Các đại học Úc mất hơn 2 tỉ đô vì virus corona
Dịch do virus corona chủng mới đã gây thiệt hại nặng nề cho nước Úc. Hàng trăm sinh viên Trung Quốc bị mắc kẹt không thể trở lại Úc học tập.
Do dịch COVID-19, hàng trăm sinh viên Trung Quốc không thể sang Úc. Trong ảnh là các bệnh nhân nhiễm virus được chăm sóc trong một bệnh viện ở Vũ Hán ngày 6-2 – Ảnh: CHINA DAILY
Úc là một trong ba điểm đến thu hút sinh viên nước ngoài sau Mỹ và Anh. Sinh viên Trung Quốc sang Úc học tập là một trong những dòng chảy giáo dục lớn nhất thế giới.
Bộ Giáo dục Úc ước tính đến cuối năm 2019 có hơn 212.000 sinh viên Trung Quốc theo học tại Úc, chiếm 28% tổng số sinh viên quốc tế ở Úc.
Về quê và không thể trở lại
Do dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (COVID-19), nhiều sinh viên Trung Quốc không thể trở lại Úc tiếp tục học.
Theo thông báo của Công ty xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s (Mỹ) công bố ngày 6-2, ước tính ban đầu các trường đại học danh tiếng nhất ở Úc có thể mất khoảng 3 tỉ đôla Úc (hơn 2 tỉ USD) học phí.
Giáo sư Christopher Ziguras ở Đại học RMIT và giáo sư Ly Tran ở Trung tâm Nghiên cứu tác động giáo dục thuộc Đại học Deakin (Úc) nhận định dịch virus corona có lẽ là khủng hoảng lớn nhất đối với giáo dục quốc tế của Úc.
Sau vụ tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11-9-2001, Mỹ tạm thời đóng cửa biên giới và thắt chặt cấp visa du học, đặc biệt đối với sinh viên Trung Đông.
Năm 2018, Chính phủ Saudi Arabia yêu cầu các sinh viên Saudi Arabia ở Canada phải về nước để phản đối ngoại trưởng Canada kêu gọi trả tự do cho các nhà hoạt động nữ quyền bị giam giữ tại Saudi Arabia. Lúc bấy giờ có khoảng 12.000 sinh viên Saudi Arabia theo học ở Canada.
Video đang HOT
Song trong khủng hoảng dịch virus corona lần này, tình hình du học sinh ở Úc còn tệ hơn vì nhiều lý do.
Dịch virus corona bùng phát ở Trung Quốc chỉ vài tuần trước kỳ nhập học hằng năm của các trường đại học Úc vào tháng 2.
Lúc bấy giờ phần lớn sinh viên Trung Quốc đã trở về nước ăn tết với gia đình.
Để so sánh, dịch SARS năm 2003 không ảnh hưởng đáng kể đến công tác tuyển sinh sinh viên quốc tế của Úc vì lúc dịch lên cao điểm vào tháng 4 và 5-2003, sinh viên đã bắt đầu năm học hai tháng.
Ngay giữa mùa dịch SARS, Úc cũng không cấm đi du lịch đến các quốc gia bị ảnh hưởng.
Sinh viên Trung Quốc đóng góp 12 tỉ đôla Úc (hơn 8 tỉ USD) cho nền kinh tế Úc trong năm 2019. Trong ảnh là các sinh viên Trung Quốc trong lễ nhận bằng tốt nghiệp ở Đại học Sydney – Ảnh: AFP
Xoay xở với nhiều giải pháp
Hai giáo sư Christopher Ziguras và Ly Tran ghi nhận khủng hoảng virus corona ảnh hưởng nặng nề đến các sinh viên Trung Quốc vì không chỉ gây rối loạn thời khóa biểu, nơi ăn ở, việc làm bán thời gian, các dự tính tương lai mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của các sinh viên.
