm Hawaii, Guam và tại Hàn Quốc”, KCNA dẫn lời ông Kim.
Ông Kim lập luận rằng các chuyến bay của máy bay tàng hình B-2 đã vượt quá hoạt động biểu dương lực lượng đơn giản và chẳng khác gì “tối hậu thư của Mỹ rằng họ sẽ châm ngòi một cuộc chiến hạt nhân bằng mọi giá”.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện dâng cao sau những lời đe dọa đầy giận dữ của Bình Nhưỡng trước các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc vì vụ thử hạt nhân vào tháng trước.
Hôm 27.3, Bình Nhưỡng đã tuyên bố cắt đứt đường dây nóng quân sự với Seoul và tuyên bố chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào.
Theo vietbao
Cuộc đặt cược vào bán đảo Triều Tiên
Nhiệt độ trên bán đảoTriều Tiên đã và đang nóng lên từng ngày. Lãnh đạo của CHDCND Triều Tiên đã ký mệnh lệnh sẵn sàng tấn công hạt nhân phủ đầuHàn Quốc và lãnh thổ Mỹ.
Bình Nhưỡng cắt đường dây nóng với Seoul và đưa các đơn vị tên lửa tầm trung vào tư thế sẵn sàng tấn công.
Trong khi đó, hai máy bay ném bom chiến lược B-2 có thể trang bị vũ khí hạt nhân bay một mạch 20.800km từ căn cứ không quân Mỹ ở Missouri, để tấn công chính xác chuỗi mục tiêu tại một trận địa tập trận ở Hàn Quốc và sau đó quay trở lại căn cứ xuất phát ở Mỹ.
Việc Mỹ triển khai máy bay tàng hình tối tân B-2 là một thông điệp rõ ràng gửi tới Bình Nhưỡng về quyết tâm thực hiện cam kết bảo vệ Hàn Quốc của Washington trước các cuộc xâm lược có thể xảy ra.
Xe tăng Hàn Quốc trên con đường gần trại huấn luyện ở thành phố biên giới Paju hôm 29-3. Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan cùng nỗ lực giảm nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, trong khi Nga cảnh báo các hoạt động quân sự tăng...
Liệu chiến tranh sẽ nổ ra? Một người bạn của tôi đã đặt cược rằng "không".
Lý do đơn giản là chiến tranh Triều Tiên dù ai gây ra cũng sẽ phát triển thành cuộc chiến tranh giữa các nước lớn. Mỹ đã đặt lực lượng vũ trang ở Hàn Quốc vào tình trạng sẵn sàng phối hợp chiến đấu. Bắc Kinh vẫn tỏ ra bình tĩnh vì có lẽ đã quen thuộc với kiểu kịch bản "bên miệng hố chiến tranh" của Bình Nhưỡng, mặc dù họ cũng chuẩn bị cho kịch bản kép vừa ngăn chặn làn sóng người tị nạn từ Triều Tiên tràn sang vùng đông bắc Trung Quốc nếu chiến sự nổ ra, mặt khác ngăn cản không để Mỹ và Hàn Quốc xóa bỏ khu đệm an ninh truyền thống của Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên.
Một nước nhỏ ở Đông Bắc Á sẽ không bao giờ phát động chiến tranh nếu không có một, hai nước lớn chống lưng. Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 do miền Bắc phát động trong thời kỳ chiến tranh lạnh bắt đầu lan sang châu Á. Vì nhiều động cơ khác nhau, Liên Xô ủng hộ Triều Tiên tiến hành "thống nhất đất nước". Cũng vì những lý do khác nhau, Trung Quốc đã đưa Chí nguyện quân Trung Quốc vượt sông Áp Lục để "viện Triều chống Mỹ".
Ngày nay, tất cả các nước lớn liên quan đều là những đối tác kinh tế mật thiết của nhau, đồng thời đang thực hiện các kiểu quan hệ hòa hoãn. Trung Quốc không thể làm kẻ chống lưng cho Bình Nhưỡng phát động chiến tranh chống Seoul để phá hỏng dự án chiến lược của Bắc Kinh, khi vừa cùng Nhật Bản và Hàn Quốc kết thúc tốt đẹp ba ngày đàm phán đầu tiên cho một Hiệp định thương mại tự do (FTA) ba bên ở Đông Bắc Á.
Tín hiệu được phát đi từ vòng đàm phán này cho thấy Trung Quốc quyết tâm đẩy nhanh tiến trình thương lượng nhằm thúc đẩy một liên kết thương mại, một cơ sở cho liên minh kinh tế - chính trị Đông Bắc Á trong tương lai. Từ FTA Đông Bắc Á sẽ lôi kéo FTA Đông Nam Á, hình thành một khu vực mậu dịch tự do Đông Á (EAFTA) do Trung Quốc cầm trịch, có thể dẫn tới thay đổi trật tự quan hệ quốc tế ở phương Đông, cũng như trật tự thương mại toàn cầu thế kỷ 21.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên phát động cuộc chiến tranh cân não lần này bên ngoài là để tạo thế mạnh cho các cuộc đàm phán tất yếu sẽ diễn ra sau khi tất cả các nước thuộc sáu bên đã ổn định ban lãnh đạo mới. Bình Nhưỡng muốn tạo áp lực để Mỹ và Hàn Quốc công nhận quy chế quốc gia hạt nhân cho mình. Còn đối nội là để tập hợp lực lượng, tiếp tục củng cố vị trí quyền lực giành được chưa bao lâu.
Mỹ cũng tranh thủ cơ hội này để củng cố liên minh với Hàn Quốc và Nhật Bản vốn đang dao động trước việc Mỹ điều chỉnh chính sách xoay trục sang châu Á, trong đó Trung Quốc từ đối trọng trở thành đối tác. Mặt khác, các tướng lĩnh Lầu Năm Góc muốn thể hiện năng lực răn đe và phản ứng nhanh toàn cầu của vũ khí chiến lược tầm xa của Mỹ trong tình hình ngân sách quốc phòng bị cắt giảm.
Không ai đùa giỡn với chiến tranh. Mặc dù loại bỏ khả năng diễn ra chiến tranh tổng lực, nhưng giới quan sát vẫn quan ngại một sự cố nhỏ cục bộ có thể nhanh chóng leo thang thành xung đột lớn.
Tôi cũng đặt cược như người bạn của mình. Có điều phải có ai đó cử đặc sứ tới các thủ đô liên quan để tháo ngòi nổ căng thẳng bằng cách có thể giữ được thể diện cho các bên liên quan.
Theo vietbao
"Chiến tranh lạnh" kiểu mới trên Vịnh Ả-rập? Khi mà cuộc chiến tranh Iraq đã qua và cuộc chiến tranh Afghanistan chuẩn bị kết thúc, thì một cuộc xung đột mới tập trung vào môi trường hàng hải lại đang hình thành, thể hiện rõ ý đồ củaMỹvà đồng minh tiếp tục can dự vào khu vực này với nhiều sự kiện rất giống với một cuộc chiến tranh lạnh mới...