Các đại gia thời trang “ném tiền” vào sao nữ phim “Trò chơi con mực”
Nữ diễn viên, người mẫu Hàn Quốc Jung Ho-yeon, 27 tuổi, được hàng loạt các thương hiệu thời trang đình đám săn đón cho vai trò đại sứ thương hiệu, sau thành công của phim “Trò chơi con mực”.
Jung Ho-yeon tham gia phim “Trò chơi con mực” với vai 067 Kang Sae – Byeok. Trong phim, Jung Ho-yeon hóa thân thành một cô gái cá tính, gai góc, quyết tâm tham gia trò chơi khắc nghiệt vì người thân. Với vóc dáng gầy gò, cô thường xuyên bị nhân vật Jang Deok-su cùng nhóm côn đồ dưới trướng bắt nạt, đe dọa tính mạng nhưng nhờ sự nhạy bén, cô đã thoát được nhiều tình huống nguy hiểm.
Jung Ho-yeon tham gia phim “Trò chơi con mực”
Cô được các hãng thời trang săn đón khi phim gây sốt toàn cầu
Ngay sau khi “Trò chơi con mực” tạo cơn sốt toàn cầu, tài khoản mạng xã hội Instagram của cô tăng lên 17.6 triệu lượt người theo dõi chỉ trong vòng 1 một tuần lễ. Số lượng khán giả tìm kiếm về Jung Ho-yeon cao đã giúp độ nhận diện của cô tăng mạnh trên phạm vi toàn cầu. Hàng loạt các thương hiệu thời trang đình đám tìm đến nữ diễn viên, người mẫu này.
Jung Ho-yeon trở thành đại sứ thương hiệu toàn cầu cho Louis Vuitton
Mới đây, hãng thời trang xa xỉ Louis Vuitton công bố Jung Ho-yeon trở thành đại sứ thương hiệu toàn cầu cho dòng thời trang, đồng hồ và trang sức của hãng. Hãng giày Adidas và hãng thời trang Ý Fendi cũng đã ký hợp đồng cùng Jung Ho-yeon.
Các hợp đồng khiến Jung Ho-yeon trở thành người mẫu được săn lùng nhất thế giới nhờ hiệu ứng thành công của “Trò chơi con mực”. Mặc dù không hãng nào công bố số thù lao mà Jung Ho-yeon nhận được nhưng người trong giới cho rằng chúng không hề thấp với độ nóng hiện tại của “Trò chơi con mực” cũng như danh tiếng của các nhãn hàng xa xỉ trên.
Các nhà thiết kế cũng rất ấn tượng với sự nổi tiếng của Jung Ho-yeon đang có trên mạng khi cô trở thành nữ diễn viên Hàn Quốc được nhiều lượt theo dõi nhất hiện nay, vượt qua cả Song Hye-kyo cùng nhiều ngôi sao khác. Bài đăng quảng cáo về túi xách Louis Vuitton của cô nhận hơn 6 triệu lượt thích còn các bức ảnh quảng bá cho Adidas thì nhận hơn 8.3 triệu lượt thích.
Video đang HOT
Jung Ho-yeon quá thành công với vai diễn đầu tay
Jung Ho-yeon dự kiến sẽ làm mưa làm gió trên các sàn diễn thời trang ở London, New York, Paris và Milan trong năm tới. “Cô ấy là gương mặt mới với lượng người theo dõi khổng lồ trên Instagram. Cô ấy là ngôi sao” – một nguồn tin trong giới thời trang nói với Daily Mail.
Jung Ho-yeon là một người mẫu sáng giá của làng thời trang Hàn Quốc. Cô đoạt Á quân “Koreas Next Top Model” 2013 và từng trình diễn tại các sô thời trang lớn ở New York, Milan, Paris. Cô tham gia nhiều video ca nhạc của các ngôi sao nhưng vai diễn trong “Trò chơi con mực” là dự án lấn sân phim đầu tay của người đẹp này.
“Trò chơi con mực” là tác phẩm đầu tiên do Hàn Quốc sản xuất dẫn đầu bảng xếp hạng mức độ phổ biến của Netflix trên toàn thế giới. Ngay sau khi vừa ra mắt, phim đã nhanh chóng leo lên vị trí thứ 4 của bảng xếp hạng trên và trong 24 ngày liên tục ở vị trí đầu. Một số trò chơi trong phim đã trở thành xu hướng gây sốt trên nền tảng Tiktok cùng một số nền tảng mạng xã hội khác.
