Các di sản ở Nepal trước và sau động đất
Trận động đất mạnh 7,9 độ Richter ở Nepal hôm 25/4 vừa qua đã gần như san phẳng trung tâm lịch sử của thành phố Kathmandu nơi đã được UNESCO công nhận.
Tòa tháp cao 9 tầng này được xây dựng vào năm 1832. Nó được làm bằng gạch dày gần nửa mét và gần đây mới được mở cửa trở lại để đón du khách tới thăm quan. Các du khách có thể leo cầu thang xoắn ốc bên trong tháp để lên tới đỉnh ngắm thành phố từ trên độ cao 60 m. Tuy nhiên sau trận động đất vừa qua, hầu như toàn bộ tòa tháp Dharahara đã bị phá hủy, chỉ còn sót lại phần chân đế.
Tòa tháp sừng sững giữa Kathmandu trước trận động đất.
Nay gần như đã biến mất hoàn toàn.
Trận động đất cũng ảnh hưởng tới quảng trường Patan Durbar nơi có các cung điện cổ xưa cùng đền chùa, những hiện vật lịch sử quý giá khác.
Một người bán hàng rong ở quảng trường Patan Durbar trong khung cảnh yên bình.
Đống đổ nát tan hoang sau trận động đất ở quảng trường Patan Durbar.
Video đang HOT
Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1690, là một di sản thế giới được Unesco công nhận nằm trong quảng trường Patan Durbar, thủ đô Kathmandu.
Nét đẹp bình yên của một trong những trung tâm tôn giáo lớn ở Nepal.
Cảnh tan hoang đáng xót xa.
Quảng trường Basantapur Durbar
Đây là một trong những di tích lịch sử Phật giáo lâu đời nhất ở dãy Himalayas.
Quảng trường Basantapur Durbar nhộn nhịp trước ngày động đất.
Cảnh sát đứng trên bãi đổ nát, tìm kiếm người bị nạn ở Basantapur Durbar.
Chim bồ câu bay trên bảo thap Boudhanath Stupa trong lễ mừng năm mới 2014.
Phần chóp của bảo tháp Boudhanath Stupa bị sụp đổ sau trận động đất
Theo ngôi sao
Các lâu đài cổ quái bằng đất ở Phúc Kiến
Ở Phúc Kiến, Trung Quốc hiện nay còn lưu lại rất nhiều các thổ lâu - lâu đài được xây bằng đất từ thế kỷ 12 khiến không ít du khách tò mò.
Thổ lâu là các tòa nhà bất khả xâm phạm có hình tròn hoặc vuông nằm ở khu vực miền núi phía đông nam của Phúc Kiến, Trung Quốc.
Chúng được xây nhằm bảo vệ người dân khỏi những tên cướp có vũ trang lộng hành ở Phúc Kiến vào khoảng thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ thứ 19.
Kết cấu phần bên ngoài của tòa nhà được nén bằng đất trộn với đá granit, tre, gỗ để tạo thành bức tường dày gần 2m. Lối vào được bảo về bởi cánh cửa gỗ dày gia cố thêm cả một lớp vỏ sắt bên ngoài. Trên tầng cao nhất còn có pháo đài khoét lỗ để đặt súng.
Thổ lâu thường rất lớn, gồm nhiều tầng và một khoảng sân rộng chính giữa, có thể chứa đến 800 người.
Một số thổ lâu tận dụng hết không gian để xây các gian nhà nối với nhau thay vì để trống khoảng sân.
Thường thì một tòa thổ lâu là nơi ăn chống ở cho cả một gia tộc với các cấu trúc chức năng y như một ngôi làng nhỏ. Chúng được xây dựng để tiện cho sinh hoạt gia đình, mùa đông thì ấm áp, mùa hè thì mát mẻ.
Ngày nay các thổ lâu này vẫn là chỗ ở cho nhiều hộ gia đình ở Phúc Kiến vừa là địa điểm thăm quan rất hút du khách.
Hiện còn hơn 20.000 thổ lâu nằm rải rác ở Phúc Kiến. 46 tòa trong số đó đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Theo ngôi sao
Những sự thật thú vị về Vatican Ai đã đọc "Thiên thần và ác quỷ" của Dan Brown hẳn không thể nào quên quốc gia Vatican đầy bí mật thú vị. Vatican là quốc gia có chủ quyền nhỏ nhất thế giới, với diện tích 0,44 km2, nằm trong Italy. Quốc gia này chỉ có các con phố mà không có đường cao tốc. Với nhiều tài liệu quan trọng...