Các đặc phái viên Mỹ, Nhật, Hàn điện đàm về Triều Tiên
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 17/1, Phó Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Joe Biden về Triều Tiên Jung Pak đã có cuộc điện đàm với hai người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc, tham vấn và phối hợp phản ứng liên quan các hành động của Triều Tiên.
Phó Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Joe Biden về Triều Tiên Jung Pak. Ảnh: koreatimes.co.kr
Tờ Military Times cùng ngày dẫn các nguồn tin cho biết, Mỹ và Nhật Bản, Hàn Quốc đã tổ chức cuộc tập trận hải quân hỗn hợp trong các ngày từ 15-17/1. Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết tham gia cuộc tập trận hỗn hợp có 9 tàu chiến, bao gồm tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ và các tàu khu trục lớp Aegis của Hàn Quốc và Nhật Bản. Giới quan sát quân sự nhận định đây là một trong những cuộc tập trận hải quân có quy mô lớn nhất từ trước đến nay giữa ba nước nói trên.
Cuộc tập trận này diễn ra sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố hủy bỏ cam kết lâu dài về tiến trình hòa bình thống nhất với Hàn Quốc, đồng thời sửa đổi lại Hiến pháp của Triều Tiên để loại bỏ ý tưởng về việc tiến tới một quốc gia thống nhất giữa hai miền Triều Tiên vốn bị chia cắt kể từ sau chiến tranh liên Triều. Trước đó, hôm 14/1 vừa qua, Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo đầu tiên trong năm nay. Nước này cũng quyết định đóng cửa các cơ quan phụ trách vấn đề liên Triều và nhà lãnh đạo Kim Jong Un kêu gọi thực hiện các biện pháp pháp lý nhằm xác định lại mối quan hệ đối với Hàn Quốc.
Video đang HOT
Trong diễn biến cùng ngày, Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc (MOIS) tuyên bố sẽ tiến hành kiểm tra đặc biệt khẩn cấp các cơ sở phát sóng và sơ tán sau các hoạt động pháo kích gần đây của Triều Tiên ở khu vực biên giới phía Tây nhằm có thể nhanh chóng thông báo diễn biến tình hình cho người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Theo phóng viên TTXVN tại Soeul, MOIS sẽ thành lập một nhóm thanh tra chung gồm 29 thành viên với 3 tỉnh là thành phố Incheon, các tỉnh Kyunggi và Gangwon, do thanh tra dân sự quốc phòng làm trưởng ban, để tiến hành các cuộc kiểm tra đặc biệt cho đến ngày 31/1, chủ yếu ở các khu vực biên giới. Dựa trên kết quả thanh tra đặc biệt, MOIS có kế hoạch xác định cơ sở vật chất và các vấn đề cần bảo trì kịp thời, từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến.
Ngoài ra, MOIS sẽ đầu tư khoảng 5,4 tỷ won (4 triệu USD) xây dựng 63 cơ sở phòng thủ dân sự mới trong năm nay để bảo vệ người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Trước đó, trong một tình huống khẩn cấp phải sơ tán vào ngày 9/1 vừa qua, nhiều người dân ở đảo Yeonpyeong không thể nghe được thông báo từ chính quyền do loa hỏng và thiết bị cũ kỹ.
Phái viên hạt nhân Hàn-Mỹ-Nhật điện đàm sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
Theo hãng tin Yonhap, ngày 12/7, các phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã có cuộc điện đàm sau khi Triều Tiên phóng một tên lửa tầm xa ra biển.
Người dân theo dõi bản tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên trên truyền hình ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 12/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết trong cuộc điện đàm, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Hàn Quốc Kim Gunn cùng người đồng cấp Mỹ Sung Kim và người đồng cấp Nhật Bản Takehiro Funakoshi cho rằng động thái của Triều Tiên vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Ba bên cũng nhất trí phản ứng cứng rắn đối với các hành động họ cho là mang tính "khiêu khích" của Triều Tiên, dựa trên phòng thủ chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, cũng như hợp tác an ninh giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản. |
Cùng ngày, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol kêu gọi thiết lập một thế trận an ninh tập thể mạnh mẽ cùng với Nhật Bản, Australia và New Zealand (còn gọi là nhóm AP4) sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Tổng thống Yoon Suk Yeol đưa ra kêu gọi trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo thuộc nhóm AP4 bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang diễn ra ở Litva. Ông cho rằng nhóm AP4 nên liên kết với NATO để thiết lập một thế trận an ninh tập thể mạnh mẽ góp phần bảo đảm an ninh khu vực ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng bày tỏ hy vọng cùng 3 quốc gia khác trong AP4 phản ứng đối với vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Thủ tướng Australia Anthony Albanese nhấn mạnh Australia "đứng về phía Hàn Quốc vào thời điểm này". Trong khi đó, Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins lưu ý rằng các nhà lãnh đạo nhóm họp "vào một thời điểm rất thách thức đối với thế giới", trong đó đề cập cuộc xung đột ở Ukraine.
Trước đó cùng ngày, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) thông báo phát hiện tên lửa được phóng từ một khu vực trong hoặc xung quanh thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên vào lúc 10h (giờ địa phương). Tên lửa đạn đạo này đã bay xa khoảng 1.000km trước khi rơi xuống biển.
Hàn Quốc và Nhật Bản công bố dữ liệu liên quan vụ phóng tên lửa của Triều Tiên Theo hãng tin Yonhap, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) đã tăng cường mức cảnh giác cao sau vụ việc Triều Tiên phóng vật thể bay được cho là "tên lửa đạn đạo" sáng 18/12. Người dân theo dõi bản tin truyền hình ở Seoul, Hàn Quốc về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, ngày 18/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN...