Các cường quốc đồng loạt lên án đảo chính quân sự ở Thái Lan
Cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan ngày 22.5 bị các cường quốc Mỹ, Đức, Pháp… mạnh mẽ lên án, chỉ trích, trong đó, Lầu Năm góc thậm chí tuyên bố xem xét lại quan hệ quân sự với nước này.
Hãng tin BBC đưa tin, Mỹ dẫn đầu làn sóng chỉ trích, lên án quốc tế đối với cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan ngay sau khi Tư lệnh Lục quân nước này, Tướng Prayuth Chan-ocha lên sóng truyền hình trực tiếp tuyên bố, các lực lượng vũ trang đã nắm quyền kiểm soát chính phủ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lên án cuộc đảo chính của quân đội Thái Lan.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố “không có lời biện minh nào” cho hành động đảo chính quân sự và cảnh báo có thể sẽ cắt 10 triệu USD viện trợ cho Thái Lan: “Hành động này sẽ tác động tiêu cực lên mối quan hệ Mỹ – Thái Lan, đặc biệt là mối quan hệ của chúng tôi với quân đội Thái. Chúng tôi đang xem xét lại mối quan hệ quân sự của chúng tôi trong đó bao gồm các cam kết và hỗ trợ, trên cơ sở phù hợp với luật pháp Mỹ”.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren cũng xác nhận, quân đội Mỹ đang xem xét lại quan hệ quân sự với Thái Lan, bao gồm cả cuộc tập trận đang diễn ra tại nước này với sự tham gia của khoảng 700 binh sĩ Mỹ.
Quân đội Thái xuất hiện dày đặc trên đường phố trong đêm đầu tiên áp đặt lệnh giới nghiêm (22.5).
Một loạt các quốc gia châu Âu và châu Á cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan.
Anh kêu gọi “tất cả các bên dẹp bỏ mâu thuẫn, bất đồng sang một bên và tuân thủ các giá trị của nền dân chủ cũng như các quy định của pháp luật”.
Ngoại trưởng Đức, Tổng thống Pháp mạnh mẽ lên án cuộc đảo chính. Ngoại trưởng Nhật Bản nhấn mạnh, hành động đảo chính là “đáng tiếc”, Singapore đề nghị tất cả các bên nỗ lực tránh kích động bạo lực.
Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) mà Thái Lan là thành viên cũng bày tỏ “quan ngại sâu sắc”.
Nhiều người ủng hộ chính phủ đã rơi lệ sau khi quân đội tiến hành đảo chính, lật đổ chính phủ.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ quan ngại trước hành động đảo chính ở Thái Lan, đồng thời thúc giục giới lãnh đạo Thái Lan nhanh chóng đảm bảo các nguyên tắc dân chủ, hợp hiến.
Sau tuyên bố đảo chính, Thái Lan đang bắt đầu áp đặt lệnh giới nghiêm. Bangkok cho đến nay vẫn khá yên ắng. Một điểm nóng ở ngoại ô phía tây thủ đô Bangkok bị lo ngại dễ xảy ra bạo lực là trại tập trung người biểu tình Áo Đỏ ủng hộ chính phủ. Tuy nhiên, người biểu tình Áo Đỏ đêm qua đã tụ tập hòa bình, không hề xảy ra tình trạng lộn xộn, bạo lực.
Video đang HOT
Theo Dân Việt
Đảo chính ở Thái Lan: Tất cả đài truyền hình bị ngừng phát sóng
Cuộc đảo chính của quân đội Thái Lan hôm 22/5 đã buộc tất cả các đài truyền hình và phát thanh ngừng phát sóng chương trình như thường lệ để đưa tin đảo chính, còn người biểu tình gói ghém đồ đạc tư trang để trở về.
Tổng tư lệnh quân đội Hoàng gia Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha đã tuyên bố "tịch thu" quyền kiểm soát của chính phủ Thái Lan kể từ lúc 16h30 ngày 22/5 nhằm "vãn hồi trật tự và thúc đẩy cải cách" ở quốc gia này.
