Các cường quốc lập kế hoạch ‘thế chỗ’ sau khi Mỹ rút khỏi Syria
Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang chuẩn bị cho những kế hoạch mới, dự kiến thực hiện ngay sau khi Mỹ hoàn thành rút quân khỏi Syria.
Cục diện Syria và khu vực sẽ có nhiều thay đổi sau khi Mỹ rút quân. Ảnh minh hoạ: Sputnik
Sau khi ông Donald Trump tuyên bố rút khoảng 2.000 lính Mỹ khỏi miền Đông Syria, thế trận cuộc chiến đã có nhiều thay đổi. Đột nhiên, tất cả các bên liên quan đều muốn tính toán, cân nhắc kỹ càng khi năm 2019 đến.
Cuối năm 2018, các nhà lãnh đạo của lực lượng người Kurd – đồng minh của Mỹ đã bay tới Damascus để đàm phán với quân đội chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Về phần mình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã quyết định rút khỏi chiến trường miền Bắc Syria chỉ vài tuần trước đó.
Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã trao đổi với ông Trump, mong muốn làm chậm tiến trình rút quân, lưu ý rằng đối thủ của Mỹ và Israel – một đồng minh của ông Assad sẽ được hưởng lợi từ động thái này (Iran).
Một nguồn tin của Israel sau đó nói với Axios rằng nước này sẽ “tiếp tục các cuộc không kích chống lại mục tiêu của Iran ở Syria bất kể chính sách của Mỹ thay đổi ra sao. “Chúng tôi khẳng định quan điểm này và đó là một thông điệp cho người Iran rằng chúng tôi sẽ không từ bỏ”, nguồn tin nhấn mạnh.
Đến ngày 2/1 vừa qua, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders nói rằng việc Mỹ rút quân không có nghĩa là chấm dứt chiến dịch tại Syria, lưu ý rằng Washington sẽ tiếp tục bảo vệ người Kurd đang đấu tranh chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn của Sputnik hôm 3/1, ông Peter Ford – cựu đại sứ Vương quốc Anh tại Syria đã dự đoán tình hình khu vực trong vài tháng tới, và đánh giá rằng liệu Mỹ có thực sự rời khỏi Syria hay không. Ông Ford bác bỏ ý tưởng rằng Tổng thống Trump sẽ thay đổi suy nghĩ về việc rút quân, khẳng định điều đó chắc chắn “sẽ xảy ra” cho dù phải mất 60 ngày hay 6 tháng. Sau đó, ông giải thích rằng lý do các quan chức Lầu Năm Góc muốn kéo dài thời gian rút quân là vì họ muốn lấy lại vũ khí mà họ đã cung cấp cho lực lượng dân quân người Kurd trong khu vực.
“Thời điểm chính xác không còn quan trọng nữa. Mọi người có thể bắt đầu tính toán ngay bây giờ – họ đã sẵn sàng. Người Kurd đang thảo luận sâu với Damascus và với Moscow về tương lai của họ. Người Thổ Nhĩ Kỳ đang trì hoãn, theo hiểu biết rằng cuối cùng Mỹ sẽ rút, rằng lực lượng dân quân người Kurd được Mỹ sẽ tự mình rời khỏi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ”.
Tất nhiên, các lực lượng Mỹ sẽ không “đi quá xa” Syria. Trên thực tế, Mỹ đã và đang xây dựng hai cơ sở mới tại tỉnh Anbar của Iraq, chỉ cách biên giới Syria khoảng gần 100 km.
Bên cạnh đó, ông Ford cũng bác bỏ những gì mà “tất cả các nhà phê bình Washington đang nói”, trong đó cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiêu diệt người Kurd ở Syria. “Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không ngốc nghếch. Ngay cả khi tất cả các lực lượng Mỹ đã rút lui họ cũng không làm như vậy vì có thể họ sẽ bị lên án tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, kèm theo đó là các biện pháp trừng phạt. Theo ông Ford, nhiều khả năng người Kurd đã thảo luận với chính quyền Damascus về việc tự giải tán, tự rời khỏi khu vực gần Thổ Nhĩ Kỳ.
“Đây chính xác là những gì mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan muốn – thực tế, ông ấy đã nói điều này! Mọi người chỉ không lắng nghe thôi”, ông Ford cho hay.
Tuy nhiên, cựu nhà ngoại giao bác bỏ ý tưởng về một quốc gia mới do người Kurd tự trị ở Syria sau chiến tranh, lưu ý rằng cách duy nhất một “đất nước” như vậy có thể ra đời là các lực lượng Mỹ vẫn ở trong khu vực.
Những bình luận của ông Ford khá tương đồng với những ý kiến được đưa ra vào cuối tháng 12/2018 bởi đại sứ Iran tại Iraq Iraj Masjedi. Ông Masjedi nói: “Chính sách chiến lược của Mỹ là dựa trên việc sự bất ổn và khủng hoảng trong khu vực. Đó là lý do mà Washington tạo ra trở ngại cho các nỗ lực thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực”. Ông Masjedi sau đó khẳng định các quốc gia trong khu vực có khả năng tự bảo vệ mình mà không cần sự trợ giúp của quân đội nước ngoài.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Sputnik)
Theo Doisongphapluat
Mỹ rút quân khỏi Syria: "Quyết định đúng nhưng sai thời điểm"
