Các di tích, danh thắng nổi tiếng ở Quảng Bình
Vùng đất Quảng Bình với hơn bốn trăm năm hình thành và phát triển tự hào mang trong mình những giá trị lịch sử lâu đời, gắn liền với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của cha ông ta.
Đồng thời, Quảng Bình cũng được vinh danh là miền đất của địa linh nhân kiệt, phong thủy hữu tình, nơi giao thoa, hội tụ của nhiều nền văn hóa. Điều đó được thể hiện qua hệ thống 99 di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng, trong đó 51 di tích cấp quốc gia, 48 di tích cấp tỉnh. Dưới đây là một số di tích, danh thắng tiêu biểu.
1. Vũng Chùa-Đảo Yến
Từ tháng 10 năm 2013, địa danh Vũng Chùa-Đảo Yến đã thực sự trở thành một điểm đến tâm linh, thu hút đông đảo khách thập phương dừng chân ghé lại. Bởi đây là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của “vị đại tướng của lòng dân” Võ Nguyên Giáp.
Vũng Chùa |
Vũng Chùa-Đảo Yến nằm dưới chân dãy Hoành Sơn, cách đèo Ngang khoảng 10km về hướng đông nam, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch. Đây là nơi phong thủy hữu tình với vẻ đẹp hoang sơ, hài hòa, yên bình giữa núi, rừng và biển. Với địa thế cong hình cánh quạt, lại được bao bọc bởi 3 đảo là Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm (đảo Yến) nên khu vực biển Vũng Chùa khá kín gió.
Vì vậy, dù hướng mặt ra biển Đông nhưng sóng ở đây không ào ạt xô bờ mà nhẹ nhàng như vỗ về bờ cát. Vũng Chùa-Đảo Yến còn huyền ảo với những sự tích giai thoại về mũi Rồng, núi Thọ, Hòn La… Kết nối với thắng cảnh đèo Ngang, Đền thờ Liễu Hạnh công chúa…, Vũng Chùa-Đảo Yến hứa hẹn sẽ là một trong những điểm đến du lịch tâm linh thu hút, có giá trị trong tương lai.
2. Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (Trường Thủy, Lệ Thủy)
Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh nằm trên một ngọn đồi rộng của dãy núi An Mã, thuộc xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, cách trung tâm huyện Lệ Thủy khoảng 25 km về phía Nam.
Vị khai quốc công thần, Thượng đẳng thần, Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm Canh Dần (1650) tại xã Chương Tín, huyện Phong Lộc nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Là người có tài thao lược, trí thông minh và bản lĩnh hơn người, đã lập nhiều chiến công hiển hách. Được sự đồng ý của Chúa Nguyễn, ông đã tổ chức một cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử, đưa dân từ Bố Chính (Quảng Bình), Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi (nói chung là vùng Ngũ Quảng) vào khai phá vùng đất hoang vu để có Nam Bộ trù phú ngày nay.
Sau khi qua đời, ông được nhà Nguyễn truy phong công trạng với sự đánh giá rất cao. Ông được coi là “Thượng đẳng thần”, là “Khai quốc công thần”. Ở khắp cả nước, từ Quảng Bình đến Quảng Nam-Đồng Nai-An Giang-Cần Thơ và ngay giữa Sài Gòn…, ở đâu cũng có nhà thờ hoặc đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh.
Hiện tại, trong khuôn viên Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh vẫn còn lưu giữ một tấm bia đá rất có giá trị. Việc tìm thấy Lăng mộ của ngài ở Trường Thủy, Lệ Thủy đã làm sáng tỏ nhiều tồn nghi trong lịch sử liên quan đến thân thế và sự nghiệp.