Cảnh trong phim “Trò chơi con mực”
Nội dung phim nói về cuộc sống nhân vật Seong Gi-hun (Lee Jung-jae đóng) – một người đàn ông trung niên mê cờ bạc, nợ ngập đầu. Một ngày nọ, anh gặp kẻ bí ẩn rủ rê tham gia trò chơi với tiền thưởng khổng lồ. Sau nhiều đắn đo, Seong Gi-hun đồng ý tham gia và được đưa đến một nơi bí mật. Nhân vật này gặp 455 người khác cũng đồng ý tham gia trò chơi.
Trong từng vòng, họ chơi những trò quen thuộc của trẻ con nhưng nếu không vượt qua sẽ phải trả giá bằng sinh mạng.
Mẫu ngoại cỡ châu Á bị chê quá nhỏ ở phương Tây
Bị phân biệt đối xử, miệt thị ở quê nhà, nhiều người mẫu ngoại cỡ đặt hy vọng vào miền đất khác.
Tuy nhiên, họ vẫn trượt dài trong chuỗi ngày không được công nhận.
Đó là câu chuyện của Bertha Chan - người mẫu ngoại cỡ gốc Hong Kong (Trung Quốc) hiện sống ở Na Uy. Chan đã đi khắp thế giới để tham dự các sự kiện của cộng đồng cô coi là chấp nhận cơ thể mình. Đến lúc dừng chân tại Mỹ, cô mới nhận ra sự thật phũ phàng.
Những người bạn ở Mỹ của Chan từ chối thừa nhận cô là một phần của cộng đồng ngoại cỡ. Đối với họ, cô mũm mĩm nhưng không đủ lớn để được mang danh hiệu "ngoại cỡ".
Bị xem là "kẻ ngoại đạo"
"Tôi nhỏ hơn họ. Do đó, họ xếp tôi vào một hạng mục khác. Tôi cũng đấu tranh vì cơ thể giống họ, chỉ có điều nền văn hóa mỗi nơi khác nhau. Tôi được coi là khổng lồ ở quê nhà", Chan nói với SCMP.
Bất chấp sự phát triển của việc chấp nhận cơ thể và các chuyển động hòa nhập, một số khuôn mẫu vẫn còn tồn tại. Câu chuyện về những cô mẫu ngoại cỡ nổi tiếng ở xứ cờ hoa có thể kiếm hàng triệu USD trở nên quá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, viễn cảnh đó đối với mẫu ngoại ở Việt Nam hay các nước châu Á nói chung vẫn còn xa vời khi chưa có tổ chức nào đứng ra quản lý.
Người mẫu ngoại cỡ Bertha Chan đến từ Hong Kong. Ảnh: Jennifer Tang.
Việc Taylor Tak - người mẫu ngoại cỡ Hàn Quốc - từng phải bỏ quê nhà đến Australia để tiếp tục theo đuổi đam mê đã "đánh thức" giấc mộng của nhiều người.
Nếu không sở hữu công việc kinh doanh riêng, Dương Khánh Hà - mẫu ngoại cỡ đầu tiên ở Việt Nam - có thể cũng phải đưa ra quyết định như Tak để gây dựng sự nghiệp. Bằng thái độ sống lạc quan, cô cho rằng mình cứ cố gắng và chăm chỉ rồi sẽ được đáp lại.
Khánh Hà từng nói : "Tôi làm nhiều công việc và kinh doanh riêng nữa. Khi mình đem đến giá trị cho bản thân hay nhãn hàng, việc nhận được thù lao xứng đáng là điều đương nhiên. Đây là thời đại của vẻ đẹp đa dạng, từ vóc dáng đến màu da nên tôi cũng hy vọng Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho người mẫu ngoại cỡ".
Khi những người mẫu ngoại cỡ bị từ chối ở phương Tây, định kiến sai lầm rằng tất cả phụ nữ ở châu Á đều nhỏ nhắn càng kéo dài. "Đó là sự giả tạo", Jemma Park - ca sĩ kiêm người mẫu ngoại cỡ đến từ Hàn Quốc - bình luận.
Park cũng gặp khó khăn trong việc được công nhận là người mẫu ở địa phương. Ở đất nước mà các cửa hàng may mặc không có cỡ quần áo trung bình, việc tìm kiếm các hợp đồng lại càng hiếm. Tiêu chuẩn sắc đẹp của Hàn Quốc quá khắt khe nên cô bị coi là "kẻ ngoại đạo" chỉ vì cân nặng. To hơn người cỡ trung bình được xem là cơn ác mộng trong một xã hội "chứng sợ béo đã ăn sâu".