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc rút quân khỏi Syria đang gây nhiều tranh cãi khi các nghị sĩ Mỹ đồng loạt lên tiếng chỉ trích trong khi người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ cũng tuyên bố từ chức vì bất đồng quan điểm.
Tổng thống Mỹ Dnald Trump (Ảnh: Reuters)
Trong một động thái khá bất ngờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước tuyên bố bắt đầu rút quân khỏi Syriasau 4 năm tham gia chiến dịch quân sự chống khủng bố ở đây. Trong khi vẫn còn nhiều tranh cãi về quyết định này, Reuters dẫn bình luận của giới chuyên gia cho rằng, đây là một quyết định đúng đắn nhưng sai cách, sai thời điểm và thậm chí có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
Quân đội Mỹ bắt đầu mở rộng hiện diện ở Trung Đông kể từ năm 2003. Trong đó, chiến dịch quân sự ở Iraq có thể coi là chiến dịch ngốn nhiều tiền của nhất trong lịch sử Mỹ. Kể từ năm 2008, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama và hiện giờ đến lượt ông Donald Trump bắt đầu quyết định để quân đội Mỹ "rút chân" khỏi chiến trường này.
Ông Obama tuyên bố chuyển hướng chính sách với việc xoay trục sang châu Á, tập trung kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chính quyền của ông Trump năm ngoái cũng tuyên bố tiếp tục mở rộng chính sách tái cân bằng này nhằm ưu tiên kiềm chế Nga và Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc xoay trục không hề dễ dàng khi Mỹ đã dấn quá sâu vào vũng lầy Iraq, Syria và Afghanistan. Năm 2011, ông Obama lệnh rút hiện diện quân sự của Mỹ ở Iraq, song điều đó đồng nghĩa với việc Washington phải "bỏ rơi" các nhóm vũ trang dòng Sunni đã giúp quân đội Mỹ đánh bại khủng bố al-Qaeda. Tàn dư của al-Qaeda sau đó đã tìm cách trỗi dậy ở Syria và dẫn đến sự ra đời của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Lực lượng này đã chiếm quyền kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn ở cả Iraq và Syria. Chính quyền của ông Obama khi đó quyết định bắt đầu chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria, mở đầu bằng các cuộc không kích, sau đó là đưa lực lượng trên bộ đến Syria.
Quyết định đột ngột của ông Trump về việc rút quân khỏi Syria có thể phản tác dụng. (Ảnh: Reuters)
Hiện giờ, ông Trump muốn rút quân khỏi Syria, mong muốn này hoàn toàn những người tiền nhiệm, nhưng cách mà ông đưa ra quyết định có thể phản tác dụng. Yếu tố bất ngờ có thể là công cụ để loại bỏ đối thủ, nhưng quyết định này của ông Trump dường như chỉ khiến cho các đồng minh, đối tác của Mỹ lúng túng, hoang mang và ngờ vực.
Mỹ dẫn đầu một liên minh quân sự gồm hàng chục quốc gia với chung mục tiêu chống khủng bố ở Syrira, nhưng không một thành viên nào trong liên minh được tham vấn trước về quyết định rút quân của Washington. Một số nước láng giềng của Syria, đáng chú ý là Israel và Iraq, có thể sẽ bị tác động tiêu cực. Tuy nhiên, bị ảnh hưởng nhiều nhất và ngay lập tức chính là các đối tác của Mỹ hiện diện trong lãnh thổ Syria như lực lượng vũ trang người Kurd, lực lượng Dân chủ Syria (phe đối lập với chính phủ Syria).
Điều kiện tối thiểu để rút quân khỏi Syria gắn liền với uy tín và danh dự của Mỹ đó là phải hỗ trợ các đồng minh người Kurd đàm phán một thỏa thuận với chính quyền Syria (và với Thổ Nhĩ Kỳ) để họ có được cơ chế tự trị nhất định, cho phép họ tiếp tục bảo vệ cộng đồng của mình và chống khủng bố IS ở miền đông Syria. Ngược lại, bỏ rơi họ đối đầu với các thế lực khác sẽ là một thất bại nặng nề của Mỹ.
Một nạn nhân khác hứng chịu hậu quả từ quyết định này chính là các cuộc hòa đàm ở Afghanistan. Giới chức Mỹ đang tiến hành các cuộc hòa đàm với lực lượng Taliban nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Afghanistan. Tuy nhiên, quyết định rút quân đột ngột khỏi Syria và Afghanistan của ông Trump có thể khiến các cuộc hòa đàm đổ vỡ.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Quan hệ quân sự Mỹ - Trung sẽ căng thẳng hơn dưới thời quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan? Ngày 2.1.2019, ông Patrick Shanahan, người vừa được ông Donald Trump trao giữ chức quyền Bộ trưởng Quốc phòng thay ông James Mattis từ chức hôm 1.1, lần đầu tiên phát biểu trên cương vị mới đã nhấn mạnh: Trung Quốc là trọng điểm ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Ông Patrick Shanahan lặp đi lặp lại "Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc"...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những thời khắc đen tối nhất của thị trường chứng khoán kể từ những năm 1920 đến nay