3. Các trọng điểm trên đường 20 Quyết Thắng (Bố Trạch)
Video đang HOT
Các trọng điểm trên đường 20 Quyết Thắng, một phần của con đường Trường Sơn huyền thoại, chính là minh chứng cho tinh thần chiến đấu anh dũng, ý chí quyết tâm thép, sự hy sinh không tiếc máu xương của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là trọng điểm A.T.P (cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu-La-Nhích), trọng điểm Trà Ang, hang Thông tin, hang Y tá, dốc Ba Thang… và đặc biệt là hang Tám Thanh niên xung phong.
Cổng Trời |
Ngày 14-11-1972, máy báy Mỹ đã ném bom làm sập cửa hang, 8 chiến sĩ thanh niên xung phong và 5 chiến sĩ binh chủng pháo binh đã mắc kẹt bên trong. Đồng đội đã nỗ lực hết sức mình để ứng cứu, di chuyển khối đá hàng chục tấn lấp cửa hang, nhưng vẫn không thành công. Sau 8 ngày đêm, các anh các chị trong hang đã hy sinh anh dùng và trở thành nguồn động lực, sức mạnh tinh thần cổ vũ lớn lao của cán bộ, chiến sĩ trên mọi mặt trận.
Ngày nay, Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đường 20 Quyết Thắng được xây dựng cạnh hang Tám Thanh niên xung phong cùng các trọng điểm lịch sử trên cung đường này đã trở thành một điểm đến tâm linh, hướng về cội nguồn của người dân cả nước.
4. Các trọng điểm trên đường 12A (Minh Hóa)
Các trọng điểm trên đường 12A (Minh Hóa) là minh chứng cho những năm tháng chống Mỹ cứu nước oai hùng của quân và dân ta với Bãi Dinh, Cha Lo, Cổng Trời, đèo Mụ Dạ, ngầm Khe Ve, ngầm Rinh, Đồi 37…, những địa danh mà trước đây chỉ cần nghe tên gọi đã đủ làm kẻ thù “bạt hồn, khiếp vía”. Nơi đây đã ghi sâu bao chiến công oanh liệt cùng sự hy sinh của hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong và nhân dân địa phương, bảo đảm thông đường cho xe ra chiến trường. Trong đó nổi bật với khẩu hiệu: “Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”, “Nhằm thẳng quân thù, bắn” của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân…
5. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Bố Trạch)
Năm 2003, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, sự kiện này đã đánh dấu Quảng Bình như một vị trí du lịch quan trọng, là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, Quảng Bình đã mạnh dạn triển khai, thử nghiệm nhiều loại hình du lịch mới ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, theo kịp xu hướng chung và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch. Trước hết, phải kể đến động Thiên Đường tráng lệ, huyền ảo với hệ thống cầu thang gỗ dài gần 1.000 m, rộng hơn 2,1 m; động Tiên Sơn (động khô), sau hơn 8 tháng được đầu tư cải tạo, đã mở cửa trở lại với hệ thống sàn đạo, mái che sinh thái, ánh sáng, khai thác tối đa vẻ đẹp huyền ảo của hang; động Phong Nha (động nước) cũng đang có nhiều đổi mới về tour, dịch vụ, tạo cảm giác hấp dẫn, mới lạ cho khách du lịch.
Động Thiên Đường |
Và nhất là du lịch mạo hiểm đến hang Sơn Đoòng-hang động lớn nhất thế giới, sông Chày-hang Tối, Rào Thương-hang Én, thung lũng Sinh Tồn-hang Thủy Cung… đang ngày càng thu hút du khách quốc tế. Bên cạnh đó, các điểm du lịch sinh thái, lịch sử, văn hóa khác, như: suối Nước Moọc, các trọng điểm trên đường 20 Quyết Thắng… vẫn tiếp tục lôi cuốn du khách đến thăm quan, chiêm nghiệm.
