Các đám tang hoàng gia được tổ chức như thế nào
Tùy theo phong tục, tập quán của mỗi quốc gia mà đám tang của các nhân vật hoàng gia được tổ chức đơn giản hay cầu kỳ, phức tạp.
Tang lễ của Quốc vương Ả Rập Saudi Abdullah được cử hành hết sức đơn giản theo nghi thức của chủ nghĩa Wahhabi (theo khuynh hướng khổ hạnh) của người Hồi giáo ngay trong ngày ông qua đời. Cụ thể, sau khi từ trần rạng sáng 23/1/2015 (giờ địa phương) ở tuổi 90, thi thể ông được tắm rửa sạch sẽ, sau đó bọc trong 2 mảnh vải trắng trơn rồi đưa tới thánh đường Turki Bin Abdullah Grand ở thủ đô Riyadh trong buổi lễ cầu nguyện lúc 15 giờ 15 phút chiều cùng ngày.
Buổi lễ được mở cửa cho tất cả công chúng. Sau tang lễ, Hoàng gia Ả Rập Saudi đặt thi thể quốc vương Saudi Abdullah trên một tấm ván, chở đi bằng một chiếc xe tải màu đen bình thường, băng qua sa mạc trước khi dừng tại nghĩa trang Al Oud – dải đất trống rộng lớn với những ngôi mộ khiêm tốn được đánh dấu bằng những viên đá nhỏ.
Toàn bộ thành viên hoàng gia Ả Rập Saudi tập trung trước ngôi mộ nhỏ dành cho ông. Người nối ngôi ông Abdullah, Vua Salman, mặc một chiếc áo choàng màu đen đơn giản. Một nhóm nam giới khiêng Quốc vương Abdullah nhẹ nhàng đặt xuống huyệt mộ và lấp đất. Mọi người lần lượt ném một nắm đất màu vàng xuống mộ, như một nghi thức từ biệt. Cuối cùng, Vua Salman dẫn đoàn người lặng lẽ rời khỏi nghĩa trang.
Tại Ả Rập Saudi, cửa hàng và doanh nghiệp trong nước vẫn hoạt động bình thường, quốc kỳ vẫn tung bay. Các quan chức cấp cao của các nước đến lễ tang sẽ được tiếp đón ở cung điện nhà vua. Hoàng hậu và các công chúa của Quốc vương Abdullah tiếp đón khách mời là nữ giới tại cung điện. (Cổng vào nghĩa trang Al Oud được canh gác sáng 23/1/2015)
Video đang HOT
Tang lễ của hoàng tử trẻ Dubai Sheikh Rashid bin Mohammed bin Rashid Al Maktoum, 33 tuổi, con trai cả của quốc vương Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, người cai trị của Dubai và cũng là Phó Tổng thống và Thủ tướng của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) mới đây cũng đã thu hút sự chú ý của dư luận thế giới.
Hàng trăm người thân và các quan chức đã tập trung bên trong nhà thờ Hồi giáo Zabeel để tỏ lòng tôn kính của họ đối với vị hoàng tử trẻ đột ngột qua đời vì cơn đau tim.
Dubai tuyên bố quốc tang ba ngày và treo cờ rủ sau khi vị hoàng tử trẻ đột ngột qua đời, tất cả các hoạt động vui chơi giải trí ở Dubai đều đóng cửa trong suốt thời gian để tang.
Thi thể của vị hoàng tử xấu số được bọc trong lá cờ của UAE và được những người em trai mình – Sheikh Maktoum bin Mohammed al-Maktoum (trái) và Sheikh Hamdan bin Mohammed al-Maktoum (phải) đích thân khiêng đi. Ông được chôn cất tại nghĩa trang Umm Harir ở Bur Dubai.
Trong khi đó, lễ tang của công chúa Thái Lan năm 2012 lại diễn ra hoàn toàn khác biệt, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và các phương tiện truyền thông trong, ngoài nước. Các hãng tin của 170 nước trên thế giới đã truyền hình trực tiếp lễ tang này. Nhà vua Thái Lan cùng hàng nghìn binh sĩ và người dân trong sắc phục đen tham dự lễ hỏa táng cho công chúa Bejaratana Rajasuda Sirisobhabannavadi. Công chúa qua đời vì bệnh nhiễm trùng máu vào tháng 7/2011 ở tuổi 85.
