Các đại biểu dự Đại hội Đảng XII viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sáng 20/1, trước giờ khai mạc phiên họp trù bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cùng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đến đặt vòng hoa và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ trên đường Bắc Sơn. (Ảnh: TTXVN)
Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”.
Trong giờ phút thiêng liêng, các đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Người đã hiến dâng cuộc đời mình vì độc lập của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân, Người đã đặt nền tảng tư tưởng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, đưa đất nước vững bước trên con đường đổi mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đại biểu nguyện một lòng đi theo con đường Người đã vạch ra, quyết tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tiếp đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cùng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, các đồng chí Trưởng đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đặt hoa và dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sĩ”.
(Ảnh: Anh Thế)
Sau đó, các đại biểu dự họp phiên trù bị của Đại hội tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) để bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu và thông qua quy chế làm việc, quy chế bầu cử tại Đại hội.
Video đang HOT
Đại hội sẽ chính thức khai mạc ngày mai, 21/1 và kéo dài đến 28/1. Đây là Đại hội thường kỳ, 5 năm tổ chức một lần.
Với 1.510 đại biểu, đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên cả nước, tham dự, Đại hội XII sẽ đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội 11 và nhìn lại chặng đường 30 năm đổi mới đất nước, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 5 năm tới.
Ông Đinh Thế Huynh – Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết chủ đề chính của Đại hội XII là “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Các đại biểu dự họp phiên trù bị của Đại hội tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình. (Ảnh: Anh Thế)
Đại hội lần này sẽ thảo luận, thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá 11; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương khoá 11; Báo cáo về tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng khoá 11 và đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng (nếu có); Báo cáo việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá 11 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Đại hội cũng bầu Ban chấp hành Trung ương khoá XII, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai kỳ Đại hội.
Phúc Hưng – Anh Thế
Theo Dantri
70 năm lịch sử vẻ vang, kết tinh sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Sáng nay, 6-1, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2016).
Dự Lễ kỷ niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh - nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân... Về phía khách quốc tế có Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào PanyYathotu; Chủ tịch Quốchội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin...
Các đại biểu Chào cờ trước khi bắt đầu lễ mít tinh kỷ niệm trọng thể 70 năm ngày tổng tuyển cử đầu tiên
Không ngừng đổi mới, hoàn thiện và lớn mạnh
Đọc diễn văn khai mạc buổi lễ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ôn lại lịch sử cách đây 70 năm, ngày 6-1-1946, chỉ sau 5 tháng giành được độc lập, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên trên khắp mọi miền của Tổ quốc, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến... đã nô nức tham gia cuộc tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội theo nguyên tắc dân chủ, trực tiếp và bỏ phiếu kín, bất chấp sự phá hoại điên cuồng của các thế lực xâm lược, chống đối.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, sự kiện trọng đại này đã đi vào lịch sử nước ta như một mốc son chói lọi, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của đất nước Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành công dân của một nước tự do, độc lập, tự quyết định vận mệnh của mình, tự lựa chọn và dựng xây chế độ Cộng hòa dân chủ. Nước ta chẳng những đã trở thành một quốc gia độc lập mà còn có cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, thay mặt nhân dân quyết định những công việc hệ trọng của đất nước.
"Thắng lợi của Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 là thắng lợi của tinh thần yêu nước, truyền thống giữ vững độc lập, tự do của dân tộc; thắng lợi của chính thể dân chủ cộng hòa lần đầu tiên được thiết lập trên đất nước Việt Nam; thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo" - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định.
Trải qua 70 năm, với 13 nhiệm kỳ hoạt động, Quốc hội đã không ngừng lớn mạnh, thực hiện các hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Các thế hệ ĐBQH luôn thể hiện và phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, phẩm chất, trí tuệ, xứng đáng là đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Nhiều đại biểu đã chiến đấu anh dũng, hy sinh, cống hiến, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, hoạt động lập pháp của Quốc hội có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng, kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu bức thiết của thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Hoạt động giám sát được tăng cường, tập trung vào những vấn đề bức xúc của đời sống, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thúc đẩy việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và các công trình, dự án quan trọng quốc gia... ngày càng được cải tiến, thực chất hơn, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ kỷ niệm
Hoạt động đối ngoại của Quốc hội được đẩy mạnh, mở rộng trên cả bình diện song phương và đa phương, đưa ngoại giao nghị viện đi vào chiều sâu, góp phần làm cho nhân dân thế giới và bạn bè quốc tế hiểu biết rõ hơn về đất nước, con người và nền văn hóa Việt Nam, nâng cao vai trò, vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế.
"Nhìn lại chặng đường 70 năm ra đời, phát triển và trưởng thành của Quốc hội Việt Nam, chúng ta nhận thấy, sự ra đời của Quốc hội là thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quốc hội luôn luôn là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước. Sự phát triển của Quốc hội là một quá trình liên tục kế thừa, không ngừng đổi mới và hoàn thiện cả về tổ chức và hoạt động, đáp ứng nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng..." - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nhấn mạnh.
Vẫn theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời gian tới yêu cầu đặt ra đối với Quốc hội Việt Nam là cần tập trung phát huy những thành tựu và kinh nghiệm của 70 năm qua, tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động để đáp ứng tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của đất nước
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gợi nhớ ngay từ những ngày đầu đất nước trong bối cảnh thù trong giặc ngoài, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng xung quanh Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, trao cho Quốc hội trọng trách ban hành Hiến pháp và lập nên các thiết chế của Nhà nước dân chủ nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định mỗi thành quả của Quốc hội là kết tinh sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh Quốc hội luôn gắn bó với nhân dân, mang trong mình sức mạnh của nhân dân, đồng hành cùng dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Mỗi bản Hiến pháp, mỗi đạo luật, mỗi nghị quyết, mỗi quyết định quan trọng của Quốc hội luôn gắn liền với vận mệnh của quốc gia, dân tộc, là sự kết hợp nhuần nhuyễn "ý Đảng, lòng Dân". Mỗi thành quả của Quốc hội là kết tinh sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, kỷ niệm 70 năm ngày tổng tuyển cử đầu tiên, mỗi chúng ta có quyền tự hào về truyền thống vẻ vang đó và tin tưởng vào sự vững vàng của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội; đồng thời đây cũng là dịp để ôn lại những chặng đường lịch sử đã đi qua, kế thừa, phát triển những giá trị tinh hoa, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc phát triển đất nước và sự mong đợi của nhân dân.
Thay mặt Quốc hội bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến toàn thể Quốc dân đồng bào trong suốt 70 năm qua đã luôn tin tưởng, trao cho Quốc hội trách nhiệm thực hiện quyền lực nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng xúc động nói: "Với truyền thống và kinh nghiệm tích lũy qua 70 năm, với ý thức trách nhiệm trước nhân dân và tiền đồ của đất nước, nhất định Quốc hội chúng ta sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân".
Theo_An ninh thủ đô
Người Việt Nam lần đầu đi bầu cử 70 năm trước Sáng 6/1/1946, người dân cả nước thức dậy sớm, ăn mặc chỉnh tề, tự tay cầm lá phiếu, thực hiện quyền công dân nước tự do độc lập. Ngay khi nước nhà giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị tổ chức tổng tuyển cử càng sớm càng tốt để bầu ra Quốc hội. Cuộc bầu cử do công dân Việt...