Sắp tới, để khai thác tối đa vẻ đẹp của hệ thống hang động và hệ sinh thái đa dạng của Vườn quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Công ty trực thăng miền Bắc (Tổng công ty trực thăng Việt Nam-Bộ Quốc phòng) sẽ thực hiện dịch vụ du lịch bằng máy bay trực thăng lần đầu tiên ở Quảng Bình để phục vụ hoạt động du lịch, cứu nạn. Đặc biệt hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của khách du lịch, Quảng Bình sẽ sớm triển khai các tuyến xe bus và xe điện phục vụ những tuyến du lịch vòng quanh thành phố Đồng Hới và Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
6. Khảo cổ Bàu Tró (TP.Đồng Hới)
Di chỉ khảo cổ Bàu Tró được phát hiện vào mùa hè năm 1923 do hai thông tin viên người Pháp của Trường Viễn Đông Bác Cổ. Bàu Tró là hồ nước ngọt nằm giữa các đồi cát ven biển, ở phía đông bắc TP.Đồng Hới. Qua nhiều cuộc khai quật khảo cổ quy mô của các chuyên gia trong và ngoài nước, Bàu Tró đã hé lộ về một di chỉ thời tiền sử đá mới với các vật dụng rìu đá, bàn mài, chày nghiền, nghiền hạt, chì lưới… và đặc biệt là nhiều mảnh đồ gốm được trang trí hoa văn, màu sắc. Với quy mô và ý nghĩa khoa học to lớn của di chỉ Bàu Tró, các nhà nghiên cứu đã lấy tên di chỉ này đặt cho nền văn hóa hậu kỳ đá mới, gồm các di chỉ phân bố vùng biển Nghệ An-Hà Tĩnh-Quảng Bình-Quảng Trị-Thừa Thiên Huế, và gọi là văn hóa Bàu Tró.
Bên cạnh đó, Bàu Tró còn là một thắng cảnh thiên nhiên còn giữ nét nguyên sơ, hoang vu, hấp dẫn du khách với nguồn nước ngọt trong mát.
7. Khu danh thắng Lý Hòa (Hải Trạch và Thanh Trạch, Bố Trạch)
Lý Hòa là tên gọi của một vùng quê được hình thành từ năm 1705, nằm cạnh đường quốc lộ 1A. Đèo Lý Hòa, nơi có đường thiên lý Bắc – Nam chạy qua, là ngọn đèo thấp, phong cảnh hữu tình làm say đắm lòng khách bộ hành. Dưới chân đèo, nơi núi liền với biển, mọc lởm chởm vô vàn những hòn đá nhỏ, đá to, cao thấp trăm hình kỳ thú, hình thành nên bãi tắm Đá Nhảy “độc nhất vô nhị”.
Từ đèo Lý Hòa tỏa ra ba hướng, du khách có thể tới thăm nhiều làng quê còn lưu dấu bao di tích lịch sử-văn hóa xưa của Nam Bố Chính. Phía tây, cách đèo 4km là làng Hy Duyệt, nơi thuở trước có Tháp và tượng Chàm cổ. Ngược ra phía Bắc chừng dăm km là đã tới dòng sông Gianh lịch sử. Về phía nam, xuôi theo đường quốc lộ 1A hơn 2 km, chúng ta sẽ gặp sông Lý Hòa, một trong 5 con sông của Quảng Bình. Cửa biển Lý Hòa xưa gọi là cửa Đại Lý-nơi năm 1369 đời vua Trần Dụ Tông (1341 – 1369), thủy binh Đại Việt đã thắng quân Chiêm từ phía nam ra cướp phá châu Lâm Bình.
Lý Hòa được thiên nhiên ban tặng cho “non xanh, nước biếc”, lại ở vào địa thế “núi giăng một phía”, “biển vây ba bề”, do đó, đã tạo cho nơi đây một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong những năm tháng đấu tranh oanh liệt chống giặc ngoại xâm của dân tộc nói chung, Lý Hòa nói riêng. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, mảnh đất Lý Hòa-Hải Trạch đã có những đóng góp không nhỏ, đây là một trong những cơ sở kháng chiến sớm và mạnh của Quảng Bình.