Theo phát ngôn viên quân đội Thái Lan, việc tất cả các đài truyền hình và phát thanh phải hoãn phát sóng những chương trình đã lên lịch nhằm đảm bảo "thông tin chính xác được truyền tải tới người dân".
Các binh sĩ Thái Lan giải tán đoàn khu vực biểu tình của phe ủng hộ chính phủ UDD tại quận Tawee Wattan, Bangkok sau khi quân đội tuyên bố đảo chính.
Thậm chí, toàn bộ các kênh truyền hình tại Thái Lan bao gồm các kênh nước ngoài như CNN, BBC và CNBC cũng chỉ được phát đoạn thông báo ngắn gọn về việc quân đội nắm quyền kiểm soát chính phủ. Giữa các bản tin, trên màn hình tivi sẽ xuất hiện hàng loạt biểu tượng của các lực lượng vũ trang Thái Lan và phát các bài hát yêu nước.
Hãng thông tấn cho hay Tướng Prayut khẳng định rằng các lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ khôi phục nền ổn định quốc gia sau gần 7 tháng làn sóng biểu tình chính trị bùng phát dữ dội tại thủ đô Bangkok.
Tin đồn về việc quân đội Thái Lan sắp tiến hành một cuộc đảo chính bắt đầu xuất hiện hôm 20/5 sau khi Tướng Prayut tuyên bố tình trạng thiết quân luật. Theo Tướng Prayut, ông quyết định áp dụng thiết quân luật để ngăn chặn căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang vượt ngoài tầm kiểm soát.
Hình ảnh quân đội Thái Lan triển khai lực lượng, người biểu tình dọn dẹp tư trang về nhà sau tuyến bố đảo chính hôm 22/5:
Quân đội Thái Lan được triển khai đảm bảo an ninh sau tuyên bố đảo chính.
Quân đội bảo vệ an ninh tại khu vực người biểu tình chống chính phủ lên xe trở về nhà.
Binh sĩ đứng canh trước tượng đài Dân chủ tại Bangkok.
Một binh sĩ đứng canh tại tòa nhà Tướng Prayuth Chan-ocha tổ chức cuộc họp với tất cả đại diện đảng phái chính trị trước khi tuyên bố đảo chính.
Binh sĩ Thái Lan làm nhiệm vụ tại thủ đô Bangkok sau khi Tướng quân đội tuyên bố đảo chính.
Người dân trò chuyện cùng các binh sĩ đứng gác gần khu vực đoàn biểu tình ủng hộ chính phủ.
Một binh sĩ nắm tay người biểu tình ủng hộ chính phủ tại ngoại ô Bangkok
Chốt chặn tại các ngã tư
Phút nghỉ giải lao của các binh sĩ.
Người biểu tình gói ghém tư trang quay trở về nhà sau tuyên bố đảo chính của quân đội.
Quân đội giám sát khu vực đoàn biểu tình "Áo đỏ".
Người ủng hộ đảng UDD quỳ lạy khi quân đội dẹp khu vực tổ chức biểu tình trên đường Utthayarn.
Quân đội nhanh chóng vào vị trí nhận nhiệm vụ.
Đoàn biểu tình chống chính phủ thu gọn đồ đạc trên đường Chaeng Wattana trở về nhà.
Giao thông rối loạn sau tin đảo chính.
Người biểu tình quay trở về nhà.
Theo Infonet
Nga liên tiếp tung đòn choáng váng Nga có kế hoạch xây tới 8 nhà máy hạt nhân cho Iran, Nga cân nhắc hủy bỏ một hợp đồng trị giá 3,4 tỉ USD với Canada, Nga nhăm nhe đáp trả vụ danh sách Magnitsky của Mỹ... Đây được xem là những "đòn trả đũa" liên tiếp mà Moscow sắp sửa tung ra nhằm vào phương Tây. Điều này có thể...