Nhiều du học sinh tại Mỹ bị tước thị thực

Hải quân Mỹ tiết lộ tầm bay của dòng tiêm kích thế hệ thứ sáu F/A-XX

Cơ hội thắng cử nhiệm kỳ 3 giữa ông Donald Trump và ông Obama

Sức khỏe của Giáo hoàng Francis khởi sắc

Nhóm yakuza lớn nhất Nhật Bản cam kết chấm dứt cuộc chiến băng nhóm

Houthi tấn công 2 tàu chiến Mỹ ở biển Đỏ?

Đã hồi sinh được sói trắng tuyệt chủng từ Kỷ băng hà

Mỹ nêu lý do đánh thuế cả đảo chỉ có chim cánh cụt sinh sống

Ông Trump lên kế hoạch diễu binh để mừng sinh nhật lần thứ 79?

Hàng loạt tỉ phú Mỹ quay lưng với ông Trump về chính sách thuế

Ông Trump nói Mỹ 'đang đàm phán trực tiếp' với Iran về thỏa thuận hạt nhân
Có thể bạn quan tâm

Ngày mừng nhà mới, em gái đưa tờ di chúc, đọc xong mà tôi ú ớ 1 câu rồi nằm vật ra giường, lúc tỉnh dậy đã trong bệnh viện
Góc tâm tình
12:02:56 09/04/2025
Bị phản ánh trừng mắt với bệnh nhân, bệnh viện nói do nhân viên bị chứng lồi mắt
Tin nổi bật
11:50:29 09/04/2025
Bắt giữ người đi xe máy chặn đầu ô tô, nhặt gạch đá đập vỡ kính
Pháp luật
11:40:50 09/04/2025
Jennie gây tranh cãi khi ngày càng ăn mặc hở bạo, gợi cảm
Phong cách sao
11:32:21 09/04/2025
Declan Rice đi vào lịch sử sau khi giúp Arsenal thắng 3-0 trước Real Madrid
Sao thể thao
11:18:47 09/04/2025
"Đi đủ Về đủ": Đoạn clip 110 chiến sĩ Việt Nam bước xuống máy bay khiến hàng triệu người xúc động
Netizen
11:16:27 09/04/2025
2 tháng sau khi Từ Hy Viên qua đời: Gia đình ngày càng suy sụp, chồng cũ giàu gấp bội, gấp rút cưới vợ mới
Sao châu á
11:15:23 09/04/2025
Quỳnh Lương lộ tình trạng hiện tại với Tiến Phát sau khi thừa nhận không còn ở quê chồng
Sao việt
11:12:13 09/04/2025
7 cách tẩy da chết toàn thân bằng nguyên liệu tự nhiên
Làm đẹp
11:05:20 09/04/2025
Thị trấn chứa 72.000 tấn kim cương: Tại sao hơn 1.100 năm mà không ai khai thác?
Lạ vui
11:03:29 09/04/2025