8. Danh thắng núi Thần Đinh (Trường Xuân, Quảng Ninh)
Danh thắng núi Thần Đinh, thuộc thôn Rào Đá (Trường Xuân, Quảng Ninh), nằm ở vùng đất thiêng “Đầu Mâu đa tiên, Thần Đinh đa phật”. Tục truyền, trong khi các núi ở Quảng Bình đều chầu về hướng nam, chỉ riêng Thần Đinh một mình quay về phía bắc, nên các vua chúa ở miền Nam buộc ngọn núi tội “bất nghĩa”.
N úi Thần Đinh |
Trên đỉnh của núi Thần Đinh là những dấu vết còn sót lại của chùa Kim Phong (còn được gọi là chùa Non)-một ngôi chùa thiêng với nhiều sự tích huyền ảo về chuông chùa, miếu thờ thần và đặc biệt là giếng nước thần trong vắt, tích tụ long mạch của núi, không bao giờ cạn. Theo dân gian, ai uống hay rửa mặt bằng nước này sẽ luôn gặp nhiều may mắn, bình an. Cảnh quan của núi Thần Đinh vẫn giữ nét nguyên sơ, hoang vu, khiến con người như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Để lên đến đỉnh của núi Thần Đinh, du khách phải thử sức, hạ quyết tâm với hơn 1.260 bậc đá trong không khí tĩnh mịch, thư thái tâm hồn. Hàng năm, đặc biệt vào dịp lễ tết, du khách đến với núi Thần Đinh rất đông để chiêm ngưỡng cảnh đẹp và cầu may mắn. Khi ra về, trên tay bất cứ du khách nào cũng cầm một chai nước lấy từ giếng thần để mang lời cầu chúc hạnh phúc đến với gia đình, người thân và bạn bè.
9. Suối nước khoáng Bang (Kim Thủy, Lệ Thủy)
Nằm cách TP. Đồng Hới khoảng 60 km về phía nam, trên địa bàn xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, suối nước khoáng nóng thiên nhiên Bang là nguồn nước khoáng duy nhất tại Việt Nam có nhiệt độ sôi tại lỗ phun đạt đến 105 độ C. Với nhiều nguyên tố vi lượng quý hiếm, nước khoáng Bang được tinh chế trở thành nước giải khát có uy tín trên thị trường. Suối nước khoáng Bang vẫn còn giữ được nét nguyên sơ, huyền bí với hệ thực vật và các dòng nước nóng, lạnh kỳ thú.
Khu vực mỏ nước khoáng Bang là địa điểm lý tưởng đang được đầu tư xây dựng thành khu du lịch sinh thái và điều dưỡng, chữa bệnh, hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng của du khách trong mùa đông, góp phần phá vỡ tính du lịch mùa vụ của Quảng Bình. Bên cạnh đó, nếu theo tuyến du lịch Đồng Hới-Bang, du khách có thể viếng thăm Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nhà thờ và lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, tham quan hồ An Mã, núi Thần Đinh… và nhiều di tích lịch sử, văn hoá khác.
Đến Vũng Chùa đảo Yến tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Từ ngày Đại tướng yên nghỉ ở mảnh đất vũng Chùa - đảo Yến, đến nay khu mộ Đại tướng trở thành điểm đến hội tụ hàng triệu tấm lòng người dân Việt trên cả nước tìm về thăm viếng...
Những ngày qua, cả nước hân hoan kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở bên biển vũng Chùa - đảo Yến thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, lại trở thành điểm đến tâm linh của nguời dân Việt và du khách nước ngoài.
Mỗi ngày có hàng trăm lượt người, trong đó có nhiều cựu chiến binh Việt Nam, tìm về đây thắp hương, dâng hoa tưởng niệm Đại tướng. Bởi Đại tướng chính là người trực tiếp chỉ đạo quân và dân ta chiến đấu và chiến thắng chiến dịch Điện Biên Phủ. Hơn 11 năm qua, đã có hàng triệu lượt người về viếng mộ Đại tướng. Khu mộ Đại tướng trở thành điểm hội tụ của hàng triệu tấm lòng người dân Việt và điểm đến của du lịch Quảng Bình và cả nước.