Jemma Park xuất hiện trên Marie Claire. Ảnh: MC.
Ở xứ kim chi, các người mẫu được ký hợp đồng với thương hiệu thời trang thường có đôi mắt một mí, nước da trắng ngần, đường viền hàm sắc nét và thân hình đồng hồ cát.
Vì thấy mình không được công nhận ở quê hương, Park đi nước ngoài với hy vọng thỏa mãn đam mê. Tuy nhiên, cô lại gặp nhiều rắc rối hơn mong đợi.
Cái kết nào cho mẫu ngoại cỡ châu Á?
Jin Baek - mẫu ngoại cỡ Hàn Quốc và là người sáng lập công ty quản lý The Kurve Korea - nói: "Mẫu châu Á gặp khó khăn trong việc thừa nhận ngoại cỡ, ở phương Tây cũng vậy. Họ bị coi là quá béo ở quê nhà nhưng lại không đủ to ở các nước khác".
Công ty được thành lập vào năm 2020 của Baek đã có hơn 20 người mẫu ký hợp đồng (bao gồm cả Park). Một số trong số đó đã được giới thiệu trên các ấn phẩm như Allure, Marie Claire Korea, Vogue, Dazed và Cosmopolitan.
Việc tiếp cận với những thương hiệu quốc tế được xem như cuộc chiến hàng ngày đối với Baek. Để quảng cáo sản phẩm ở châu Á, các thương hiệu nước ngoài thường thích có sự tham gia của những người mẫu không phải người trong nước. "Như thể chúng tôi không đủ đẹp trong mắt người dân ở đất nước mình", Baek nói.
Do đó, tìm kiếm các hợp đồng ở nước ngoài dường như không phải là giải pháp. Baek đã gặp vấn đề khi đăng ký cuộc thi người mẫu do Anh tổ chức. Dù giám khảo bắt đầu chọn người ở cỡ 10-12 (vừa - lớn), không có thành viên nào của The Kurve Korea được đi sâu vì họ bị cho là quá nhỏ.
Ratnadevi Manokaran - nhà hoạt động người Malaysia và là người sáng lập các cửa hàng quần áo ngoại cỡ - giải thích sự bất công này có nguồn gốc sâu xa từ châu Âu. Khi làm việc tại cửa hàng của mình, Ratnadevi nhớ lại khoảnh khắc mình bắt gặp những khách hàng cảm thấy bị cô lập, chán nản và chẳng bao giờ dám mặc áo cộc tay vì nó không đẹp.
Trong khi đó, nhìn vào những tấm hình quảng cáo, người mẫu có vóc dáng đồng hồ cát ở khắp mọi nơi. Điều này chẳng giúp ích được gì cho những người tự tị về vóc dáng to lớn.
Mẫu ngoại cỡ châu Á cần được công nhận và ủng hộ hơn. Ảnh: Catherhea Potjanaporn.
Việc phổ biến của thời trang ngoại cỡ được liên kết mật thiết với tính tích cực của cơ thể, nhằm thúc đẩy sự chấp nhận. Nhưng trên thực tế, cộng đồng người mẫu châu Á không cảm thấy được đại diện. Điều này càng khiến những định kiến bấy lâu khó được phá vỡ.
Ratnadevi kêu gọi mọi người: "Giữa nỗi sợ hãi về chất béo, sự phân biệt đối xử trên thị trường việc làm và những lời chỉ trích hàng ngày từ người lạ, chúng ta có đủ điều kiện để giải quyết hết".
Theo cô, béo phì có liên quan đến chứng trầm cảm trong nhiều năm nay. Thất bại trong việc kiểm soát cân nặng cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ tự tử ở phụ nữ. Tuy nhiên, cộng đồng thời trang ngoại cỡ sẽ tạo ra sự khác biệt lớn.
Ratnadevi thừa nhận sự đa dạng đang dần đến với ngành công nghiệp thời trang. Việc tạo điều kiện cho người mẫu ngoại cỡ ở địa phương đang thách thức các xu hướng hiện tại và là cách nên đi.
Nữ người mẫu ít mặc đồ nhất Châu Á được báo quốc tế gọi là nữ thần Zenny tên thật là Shin Jae Eun, cô sinh ngày 22/7/1991, cô là một người mẫu ảnh, mẫu nội y hot nhất xứ Kim Chi vì sở hữu vẻ đẹp như nữ thần. Người mẫu xinh đẹp đến từ Hàn Quốc có lượng người theo dõi khủng trên mạng xã hội với hơn 2.4 triệu lượt, và hàng trăm ngàn bình luận yêu...