Số lượng du học sinh đăng ký giảm sẽ ảnh hưởng đến quy mô lớp học và lực lượng giảng dạy, đặc biệt là các lớp thạc sĩ trong các trường có đông sinh viên Trung Quốc.
Khoảng 46% sinh viên Trung Quốc đang theo học chương trình thạc sĩ sau đại học tại lớp. Nếu sĩ số quá ít, các trường buộc phải hủy lớp.
Hậu quả không chỉ có thế. Ngành du lịch, các nơi cung cấp chỗ trọ, các nhà hàng và các nhà bán lẻ phục vụ cho du học sinh cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Sinh viên Trung Quốc đóng góp 12 tỉ đôla Úc (hơn 8 tỉ USD) cho nền kinh tế Úc trong năm 2019, vì vậy tác động tài chính rất đáng kể.
Hiện nay các trường đại học Úc đang xem xét nhiều giải pháp như dạy học trực tuyến; mở các khóa cấp tốc và các khóa mùa hè hoặc mùa đông; sắp xếp thời điểm bắt đầu học kỳ; hoàn trả học phí và hoãn lớp học; hỗ trợ học tập và phúc lợi, tư vấn, đường dây trợ giúp đặc biệt, hướng dẫn thông tin cụ thể về virus corona; hỗ trợ các vấn đề về visa, chỗ ở và sắp xếp việc làm.
Một số trường đại học Úc đã đề nghị hoãn năm học sang năm 2021 và hoàn trả học phí. Tuy nhiên, nhiều trường đang chờ đợi.
Đại học Sydney đã hoãn ngày sinh viên đến trường vào ngày 30-3 và đang thực hiện hệ thống giảng dạy từ xa.
Công ty Standard & Poor’s nhận xét các trường đại học Úc sẽ mất cân đối tài chính nhưng có thể chịu đựng cú sốc, ít nhất là trong giai đoạn tạm thời.
Các địa điểm cung cấp chỗ trọ cho sinh viên Trung Quốc tại Úc cũng bị ảnh hưởng – Ảnh: ance.vic.edu.au
Hai giáo sư Christopher Ziguras và Ly Tran đề nghị điều quan trọng nhất là ưu tiên tập trung vào hậu quả về con người trong thảm kịch virus corona vì nếu tập trung quá nhiều vào doanh thu bị mất trong thời điểm này sẽ gây khó chịu cho du học sinh Trung Quốc và những người tham gia giáo dục quốc tế.
Theo Tuổi trẻ
Bất bình đẳng giới trong đại học Nhật
Bất bình đẳng về giới vẫn đang len lỏi trong các trường đại học Nhật Bản, đặc biệt nhóm trường tinh hoa khi thống kê cho thấy số lượng sinh viên nữ ở đây thấp hơn nhiều so với những quốc gia châu Á khác.
Tỷ lệ sinh viên nữ trong các trường đại học Nhật rất thấp. Ảnh: NYT
Trong khi một nửa xã hội là phụ nữ, tỷ lệ sinh viên nữ ghi danh tại Đại học Tokyo suốt các kỳ tuyển sinh 20 năm qua chỉ chiếm khoảng 20%. Trong số 7 tổ chức giáo dục công lập, phái nữ theo học bậc đại học chỉ nhỉnh hơn . Còn tại một số đại học tư thục nổi tiếng như Keio hay Waseda, tỷ lệ nữ sinh cũng chỉ cao hơn 1/3.
Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với các trường danh tiếng khác ở châu Á. Chẳng hạn như tại Trung Quốc, nữ giới chiếm gần 50% số lượng sinh viên của Đại học Bắc Kinh. Con số đó ở Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) đạt khoảng 40% trong khi Đại học Quốc gia Singapore là 51%.