Địa thế nơi Đại tướng yên nghỉ rất đẹp: phía đông nam là biển Đông, có đảo Yến như tấm bình phong giữa biển trời mây nước che trước mặt. Phía tây bắc là mũi Rồng chạy nhô ra biển từ dãy núi Hoành Sơn đổ xuống, như tấm lưng vững chãi của đất nước Việt Nam trải qua hàng trăm năm trận mạc từ thuở cha ông giữ nước, đến thời Đại tướng Võ Nguyên Giáp một đời góp công gìn giữ...
Vũng Chùa là một vũng biển nhỏ nằm về phía nam đèo Ngang trên dãy Hoành Sơn độ hơn 10km. Bãi bờ của vũng là bờ cát trắng bằng phẳng, ngày đêm miên man những đợt sóng dịu xô vào bờ cát. Phía trong bờ cát là rừng cây phi lao xanh đến ngát mắt, bao năm chống cát bay cát nhảy cho người dân ở xã Quảng Đông.
Ở đây có một triền núi nhô ra biển, nhìn từa tựa như dáng vóc một con rồng nên người dân địa phương gọi là mũi Rồng, khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm trên sườn núi Rồng này. Phía nam mũi Rồng là biển, phía bắc là đất liền. Còn đảo Yến nằm phía đông nam mũi Rồng, có diện tích hơn 10ha, cách bờ gần 2km, gồm hai đảo nhỏ dính liền nhau gần giống với một cái yên ngựa.
Nhiều năm trước trên đảo có rất nhiều chim yến về làm tổ trong các hang hốc, nên người dân địa phương cũng đặt tên là đảo Yến. Bây giờ dù số lượng chim yến có ít đi so với trước, nhưng hằng năm chim vẫn kéo nhau về đảo sinh sống và làm tổ.
Du khách khi lên đèo Ngang, đứng ở đỉnh núi cao nhất đầu chót đèo, nhìn về phía nam có thể thấy rõ toàn bộ cảnh sắc của vùng biển vũng Chùa và mũi Rồng, đảo Yến. Khu mộ Đại tướng ở vũng Chùa - đảo Yến tạo nên một quần thể non nước rất hữu tình, với núi vươn ra tận biển, sông và đường uốn lượn dưới chân đèo và biển luôn thấp thoáng những con thuyền vào ra...
Bây giờ khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm trong một quần thể du lịch ở phía bắc của tỉnh Quảng Bình. Đó là cụm di tích, danh thắng gồm Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh nằm ngay dưới chân đèo Ngang, thuộc địa phận thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch.
Hàng năm, hàng chục ngàn du khách cả nước đổ về tham gia lễ hội Đền thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh, bởi nơi đây là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch tâm linh, hòa mình vào không gian linh thiêng, tĩnh lặng với tấm lòng thờ mẫu. Đèo Ngang trên dãy núi Hoành Sơn cũng là một danh thắng lưỡng tỉnh nổi tiếng của Quảng Bình và Hà Tĩnh. Trên đỉnh đèo Ngang có di tích lịch sử Hoành Sơn quan là một cửa trấn giữ trên đường thiên lý Bắc - Nam xưa. Có lũy Hoàn Vương, đình Vĩnh Sơn, biển Hòn La... đều thuộc địa bàn huyện Quảng Trạch, Quảng Bình...
Đi qua đèo Ngang nhớ đến Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh Đây là điểm du lịch cấp tỉnh được UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định công nhận ngày 24/4/2024. Việc công nhận đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh là điểm du lịch sẽ mở ra các cơ hội đầu tư thêm về cơ sở vật chất cũng như quản lý bài bản hơn về hoạt động du lịch. Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh nằm...