200 người đàn ông kéo chiếc xe vàng lộng lẫy chở bình tro cốt của công chúa Bejaratana Rajasuda qua đường phố Bangkok. Lễ hỏa táng công chúa Bejaratana Rajasuda Sirisobhabannavadi đã được tổ chức với nghi thức trang trọng ở Sanam Luang (bãi cỏ hình ô van rộng lớn, được mệnh danh là “cánh đồng của Hoàng gia”, dùng làm chỗ hỏa táng các nhân vật hoàng tộc Thái Lan ở thủ đô Bangkok).
Công chúa quá cố là người con gái duy nhất của nhà vua Rama VI và là người chị thân thiết với quốc vương đang trị vì của Thái Lan. Lúc đó, quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej (phải) lần đầu xuất hiện sau hơn hai năm nằm viện với vai trò người chủ trì lễ hỏa táng cho công chúa.
Lễ hỏa táng của công chúa có sự tham dự của thủ tướng Thái Lan lúc bấy giờ là Yingluck Shinawatra (phải) và đại diện quân đội Thái Lan, tướng Prayut Chan-O-Chaparade, công chúa Maha Chakri Sirindhorn cùng hàng nghìn binh sĩ Thái Lan tham gia diễu hành với nét mặt nghiêm trang.
Buổi lễ hỏa táng công chúa thêm phần trang trọng với màn bắn 21 phát súng đại bác do các binh sĩ thực hiện. Hàng nghìn người dân Thái Lan mặc sắc phục đen tập trung hai bên đường để theo dõi lễ diễu hành và tưởng nhớ công chúa quá cố.
Theo_Giáo dục thời đại
Quan chức hoàng gia Ả Rập Xê Út mất 'ghế' vì tát phóng viên
Quốc vương Salman của Ả Rập Xê Út tuyên bố sa thải trưởng ban lễ tân hoàng gia Mohammed al-Tobayshi sau khi clip ghi cảnh ông này tát phóng viên ảnh bị tung lên mạng.
Quốc vương Salman (phải) đang cố gắng tạo một bộ mặt mới cho đội ngũ lãnh đạo - Ảnh: Reuters
Saudi Press Agency, thông tấn xã chính thức của Ả Rập Xê Út, hôm 5.5 đưa tin ông al-Tobayshi đã bị sa thải nhưng không nêu rõ lý do. Thay thế ông al-Tobayshi là một quan chức tên Khalid al-Abbad.
Trước đó vài ngày, trên mạng xuất hiện một clip cho thấy ông al-Tobayshi dường như đang tát một phóng viên ảnh cố gắng chen lấn để chụp hình quốc vương Salman lúc ông đang đón tiếp quốc vương Morocco Mohammed VI hồi tuần trước. Cảnh này không rõ lắm nhưng trên mạng, thiên hạ khẳng định đó là hành động "tát tai".
Hồi tháng trước, quốc vương Salman cũng đã sa thải bộ trưởng Y tế vừa mới nhậm chức sau khi trên mạng xuất hiện clip ông này đỏ mặt tía tai quát tháo một công dân.
Quốc vương Salman chỉ mới lên ngôi hồi đầu năm nay. Ông cố gắng tạo một hình ảnh mới về các nhà lãnh đạo có trách nhiệm với công dân và hành xử đúng mực. Hoàng gia cầm quyền tuyệt đối tại Ả Rập Xê Út và lâu nay vẫn bị nhiều tai tiếng lạm quyền, tham nhũng.
Hành động của quốc vương Salman hiện được dân mạng hoan nghênh nhiệt liệt.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Toàn cảnh lễ cưới cực kỳ xa hoa của Hoàng tử Brunei Ngày 12-4, Hoàng gia Brunei đã tổ chức đám cưới theo nghi lễ truyền thống vô cùng xa hoa, tráng lệ cho Hoàng tử Brunei Abdul Malik, con trai út của Quốc vương Hassanal Bolkiah. Hôn lễ của hoàng tử Abdul Malik (31 tuổi) với cô dâu Dayangku Raabi"atul "Adawiyyah Pengiran Haji Bolkiah (22 tuổi) được tổ chức trong một buổi lễ tráng...