Áp lực xã hội
Hiện đang theo học Đại học Tokyo, Satomi Hayashi cho biết bản thân cô từ nhỏ đã chăm chỉ học tập và cố gắng đạt thành tích xuất sắc để có thể bước vào ngôi trường danh tiếng nhất Nhật Bản. Đại học Tokyo trong quan điểm người Nhật danh giá không kém Harvard, Stanford hay MIIT của Mỹ. Đây là cái nôi đào tạo ra nhiều thủ tướng nhất và hơn số thẩm phán của Tòa án Tối cao Nhật là cựu sinh viên Đại học Tokyo. Trường cũng tự hào có số lượng sinh viên ra trường cao nhất tham gia vào quốc hội hoặc giành giải thưởng Nobel.
Do đó, tấm bằng Đại học Tokyo được ví như "vũ khí tối thượng" mở ra cơ hội thành công trong sự nghiệp chính trị, kinh doanh, luật pháp hay khoa học. Nhưng đối với nữ sinh Hayashi, việc theo học tại ngôi trường nằm trong tốp tinh hoa quốc gia lại bị cảnh báo sẽ làm hỏng triển vọng hôn nhân sau này. Nhiều người cho biết nam giới cảm thấy bị "đe dọa" trước bạn gái tốt nghiệp từ những trường đại học danh tiếng.
Đây cũng là bằng chứng về tình trạng bất bình đẳng giới lâu đời ở Nhật Bản, nơi phụ nữ bị kìm hãm trước các cơ hội tiếp cận giáo dục một cách công bằng khi mà nam giới luôn chiếm ưu thế trong xã hội. Theo Giáo sư về giới Chizuko Ueno, sự mất cân bằng trong môi trường giáo dục chỉ là bề nổi của "tảng băng chìm" phân biệt giới tính ở Nhật. Bởi sự phân biệt thực chất tồn tại ngay trước khi sinh viên vào đại học, điển hình như vụ bê bối các trường y nước này thao túng điểm đầu vào của ứng viên nhằm giảm tỷ lệ nữ sinh nhập học.
Nỗ lực của chính phủ
Kể từ khi nhậm chức năm 2012, Thủ tướng Shinzo Abe không ngừng thúc đẩy chương trình nghị sự trao quyền cho phụ nữ. Dù hiện vẫn có rất ít người nắm giữ vị trí cao trong chính phủ, báo cáo hồi tháng 8 cho biết tỷ lệ phụ nữ Nhật đi làm và giữ vị trí chủ chốt nơi công sở còn cao hơn Mỹ. Riêng môi trường giáo dục, nhiều trường đại học đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm gia tăng tỷ lệ nữ sinh. Chẳng hạn Đại học Tokyo thường đề nghị sinh viên nữ trở lại trường trung học cũ để khuyến khích học sinh nữ ghi danh. Trường còn ưu tiên ký túc xá cho sinh viên nữ ở xa và hỗ trợ tài chính mỗi tháng.
Dù vậy, số liệu cho thấy bất bình đẳng giới vẫn tồn tại như "truyền thống" từ năm này qua năm khác. Ngoài định kiến xã hội, nguyên nhân còn nằm ở việc nhiều gia đình chỉ quan tâm và kỳ vọng con trai học lên cao. Ngược lại, các bậc cha mẹ cảm thấy sẽ tốt hơn nếu con gái họ kết hôn và trở thành một bà nội trợ thay vì phải cố học hành chăm chỉ và tương lai gia nhập môi trường công sở căng thẳng.
MAI QUYÊN
Theo New York Times/baocantho
Thần đồng biết đọc năm 2 tuổi, được tuyển thẳng vào đại học năm 11 tuổi nhưng lớn lên quyết định đi làm ở tiệm đồ ăn nhanh Dù được nhiều người săn đón, tuy nhiên thần đồng chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc. Cuối cùng, khi trưởng thành, thần đồng đã có quyết định không ai ngờ. Thần đồng biết đọc năm 2 tuổi, 11 tuổi vào đại học và tuổi thơ bị đánh cắp Andrew Halliburton sinh ra trong một gia đình lao động ở Dundee (Anh). Ngay...